Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích truyện cười “Ông huyện thanh liêm”

Thứ năm - 28/12/2017 06:57
Nghe hoặc đọc truyện cười “Ông huyện thanh liêm”, ta cứ vẩn vơ nghĩ, vẩn vơ tự hỏi: “Cái làng nọ sau khi đem biếu quan huyện một con chuột cống thật to, ruột đặc, toàn bằng bạc có thắng kiện không?”
Mọi lễ vật mang đến biếu, đến tạ, quan đều “gạt đi hết”, còn bà huyện thì “chối đây đẩy” vì sợ “ông ấy rầy rà”.
 
Thói đời “miệng quan, trôn trẻ”, “của vào quan như than vào lò”. Vì thế, dân làng “nằn nì” mãi, nên bà huyện mới “nể tình” mà bày cách. Bà cho biết tuổi quan huyện là tuổi tí. Bà sẽ nói giùm cho, họa may mới được, nếu làng mang đến một con chuột đúc bằng bạc!
 
Bà huyện không nói con chuột bạc cần đúc là chuột nhắt, chuột chù, hay chuột gì, thế mà dân làng đã sáng kiến đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc, toàn bằng bạc, đem đến “cửa sau” dâng quan bà!
 
Cách làm của bà huyện “vừa được tiếng, vừa được miếng”. Hành động thì tham nhũng mà bộ mặt thì ra vẻ trong sạch, thanh liêm. Tiếng cười sẽ bật lên khi mọi người nghe câu “mắng yêu” vợ của ông huyện:
 
- Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo là tuổi tí! Cứ bảo là tuổi sửu có được không?
 
Tính kịch của truyện cười này là sử dụng nghệ thuật tương phản để làm nổi bật bộ mặt thật vợ chồng quan huyện: bề ngoài thì đạo đức giả, tỏ vẻ thanh liêm, nhưng hành động, thủ đoạn ăn hối lộ thì cực kì tinh vi, khôn khéo. Vai diễn của bà vợ quan huyện rất sống. Còn quan huyện thì đúng là một con chuột cống nằm rúc trong hang.
 
Ngày nay, khi tham nhũng, hối lộ đã và đang trở thành “quốc nạn”, thì tiếng cười trong truyện “Ông huyện thanh liêm” càng trở nên lí thú! Các mệnh phụ phu nhân của các vị quan tham ngày nay còn “cao thủ” hơn bà huyện này nhiều.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây