Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Có ý kiến cho rằng "Vợ nhặt" là bài ca về sức sống diệu kỳ của con người trong nạn đói" nhưng có ý kiến khác lại cho rằng "Truyện ngắn Vợ nhặt là thành công của tình huống truyện độc đáo". Anh chị có đồng ý không?

Thứ tư - 18/03/2020 10:24
Kim Lân không chỉ là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam mà còn được mệnh danh là nhà văn của người nông dân. Ngòi bút tài hoa của ông thường hướng đến khám phá ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân. "Vợ nhặt" là tác phẩm xuất sắc nhất của ông được trích từ tập truyện Con chó xấu xí. Với tình huống truyện độc đáo và đầy sáng tạo, ông đã chuyển tải thành công tư tưởng nghệ thuật của mình và làm sáng lên vẻ đẹp của tình người trong bức tranh hiện thực nạn đói 1945. Phải vậy chăng mà vừa có ý kiến cho rằng "Vợ nhặt là bài ca về sức sống dịu kì của con người trong nạn đói" vừa có ý kiến khác cho rằng "Truyện ngắn Vợ nhặt là thành công của tình huống truyện độc đáo".
Nạn đói năm 1945 đã để lại cho ông nhiều ám ảnh sâu sắc. Vì vậy ông đã viết tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" với mong muốn ca ngợi vẻ đẹp tình người và bản chất tốt đẹp của người nông dân nghèo trong nạn đói, tuy nhiên cuốn tiểu thuyết này bị mất bản thảo. Dù vậy vẫn không nguôi trăn trở muốn tìm một hình thức hiệu quả để chuyển tải trăn trở suy tư của mình, ông đã viết nên tác phẩm Vợ nhặt - tác phẩm giúp ông chuyển tải quan niệm mới mẻ của mình: "Viết về nạn đói người ta thường viết về cái đói và sự khốn cùng. Riêng tôi, tôi muốn viết một truyện ngắn với ý là: Dù trong hoàn cảnh túng quẩn, kề bên cái chết nhưng người ta vẫn khao khát sống, vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống và sống cho ra con người".

Tu tưởng nhân văn ấy được chuyển tải xuvên suốt tác phẩm, vì vậy có thể nói "Vợ nhặt là bài ca về sức sống kì diệu của con người trong nạn đói". Thị từ một người đàn bà sống vất vưởng, hình hài lẫn nhân cách đều bị cái đói bào mòn, với sức sống mãnh liệt thị đã đến với cuộc sống mới - một cuộc sống với đầy niềm tin hi vọng ở tương lai. Tuy nhiên nếu tìm hiểu sâu vào truyện ta lại khám phá được yếu tố giúp nhà văn chuyển tài thành công tư tưởng nhân văn của mình chính là nhờ sự thành công của tình huống truyện độc đáo.

Ngay từ những dòng văn mở đầu người vợ nhặt xuất hiện là nạn nhân của cái đói khủng khiếp với cuộc sống trôi nổi bấp bênh. Kim Lân gọi người vợ nhặt là "Thị...người đàn bà" - nhân vật vô danh, không tên tuổi, không quê quán không phải bởi nhà văn nghèo ngôn ngữ đến độ không cho thị một cái tên mà bởi vì thông qua đó ông muốn khắc họa những cảnh đời như thị trong thảm cảnh nạn đói. Không chỉ vô danh mà thị còn xuất hiện trong dáng nét và tính cách của một người năm đói. Lần thứ nhất gặp Tràng, thị xuất hiện trong hình ảnh thê thảm "ngồi vêu chờ việc" và hình ảnh thị "lon ton" chạy lại đẩy xe cho Tràng vì muốn được ăn. Thật thảm hại hơn khi gặp Tràng lần hai trước cổng chợ. "Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, hai con mắt trũng hoáy" đó là những gì hiện ra trước mắt Tràng. Cái đói thật khủng khiếp đã bào mòn dáng vẻ của con người một cách khủng khiếp. Cùng với dáng vẻ hình hài bên ngoài, cái đói cũng ăn mòn luôn bản tính tự trọng của con người. Vì miếng ăn mà thị bất chấp tất cả. Khi được Tràng mời ăn giầu thị lại vòi vĩnh "ăn gì thì ăn chả ăn giầu". Đó là một biểu hiện thiếu ý tứ, không dừng ở đó thị càng không tế nhị khi "cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì". Thị đã đặt miếng ăn lên trên sự tự tôn của mình. Tuy vậy nhưng đằng sau con người vất vả, vật vưởng với những hành động ấy là sự khao khát sống mãnh liệt. Thị đồng ý theo Tràng là vì muốn được sống chứ không phải thị là người lẳng lơ. Khi Tràng cất câu nói đùa "Nói đùa chứ có muốn về với tớ thì khuân hàng lên xe rồi cùng về", thì thị im lặng, sự im lặng này thể hiện sự đồng ý. Thị đông ý không hề do dự bơi đó là hành động xuất phát tù nhu câu bám lấy sư sống. Qua đó một lần nữa khẳng định tư tưởng tác phẩm dù kề cận cái chết con người không hề buông xuôi mà ngược lại họ càng khao khát sống, khao khát hạnh phúc mãnh liệt.

