Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của các tệ nạn: ma tuý, cờ bạc, đua xe.

Thứ năm - 27/10/2016 05:01
Xã hội nước ta đang trên đà đi lên và không ngừng phát triển. Nhưng bên cạnh sự tăng trưởng cũng có mặt trái của nó. Đó là sự gia tăng của những tệ nạn xã hội như: ma tuý, cờ bạc, đua xe, văn hoá phẩm đồi trụy,... những thứ mà bất cứ lúc nào cũng cần diệt trừ ngay. Muốn góp sức trong việc làm trong sạch xã hội, thế hệ trẻ chúng ta phải: “NÓI KHÔNG VỚI CÁC TỆ NẠN”.
Trước hết, ta phải hiểu thế nào là tệ nạn? Đó là những hành vi làm sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật. Điều này gây hậu quả xâu đến đời sống xã hội. Và còn những tệ nạn nguy hiểm đang xuất hiện trong giới học sinh chúng ta như nghiện hút, cờ bạc, dua xe trái phép,... Ngần ấy thứ cũng đủ khiến chúng ta phải tránh xa khỏi các hành vi đầy tai hại này.
 
Vậy còn thế nào là “Nói Không” với các với tệ nạn xã hội? “Không” là từ chối, phản đối. Phải chăng, nó đòi hỏi chúng ta biết tác hại khôn lường của tệ nạn để không tham gia, không tể chức, lôi kéo và không cổ vũ, ủng hộ cho các tệ nạn đó. Các tệ nạn này rất tai hại, chúng ta cần phải biết kiềm chế bản thân và không lao vào đó để tự huỷ hoại chính mình và cho cả gia đình mình. Ngay bây giờ, ta cần có mục đích sống đúng đắn để hướng tới tương lai, nhờ đó phần nào tránh được những cám dỗ ma quỷ của các tệ nạn.
 
Tệ nạn có hại về mọi mặt cho xã hội và cho cả bản thân. Đầu tiên về xã hội, các tệ nạn này làm rối loạn trật tự cuộc sống, làm suy thoái giống nòi dân tộc. Chúng còn tồn tại ngày nào là còn đe doạ đến hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng xấu đến tinh thần sức khoẻ và đạo đức của xã hội ngày đó. Hơn thế nửa, nó còn đẩy con người ta vào “đường cùng ngõ cụt” dẫn đến tội ác khó lường và biết bao đau thương, mất mát. Với tất cả những tác hại trên chúng ta cần phải: “NÓI KHÔNG VỚI CÁC TỆ NẠN”.
 
Tác hại của nó tàn phá xã hội bao nhiêu thì nó gây những ảnh hương sâu sắc tới mỗi con người bây nhiêu. Trước hết vể hiểm hoạ ma tuý. Nó là chất độc ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Nó tạo ra sự lệ thuộc khó cưỡng nổi. Nó làm cho con người ta mất đi phần “người” mà chỉ còn là “con”, nói đúng hơn chỉ còn là “ma”. Ma tuý chia thành nhiều loại như: hồng phiến, hê-rô-in. bạch phiến, thuốc phiện, ma tuý tổng hợp,... Nó làm tê liệt hệ thần kinh, làm cho người nghiện không làm chủ được bản thân. Họ biết đâu rằng chỉ mấy phút “thăng hoa” với “nàng tiên nâu” mà phải trả một cái giá khá đắt. Họ sẽ mãi mãi là nô lệ phụ thuộc vào ma tuý, nhanh chóng đi tới con đường của kẻ tội phạm, bệnh tật và tử vong. Đây chính là cái giá sớm muộn sẽ phải trả giá cho những con người lầm lỗi.
 
Bên cạnh đó, nạn cờ bạc cũng có tác hại và nguy hiểm không kém. Thoạt đầu ta chỉ thấy ở đây là những trò chơi nho nhỏ nhưng sau đó dần dần biến thái thành chơi bời, nghiện ngập làm mất tư cách con người. Nếu như ai đó đã từng dấn thân vào nạn cờ bạc thì khó lòng thoát nạn. Cờ bạc rất có hại: tác hại đầu tiên đó là làm “tan cửa nát nhà” nghĩa là tiền bạc mất hết, như không cánh mà bay. Chả thế mà cha ông xưa đã dạy: “Cờ bạc là bác thằng bần”. Sau nữa nó cuốn hũt người chơi vào ma lực của những ham muốn, của hi vọng, của giành giật mà chẳng mấy ai dứt được. Nó làm người ta quên đi trách nhiệm của mình đối với bản thân, với gia đinh và với cả đất nước, xã hội. Những cuộc đỏ đen thâu đêm suốt sáng, chui lủi, lừa lọc,... đã biến tất cả trở thành ung nhọt của cuộc sống, nhanh chóng đấy cá nhân và dân tộc đến sự diệt vong. Tương lai ở phía trước đang nằm gọn trong tay ta, đừng để cho nó rơi vào những trò trắng đen vô bổ này.
 
