Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời di vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả không chài cá
Vườn rộng, rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta.
Một phần lớn thơ Nguyễn Khuyến đượm đầy dáng dấp trào phúng khi nhà thơ nói về mình, đành rồi, mà cả khi nói về bạn thân sơ hay tình bạn đằm thắm, thắm thiết chân thành luôn luôn là thấy thấp thoáng một nụ cười của nhà thơ, một nụ cười thông minh và ý nhị, cũng là nụ cười cúa một nhà hiền triết.
Bởi vậy bài thơ này bộc lộ tình cảm của tác giả một cách cởi mở, vui đùa mà chân thành thắm thiết.
Mở đầu bài thơ là nỗi vui mừng lâu ngày mới gặp lại bạn. Cách vào đề của nhà thơ hết sức tự nhiên. Câu đầu: Đã bấy lâu nay bác tới nhà vừa như một thông báo vừa bộc lộ một tình cảm vui mừng, thân mật lại tỏ ý trân trọng, quý mến đối với bạn mình.
Câu thơ kế chuyển giọng nói đến hoàn cảnh khó khăn và sự lúng túng của mình khi tiếp đãi bạn: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Cách nói của nhà thơ vừa tế nhị vừa dí dỏm cho thấy trong tình huống ấy tất phải tiếp đãi hạn theo kiểu cây nhà lá vườn của mình. Nhà thơ đã cường điệu hóa hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn của mình đến nỗi cái gì cùng không có:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vươn rộng, rào thưa, khó đuổi gà
Cái chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Chợ thời xa, trẻ thời đi vắng, cải, cà, bầu, mướp, gà, cá... đều không sẵn. Lời thơ trôi chảy, tự nhiên như lời nói. Sự khó khăn, thiếu thốn nhiều nỗi mà không đơn điệu. Bao thứ ngon lành, sang trọng đều có cả đấy nhưng cá không bắt được vì ao nước cá, gà không đuổi được vì vườn rộng, rào thưa. Cả rau quả thông thường thì vườn nhà cũng có sẵn, khốn nỗi, cà mướp mới có nụ và đang hoa, cái chưa thành cây, bầu vừa rụng rốn. Tác giả kể lể, phân bua về hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn của mình lan sang cả câu thứ bảy:
Đầu trò tiếp khách trầu không có.
Câu này khép lại nội dung đã được phân bua ở trên. Bạn thân lâu ngàv mới gặp, từ các món sang trọng một chút như cá, gà đến các món tầm thường như cải, cá, mướp cho chí đến miếng trầu làm đầu câu chuyện cũng không có nốt. Nhà thơ nói nhiều đến những cái không có để làm nổi bật một cái có thiêng liêng, cao quý đó chính là tình bạn chân tình, thắm thiết. Bạn đến chơi nhà lâu ngày mới gặp, chẳng có gì để tiếp đãi bạn nhưng chỉ có tình bạn của tôi với bác là đủ thay cho mọi thứ không có đã nói bên trên;
Bác đến chơi đây ta với ta.
Ba tiếng: Ta với ta trong bài thơ gợi ta nhớ đến câu kết bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Tuy nhiên ta với ta trong câu thơ của Bà Huyện là một mình với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên, trời đất mênh mông hoang vắng giữa nơi xứ xa, còn ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là tôi với bác, là chúng ta với nhau. Từ ta lặp lại, chồng chất lên nhau nâng đỡ và bổ sung làm tăng trọng lượng cho nhau, thể hiện một tình cảm gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong bài thơ của Nguyễn Khuyến đúng là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm, tri kỉ. Đại từ ta trong bài thơ có nghĩa là chúng ta, khách với chủ, bạn với mình đều là ta cả nghĩa là bạn với mình tuy hai mà là một, mình với bạn tuy một mà là hai. Đúng là chí tình biết mấy!
Bạn lâu ngày mới đến chơi nhà, tuy mọi thứ dùng dể tiếp đãi bạn đều không có sẵn nhưng dã có bạn, có ta là đã có tất cả: Tình bạn là điều quý nhất. Không có của cải vật chất nào có thể so sánh được. Bài thơ trong sáng, đẹp đẽ và cao quý như tình bạn ấy vậy.
Ta còn nhớ rằng trong một lần khóc bạn, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã viết:
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua, không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn!
Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ này và cả bài thơ trên đều xuất phát từ tấm lòng chất phác, chân thành của nhà thơ.
Tóm lại, Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ đặc sắc của Nguyễn Khuyến viết về tình bạn. Phía sau từng câu thơ ta như thấy được thấp thoáng đâu đây nụ cười nhã đạm, hóm hỉnh, thâm trầm của nhà thơ. Phê bình bài thơ này về nhiều mặt, nhà văn Ngô Tất Tố đã nhận xét: Nếu không phải là tay văn chương lão luyện thì không đặt nổi. Phải chăng điểm đặc sắc nhất của bài thơ là tài nghệ vận dụng đưa tiếng nói hàng ngày của người nông dân lao động vào thơ ca một cách tự nhiên, giản dị, trong sáng và đầy chất thơ như thế.