Gã tư sản Giuốc-đanh học đòi quý tộc - đúng như tên của vở kịch, với thói tật háo danh, muốn có địa vị, chức tước như giới quý tộc, như “ông nọ, bà kia”, lão mù quáng đến nỗi bỏ tiền sắm sửa lễ phục cho giống quý tộc thật sự, nhưng lại không đủ sức lịch lãm để hiểu về cung cách thế nào!
Ta hãy tìm hiểu thêm về nghệ thuật hài hước của Mô-li-e khi khắc họa nhân vật Giuốc-đanh ở lớp kịch này, từ những mâu thuẫn gây cười (qua đối đáp với phó may và thợ bạn):Với phó may:
- Không biết áo Trào may thế nào, nên phản đối vì áo may ngược hoa.
- Phó may nói áo Trào may áo ngược hoa là đúng. (Dốt mà háo danh nên bị lừa).
Với thợ bạn:
- Nghe tôn xưng “Ông lớn”, “Cụ lớn”, “Đức ông” thì vung tiền cho.
- Lại nói một mình “Thế là vừa phải, nếu có cứ tôn xưng mãi ta sẽ mất hết tiền...”. (Vung vãi tiền để mua danh nhưng vẫn tiếc tiền).
Nghệ thuật hài hước của tác giả qua cac nhân vật phó may và thợ bạn (Cũng qua những mâu thuẫn gây cười). Bằng lời nói và việc làm. Mô-li-e khai thác những mâu thuần trong tính nết nhân vật để gây cười:
- Tay nghề vụng về lại tham tiền.
- May áo ngược hoa (vụng, dốt) nhưng lại khéo chống chèo: “Quý tộc mặc như thế”.
- Sợ bị mất tiền và lộ chân tướng nên phải nịnh ông Giuốc-đanh là “Ông lớn, Cụ lớn, Đức ông” để lấp liếm và lại được tiền nhiều, lại bày trò mặc áo không giống ai để moi tiền.
Mâu thuẫn giữa hai tuyến nhân vật cũng mang tính chất hài hước. Giuốc-đanh là người dốt nhưng có tiền. Trong khi tìm kiếm cho mình bộ trang phục, đã phát hiện bị ăn bớt vải, thấy tất chật, giày chật và than đau nhưng lại bị những người thợ may qua mặt.
Phó may và thợ bạn thì tay nghề vụng nên bịa chuyện mặc áo theo nhịp đàn, may áo hoa ngược, tán tụng là áo mặc đẹp, tìm cách lấp liếm những yếu kém của mình. Những mâu thuẫn đã bộc lộ bản chất ngu dốt, quê mùa của Giuốc-đanh. Sự vụng về, dối trá, ăn bớt, nịnh bợ, láu lỉnh của phó may và thợ bạn tạo thành tiếng cười.