Còn nạn đua xe tuv mới xuất hiện cũng đầy nguy hiểm và tác hại. Trước hết về mặt xã hội, nạn đua xe gây ảnh hưởng xấu đến giao thông. Không ít vụ chết người vô cùng thương tâm xãy ra ở giới trỏ. Tệ nạn này xâm nhập chủ yếu ở học sinh, sinh viên. Họ tưởng rằng phóng xe nhanh hay đánh võng., là làm cho thiên hạ thán phục. Nhưng không, chúng ta chỉ thấy ở đó với một cảm giác kinh sợ và ai cũng phải lãng tránh. Kẻ đua xe tưởng đâu giây phút họ được bay bổng đó là thần tiên, có biết đâu họ đã trở thành quái vật hoặc sẽ là các thảm hoạ đau thương cho mình và cho xã hội. Một thú vui trong chốc lát của những kẻ sống ích kỉ đã gây thám hoạ cho bao con người khác. Làm sao thanh niên chúng ta làm ngơ được - chúng ta đoàn kết nhau lại để “Nói Không Với Các Tệ Nạn” của xã hội.
 
Nghiện rượu là một tệ nạn đáng lo ngại khác. Người nghiện lệ thuộc hoàn toàn vào chất cồn trắng đó để rồi không còn biết gì đến xung quanh, quên đi chính mình. Họ tối ngày chìm ngập hay say sưa. Họ là người chỉ biết có rượu, họ chỉ là những âm hồn luôn làm các việc chửi bới, đánh đập, tàn phá... Tệ nạn này đã để lại nhiều bài học đau đớn của sự tan nát, chia li, phạm pháp. Thanh niên chúng ta đừng để cho nó ru ngủ cuộc đời mình, để quên đi mục đích sống và trách nhiệm của mình trước xã hội và đất nước. Vậy, hãy “NÓI KHÔNG VỚI CÁC TỆ NẠN”.
 
Điều đáng buồn là đa số những người lún sâu vào tệ nạn này lại là thanh niên, tương lai của đất nước, của xã hội. Làm sao mà những thanh niên gầy yếu, học hành dang dở, người sặc sụa mùi rượu, mùi khói thuốc có thể làm chủ đất nước mai sau được?
 
Mà chưa cần nói đến về sau, ngay giờ đây, mọi người đã thấy bao đau đớn khi thấy những giọt nước mắt thất vọng, buồn bã của bao bậc cha mẹ, những giọt nước mắt hối hận muộn màng của con cái họ vì đã trót lỡ sa chân vào những tộ nạn xã hội. Những nỗi đau đớn về thể xác của con em và nỗi đau cùng cực về tâm hồn của người thân luôn khiến mỗi chúng ta phải day dứt. Chỉ có cách tốt nhất là quay lưng lại với các tệ nạn xã hội, nói không với nó và góp tay vào cùng xã hội đấu tranh và tiêu diệt nó.
 
Làm sao không đau đớn, dằn vặt được khi những bậc phụ huynh thấy con cái - niềm hi vọng lớn lao nhất của mình sa sút, bị đánh đập vì nợ tiền bạc, cá độ; gầy còm, ốm yếu vì rượu chè, hay kinh khủng hơn là đột nhiên, lặng lẽ tử vong vì dùng ma tuý quá liều? Của cải, đồ đạc trong nhà thì dần dần biến mất? Nhìn mà ai cũng xót xa. Thử nghĩ xem những con người dặt dẹo, đi về như những hồn ma, sẵn sàng đánh đổi tất cả, từ của cải vật chất đến nhân cách và những tình cảm thiêng liêng đổi lấy chút bột giết người thì làm sao có thể biết lo nghĩ cho dân tộc? Ngay cả mạng sống của chính mình họ còn không thiết thì còn nghĩ gì tới tương lai đất nước?
 
Thanh niên phải xây dựng cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải xác định mục đích học tập đúng đắn, phải luôn nghĩ xem mình đã làm gì cho Tố quốc, cho gia đình? Tránh đòi hỏi ở gia đình và xã hội quá nhiều. Những nỗi đau đớn về thể xác của con em, nỗi đau cùng, cực về tâm hồn của người thân luôn khiến mỗi chúng ta phải day dứt. Chỉ có cách tốt nhất là quay lưng lại với các tệ nạn xã hội, nói “không” với nó. Đặc biệt là phải nhanh chóng góp tay vào cùng xã hội, đấu tranh và tiêu diệt nó.
 
Chúng ta - thế hệ trẻ của tương lai đất nước hãy “NÓI KHÔNG VỚI CÁC TỆ NẠN”. Đừng để nó cám dỗ chúng ta dưới mọi hình thức. Hãy để tương lai của chúng ta đón chờ những diều tốt đẹp nhất, đầy ý nghĩa nhất với bản thân, với' gia đình và xã hội.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây