Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là hiện nay một bộ phận học sinh đang dần đánh mất đi sự trung thực trong học tập và thi cử. Để đáp ứng những đòi hỏi của một nền giáo dục hiện đại, hơn lúc nào hết, vấn đề này cần phải được nhìn nhận và bàn luận một cách nghiêm túc.
Một con người sống trong xã hội với đồng bào, đồng loại cần nhiều đức tính: lòng khoan dung, nhân ái, tin tưởng, hòa hợp, vị tha... và quan trọng nữa là lòng trung thực. Trung thực là ngay thẳng, thật thà. Người có thái độ trung thực là người trước một sự việc luôn có thái độ đúng đắn, phản ánh một cách chân thực, đúng với sự thật, không làm sai lạc đi.
Thiếu trung thực trong cuộc sống chính là thái độ không tôn trọng sự thật, vì một mục đích nào đó mà có thể gây ra những hậu quả không tốt. Trong học tập và thi cử, thiếu trung thực là thái độ gian lận để đạt được những kết quả không đánh giá đúng thực lực của mình; là việc coi trọng điểm chác mà bỏ qua những kiến thức thực của bản thân, Một học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn, chép bài của bạn để đạt điểm cao; các nhà giáo dục vì chạy theo thành tích mà không quan tâm đến chất lượng thực của học sinh, để cho tình trạng quay cóp, tình trạng ngồi nhầm lớp diễn ra.,. Đó là những biểu hiện tiêu biểu của thái độ thiếu trung thực trong thi cử.
Mấy ai tin rằng gian lận thi cử chỉ xảy ra vào năm 2006 và chỉ ở vài ba trường thuộc tỉnh Hà Tây?. Và mấy ai có thể khẳng định rằng, đằng sau những sự thiếu trung thực trong thi cử đó chúng ta đang phải đối mặt với biết bao những nạn học giả, bằng giả, làm suy thoái chất lượng nền giáo dục cũng như chất lượng đội ngũ tri thức nước nhà?.., Người học thiếu trung thực trong thi cử có thể do nhiều lí do: Học trò lười, nhưng lại muốn đạt điểm cao trong các kì kiểm tra, kì thi, dẫn đến gian lận. Cũng có những người tuy có học nhưng lại không tự tin với những gì mình có, không tự chủ được bản thân cộng với tư tưởng đánh đồng: với những hiện tượng đang diễn ra xung quanh nên vẫn quay bài.
Cũng có cả những nguyên nhân khách quan là những áp lực từ gia đình, nhà trường và xã hội. Các bậc cha mẹ đều muốn con cái mình giỏi giang mà không hề quan tâm đến thực lực của con cái khiến chúng phải “oằn” mình gánh lấy ước mơ của cha mẹ. Khi bản thân không thể tự lực thì đành phải nhờ đến sự giúp đỡ của gian lận. Căn “bệnh thành tích” cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tình trạng học giả, chất lượng học tập đồng đều giả vẫn còn đang diễn ra phổ biến trong xã hội.
Thiếu trung thực trong thi cử, nền giáo dục nước nhà nói chung và bản thân mọi người học nói riêng phải đứng trước những tác hại, hậu quả nghiêm trọng. Người học không phải bằng thực lực của bản thân sẽ không có kiến thức để có thể tự tin bước vào đời. Nó khiến cho học sinh trở nên phụ thuộc, coi thường tri thức và ý nghĩa của việc học tập, đôi khi là tự huyễn hoặc vào chính bản thân mình nên khi bắt gặp những môi trương đòi hỏi gắt gao, chân thực thì sẽ không thể đáp ứng được và bị đào thải là điều không thể tránh khỏi.
Gian lận trong thi cử kéo theo sự mất công bằng trong xã hội, không đánh giá đúng thực lực con người. Những kẻ chủ nghĩa cơ hội, gian lận trót lọt thì đạt được những kết quả cao trong khi người học hành vất vả nhưng nhiều khi kết quả lại không được như mong muốn. Từ đó dẫn đến hậu quả làm cho những người có chí, có tinh thần học tập đích thực dễ bị nản chí. Những kẻ dựa vào luồn cúi, gian dối để có được kết quả cao lại tiếp tục vươn lên những vị thế cao hơn trong xã hội. Tri thức đất nước vì thế mà có khả năng ngày cảng bị xuống cấp. Thiếu trung thực trong thi cử cũng làm cho chất lượng giáo dục giảm sút, mất niềm tin vào nền giáo dục nước nhà cũng như không cỏ khả năng để khẳng định mình cùng với thế giới.
Chỉ có trung thực trong học tập và thi cử thì mới có thể nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của bản thân người học từ đó có hướng phấn đấu phù hợp. Để có thể đem lại sự trung thực trong giáo dục đòi hỏi sự hợp tác của mỗi cá nhân, của toàn xã hội. Mỗi học sinh cần phải ý thức một cách đầy đủ về vai trò của việc học tập bằng chính năng lực của mình để có thể đứng vững trong xã hội, phải thấy được rằng những thành quả có được do gian lận chỉ là những thành quả mang tính tạm thời, bề ngoài, khi phải đối mặt với khó khăn thực sự và những đòi hỏi gắt gao của cuộc sống thì họ sẽ không thể có đủ tự tin để vượt qua.
Ý thức sâu sắc được việc học thật, thì thật là một điều cần thiết để từ đó mỗi chủng ta có một thái độ học tập nghiêm túc. Hãy cố gắng học tập bằng chính năng lực của mình, chăm chỉ học tập, cầu thị, không giấu dốt; hãy tự tin vào bản thân để vượt qua những khó khăn cũng như những điều mới mẻ đang chờ đợi ở phía trước, thoát li sách vở trong các giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, vì thành tích giả. Bên cạnh đó, xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao những nhân tài có thực tài, thực chất. Đồng thòi cũng nên có những chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với những người gương mẫu trong việc gạt bỏ tiêu cực trong thi cử hiện nay.
Cuộc vận động nói không với “bệnh thành tích” và “gian lận trong thi cử”, cuộc vận động chống hiện tượng "ngồi nhầm lớp" của Bộ Giáo dục trong những năm gần đây đã đạt được những hiệu quả tích cực, dần trả lại sự công bằng trong giáo dục đã chứng minh sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đến chất lượng của giáo dục. Chặng đường trước mắt tuy còn nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng tin rằng, với sự nỗ lực của toàn xã hội nền giáo dục nước ta sẽ ngày càng khởi sắc.
Trung thực là một đức tính cần thiết cho người học trong XII thế hội nhập và hiện đại hóa như ngày nay. Với một thái độ học tập và thi cử thực sự nghiêm túc, mỗi chúng ta sẽ tự trang bị cho mình hành trang tri thức để có thể tự tin bước ra thế giới.