Tư tưởng đó không bao giờ thành công nếu như thiếu tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn và giàu ý nghĩa. Đó là tình huống Tràng nhặt được vợ ngay trong nạn đói. Tràng là người dân nghèo sống với mẹ ở xóm ngụ cư. Anh có ngoại hình xấu xí thô kệch, ăn nói thì cộc lốc. Công việc của anh là kéo xe thóc. Vì cái nói tràn đến xóm ngụ cư nên công việc của anh từ đó cũng bấp bênh. Với gia cảnh nghèo khó, Tràng không bao giờ mơ tưởng đến hạnh phúc. Nhưng thật bất ngờ thay Tràng lại có vợ ngay trong nạn đói và đặc biệt là người vợ theo không. Đó chính là tình huống độc đáo mở ra dòng tư tưởng nhân văn sâu sắc của nhà văn. Tình huống mang tính độc đáo bởi đã đem đến cho người đọc một quan niệm mới mẻ, khác với trước đó. Sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp tình người trong nạn đói. Không chỉ vậy mà nó còn độc đáo ở chỗ: với gia cảnh éo le, ngoại hình, cách ăn nói của Tràng thì vốn dĩ trong đời sống bình thường có vợ đối với Tràng đã khó rồi nhưng thật khó tưởng tượng được Tràng lại có vợ mà còn là vợ theo chỉ với một câu hò, bốn bát bánh đúc và một câu nói đùa. Và bên cạnh sự độc đáo ấy nó còn giàu ý nghĩa. Nó giúp ta nhận ra vẻ đẹp của tình người trong nạn đói. Dù gia cảnh nghèo khó nhưng đứng trước một số phận bị cái đói đày đọa đến mức đường cùng như vậy Tràng không thể bỏ mặc. Tràng đã quyết định cưu mang thị dù cuộc sống mình cũng chẳng hơn ai. Khi nhận ra sự khủng khiếp của cái đói Tràng chợt nghĩ: "Thóc gạo này đến cái thân còn lo chưa nổi lại còn đèo bòng" nhưng ý nghĩ ấy đã nhanh chóng vụt đi bởi tình người bừng sáng trong vẻ bề ngoài thô kệch của Tràng "Chậc kê!". Đó chính là vẻ đẹp tình người trong nạn đói. Hơn thế nữa nó còn giúp ta nhận ra khát vọng hạnh phúc không gì hủy diệt nổi của con người. Dù bị cái đói vùi dập, đẩy đến tình cảnh túng quẩn nhưng với khát vọng sống mãnh liệt thị đã có được một cuộc sống mới với nhiều ước mơ. Không những vậy tình huống truyện còn giúp Kim Lân khẳng định niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người dù trong hoàn cảnh đói nghèo. Từ đó một lần nữa khẳng định rằng "Truyện ngắn Vợ nhặt là thành công của tình huống truyện độc đáo". Vì vậy nên hai ý kiến trên dù là ý kiến nào cũng hoàn toàn đúng đắn. Một bên là khẳng định về nội dung tác phẩm còn bên kia là khẳng định nét nghệ thuật độc đáo của tác phẩm. Hai ý kiến hòa quyện, bổ sung cho nhau làm nên sự thành công của truyện.

Với sự nhiệt huyết và tài năng của mình Kim Lân đã sáng tạo nên một tình huống truyện đặc sắc và giàu ý nghĩa. Nó mang lại cho người đọc nhiều thông điệp mới mẻ, giúp ta có cái nhìn tốt đẹp hơn về bản chất con người trong nạn đói. Tác phẩm đã chuyển tải trọn vẹn tư tưởng nhân văn của nhà văn về tình người thông qua việc xây dựng tình huống đầy sáng tạo. Kim Lân quả đúng là không hổ danh là nhà văn của người nông dân Bắc Bộ.

Phương Ngọc - Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây