I. Mở bài
Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một tác phẩm xuất sắc của dòng văn học hiện thực 1930 - 1945. Về mặt tư tưởng và nghệ thuật: Tắt đèn đều có giá trị to lớn.
II. Thân bài
a. Nội dung tư tưởng
- Tắt đèn giàu giá trị hiện thực. Tác giả đã tô cáo và lên án chế độ sưu thuế đã biết bao người phải bán vợ đợ con để trang trải “món nợ Nhà nước”. Vụ sưu thuế đến xóm thôn rùng rợn trong tiếng trống ngũ liên thúc, liên hồi suốt đêm ngày, bọn cường hào bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu thuế, thiếu sưu. Cái sân đình xôi thịt đã trở thành trại giam hành hạ những người nông dân nghèo khổ hiền lành vô tội. Có thể nói Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chê độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, đã bần cùng hóa nhân dân ta.
- Tắt đèn giàu giá trị nhân đạo. Tình vợ chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xóm làng giữa những con người cùng khô’ được nói đến một cách chân thực. Số phận người phụ nữ, những em bé, những người cùng đinh được tác giả nêu lên với bao xót thương, nhức nhối và đau lòng.
- Tắt đèn đã xây dựng nhân vật Chị Dậu - một hình tượng chân thật, đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp, cần cù, tần tảo, giàu tình thương, nhẫn nhục và dũng cảm chống cường hào, chống áp bức. Chị Dậu là hiện thân của người vợ, người mẹ vừa sắc sảo, vừa đôn hậu, trong sạch.
b. Nghệ thuật
Tắt đèn, một cuốn tiểu thuyết có quy mô khiêm tốn, trên dưới trang, nhưng có giá trị nghệ thuật đặc sắc.
- Về kết cấu rất chặt chẽ, tập trung. Các tình tiết, chi tiết đan chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề. Hầu như nhân vật Dậu đã xuất hiện trong tác phẩm từ đầu chí cuối.
- Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn.
- Khắc họa thành công nhân vật. Các hạng người từ người dân nghèo khổ đến địa chủ, từ bọn cường hào đến quan lại đều có những nét riêng, rất chân thực, sống động.
- Ngôn ngữ trong Tắt đèn từ miêu tả, tự sự đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu văn xuôi thanh thoát.
III. Kết bài
“Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác" (Vũ Trọng Phụng).