Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Hướng dẫn làm bài văn tự sự

Thứ sáu - 06/12/2019 11:27
Văn bản tự sự là loại văn bản trình bày một chuỗi các sự việc theo một trình tự nhất định, có trước có sau, có mở đầu, tiếp diễn và kết thúc. Các sự việc này thường có mối liên hệ nguyên nhân - hệ quả với nhau, cuối cùng dần đến một kết cục, thể hiện một (vài) ý nghĩa nào đó.
Đề văn tự sự thường chỉ rõ những yếu tố sau:
- Yêu cầu tự sự: thường được thế hiện bằng các từ “kể”, “tường thuật”,...
- Đối tượng tự sự là người hoặc việc nào đó.
Ví dụ:
1. Kể về một lần em mắc lỗi khiến mẹ buồn và nêu những suy nghĩ của em về điều đó.
2. Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,...) mà em gặp ở trường.
3. Kể về một người thân của em (ông bà, bô mẹ, anh chị,...).
4. Kể về thầy (có giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập).

Lập ý, lập dàn ý và xác định ngôi kế
a) Lập ý
Sau khi đã xác định đối tượng tự sự, người viết phải định hướng xem tư tưởng mà mình muốn thể hiện qua bài viết là gì. Bởi tư tưởng đó sẽ chi phối đến toàn bộ các thao tác sau đó. Chẳng hạn, kể về ngày sinh nhật của em, nếu em muốn ngợi ca tình cảm gia đình thì nhân vật chính trong truyện sẽ là em và người thân trong gia đình. Nhưng nếu em muốn ngợi ca tình bạn thì nhân vật chính lại là các bạn của em...

Sau khi xác định rõ nội dung tư tưởng, em hình dung, tưởng tượng ra nội dung sẽ viết. Sự hình dung, tưởng tượng đó phải đi theo hướng tìm ra nhân vật, thời gian, không gian, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện, vẫn với đề (4) ở trên, em có thể xác định nhân vật chính là bản thân, bố mẹ, em trai. Các sự việc: em đi học cả ngày, băn khoăn vì không biết có ai nhớ ngày sinh của mình không; mẹ đi chợ sớm; em trai làm thiếp tặng; bố trang trí nhà...

Trong việc tìm ý, em đặc biệt lưư ý đến thao tác tưởng tượng, hư cấu. Văn tự sự cho phép người viết tưởng tượng, hư cấu những sự việc không có thực nhưng mang những ý nghĩa nhất định nào đó đối với đời sống. Trong kiểu bài Kể chuyện đời thường đã có thể sử dụng thao tác này (tưởng tượng ra các tình huống, các sự việc...). Đặc biệt, trong kiểu bài Kể chuyện tưởng tượng, thao tác này càng cần được phát huy. Trong kiểu bài Kể chuyện đời thường, sự hư cấu, tưởng tượng phần nào có thể tin là thật (em đưa bà cụ qua đường, em nhặt được ví, bố mẹ tổ chức buổi sinh nhật bất ngờ cho em...). Nhưng ở kiểu bài Kể chuyện tưởng tượng, sự tưởng tượng, hư cấu có thể mượn đến các yếu tố kì ảo: con vật biết nói, Sơn Tinh - Thủy Tinh thời hiện đại giao chiến với nhau,... Nhưng cũng cần hiểu rằng, việc tưởng tượng, hư cấu ấy phải nhằm một mục đích cụ thể (mang ý nghĩa nào đó); liên hệ với nhau một cách lô-gic, khiến người đọc, người nghe hiểu và chấp nhận được. Chẳng hạn, có thể tưởng tượng Sơn Tinh và Thủy Tinh giao chiến với nhau băng xe ủi, máy bay, tên lửa,... nhưng không thể viết rằng Sơn Tinh làm ra bánh giầy, bánh chưng (vì ai cũng biết người làm ra bánh là Lang Liêu).

b) Lập dàn ý
Dàn ý bài văn tự sự thường có 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng tự sự (người hoặc việc).

- Thân bài: Kể lại diễn biến các sự việc.
Các sự việc đà tim được trong phần Lập ý được chọn lọc và sắp xếp theo một trình tự nhất định để vừa thể hiện được diễn biến câu chuyện vừa thể hiện được ý nghĩa mà người viết hướng tới. Lưu ý rằng thứ tự kể trong văn tự sự có thể diễn ra theo trật tự thời gian - diễn biến thực tế của câu chuyện: sự việc gì có trước thì kể trước, sự việc gì có sau thì kể sau (như truyện Con Rồng, cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh,...) nhưng cũng có thể kể không theo trình tự xảy ra trong thực tế (hiện tai - quá khứ - hiện tại) nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó hoặc nhằm một dụng ý nào đó. Chẳng hạn, với đề (4), em có thể sắp xếp các sự việc như sau: em đi học sớm lại học cả ngày, băn khoăn vì không biết có ai nhớ sinh nhật mình không - em về nhà thấy nhà cửa rất im lặng nên càng buồn - em mở cửa bước vào thì điện bật sáng, bố mẹ và em trai đang hát bài “Chúc mừng sinh nhật”, trên bàn ăn một bữa tiệc sinh nhật nho nhỏ đã sẵn sàng - em hiểu ra rằng mẹ đã đi chợ từ sớm, bố đã chuẩn bị trang trí phòng cả ngày, em trai đã làm thiếp tặng,... Kể như vậy nhằm tạo ra sự bất ngờ, thích thú, ngạc nhiên.

- Kết bài: Kết quả của sự việc hoặc suy nghĩ của em về đối tượng tự sự.

c) Xác định ngôi kể
Yêu cầu tự sự thường là “kể”, “kể lại”, “tường thuật”. Như vậy, bắt buộc phải có một yếu tố là ngôi kể. Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện, nó được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Chẳng hạn, em là người kể lại chuyện đã xảy ra với mình cho bố mẹ nghe; trong quá trình kể chuyện, em xưng “con”. Vậy “con” chính là ngôi kể.

Ngôi kể có thể là ngôi thứ nhất: người viết xưng “con”, “em”, “tôi”,... Ngôi kể này khiến câu chuyện giàu sức thuyết phục: các sự việc như xảy ra với chính người kể. Tuy nhiên, ngôi kể ấy sẽ không bao quát hết được tình cảm, thái độ của các nhân vật khác hoặc diễn biến của các sự việc khác. Ngoài ra, còn có ngôi kể thứ ba - người kể giấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện. Các truyện truyền thuyết, cổ tích đã học đều được kể theo ngôi thứ ba. Ngôi kể này đảm bảo tính khách quan của các sự việc, bao quát hết được các nhân vật và các sự việc, sự vặt.

Sau khi lập dàn bài, người viết cần dựa trên đặc điểm của các loại ngôi kể để lựa chọn một ngôi kể phù hơp có thể thể hiện tốt nhất nội dung mà mình muốn gửi đến người đọc.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây