b) Gợi ý
- Cần tham khảo một số bài viết về các tệ nạn xã hội trên báo chí trong sách giáo khoa,... để lập luận có cơ sở chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, chính xác.
- Nên chọn viết về một tệ nạn mà mình hiểu kĩ tác hại của nó thì bài viết sẽ có sức thuyết phục.
- Cần giải thích cách hiểu về tệ nạn xã hội. Vì sao cờ bạc (ma tuý...) lại là tệ nạn xã hội, nó gây tác hại thế nào với bản thân, gia đình, cộng đồng; nói “không” với ma tuý... cụ thể là thế nào?
- Dẫn chứng đưa ra phải chính xác, tiêu biểu, (chỉ cần nêu con số, sự việc, hậu quả, không cần kể tỉ mỉ như một câu chuyện về ma tuý mà chỉ cần tóm tắt).
- Mục đích bài viết là làm người đọc hiểu tác hại của tệ nạn đó, có ý thức quyết tâm tránh xa tệ nạn, do đó cần sử dụng linh hoạt các yếu tcf kết hợp với nghị luận như: tự sự, miêu tả, biểu cảm...
c) Lập dàn ý
Mở bài
Một thực trạng đáng buồn hiện nay của xã hội: nhiều loại tệ nạn xã hội không ngừng xuất hiện và gia tăng.
- Trong đó, ma tuý là một tệ nạn nguy hiểm.
(hoặc: có thể dẫn từ một mẩu tin về việc xã hội tăng cường phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội)
Thân bài
* Thế nào là tệ nạn xã hội? (dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết trong sách vở, qua các phương tiện thông tin tuyên truyền).
* Tác hại của những tệ nạn xã hội
- Với bản thân người tham gia vào tệ nạn.
+ Về sức khoẻ.
+ Về thời gian.
+ Về nhân cách.
- Với gia đình những người bị lôi kéo vào tệ nạn.
+ Về kinh tế.
+ Về tinh thần.
- Với xã hội.
+ Về an ninh xã hội.
* Hãy nói “không” với các tệ nạn, thái độ và hành động cụ thể.
- Tự bảo vệ mình khỏi hiểm hoạ ma tuý và những tệ nạn xã hội.
- Với người đã trót lầm lỡ cần có nghị lực, quyết tâm từ bỏ.
- Với cộng đồng.
+ Giúp đỡ họ từ bỏ các tệ nạn.
+ Ngăn chặn tệ nạn.
Kết bài:
Quyết tâm vì một xã hội an toàn, lành mạnh, không có tệ nạn.