Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (2)

Thứ năm - 14/07/2016 06:10
Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn nhẹ nhàng đầy chất thơ thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý nghĩa sâu xa nồng đượm. Nhà văn Nguyễn Thánh Long đã thành công lớn trong cách xây dựng nhân vật, từng bước từng bước để các nhân vật xuất hiện mỗi lúc mỗi rõ rệt hơn với những đường nét độc đáo gây được ấn tượng sâu sắc với người đọc. Nhiều người đều xem đây là bài ca ca ngợi cuộc sống và tình người sâu đậm.
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là cốt truyện đơn giản xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm thước, ở Sa Pa một nơi có khung cảnh thiên nhiên đẹp như những bức tranh. Cuộc gặp gỡ ấy tuy ngắn ngủi - chưa đầy ba mươi phút đồng hồ - tại một vùng đất mà địa danh gợi nhớ đến sự nghỉ ngơi nhưng lại gây nên xôn xao trong lòng biết bao người đọc vì hình ảnh của những con người biết sống đẹp đã âm thầm hiến dâng cuộc đời mình cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước.
 
Gây một cảm xúc mạnh mẽ nhất trong lòng người đọc là anh thanh niên, nhân vật chính trong truyện. Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo  nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phuc vụ chiến đấu. Cái gì đã giúp anh có thể vượt lên được hoàn cảnh, làm việc một cách cô đơn, vắng vẻ ấy; Trước hết đó là do ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là hữu ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh suy nghĩ. Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại gọi một mình được. Huống chi việc của ta lại gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia.
 
Không chỉ tìm vui trong công việc của mình, anh còn có một nguồn vui khác đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người bạn để tâm tình, trò chuyện. Ngoài giờ lam việc, anh tổ chức sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật là ngăn nắp, chủ động: nào trồng hoa, nào nuôi gà, tự học và đọc sách.
 
Dẫu là một người vô danh (nhà văn không đặt tên cho nhân vật của mình hẳn là dụng ý) nhưng anh thực là một con người với tất cả sắc thái ý nghĩa tốt đẹp của danh từ ấy bởi vì anh đã sống với ý thức trách nhiệm đầy đủ của con ngươi
 
Thật là thú vị khi nhà văn đưa vào truyện một vườn hoa đủ loại: hoa mẫu đơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, tạo nên màu sắc rực rỡ trong bó hoa đẹp của anh
 
Đó đâu chỉ là hoa của đất trời. Đó còn là tinh hoa phát tiết của cuộc đời, là tâm hồn của chính anh. Bởi thế, anh đã hào phóng tặng nó cho mọi người; cho ông họa sĩ sắp về hưu, cho cô kĩ sư trẻ mới tốt nghiệp ra trường hình như có cả lời nhắn nhủ hãy sống tốt đẹp, hãy đến với mọi người bằng tất cả ánh hoa phát tiết của tâm hồn mình.
 
Các nhân vật còn lại, mỗi người mỗi vẻ nhưng tất cả đều đáng yêu, đáng quý trọng.
Ông họa sĩ già sắp về hưu, trong những năm tháng cuối cùng của cuộc săn tìm cái đẹp vẫn không mệt mỏi tìm kiếm.
 
Cô kĩ sư trẻ mới tốt nghiệp ra trường đang hăm hở lo âu trước ngưỡng cửa cuộc đời. Trong cuộc gặp gỡ tốt lành này, sau khi nhận được bó hoa tươi của anh cán bộ khí tượng trao tặng, cô đã cảm thấy “bàng hoàng”. Hình như cô đã nhận ra rằng: cuộc sống vẫn tốt đẹp lắm vì trong đời sống vẫn có bao nhiêu người tốt. Hãy sống cho có ý nghĩa với công việc của mình, với mọi người bằng tất cá những gì tốt đẹp nhất của mình.
 
Lặng lẽ Sa Pa là một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi mà đầy thú vị vì đó là cuộc gặp gỡ của những con người trong sáng, nhân hậu, đặc biệt là có đời sống tinh thần phong phú và cao đẹp. Cũng có thể nói cuộc gặp gỡ ấy kéo dài vô tận vì âm vang tác động của truyện đối với mỗi người rất lớn lao.
 
Với lời kể chuyện duyên dáng về những sự việc, những con người bình thường vẫn diễn ra trong cuộc sống bình thường này, nhà văn như nnốn nói với người đọc: Trong cái lặng im của Sa Pa... có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. Đặc biệt là qua câu chuyện về anh thanh niên, nhà văn cũng gợi ra vấn đề ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác dù trong hoàn cảnh đơn độc và vắng lặng quanh năm, con người vẫn tìm thấy ý nghĩa của công việc và cuộc sống của mình.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây