Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ là một thiên diễm tình kì diệu. Cha Rồng Mẹ Tiên sinh ra bọc trứng nở trăm con như thần. Em hãy giải thích hai tiếng “đồng bào’ và nêu ý nghĩa truyện “Con rồng cháu Tiên”.

Thứ ba - 10/09/2019 05:26
A. Hướng dẫn làm bài
- Từ câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”, đề bài yêu cầu giải thích ý nghĩa hai tiếng “đồng bào” và nêu ý nghĩa câu chuyện này.
- Sự lí giải dựa vào truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
- Bài làm cần đủ những ý chính sau:
Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên” - một truyền thuyết đặc biệt lí giải nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.
- Từ câu chuyện này, người dân Việt Nam luôn gọi nhau là “đồng bào” và tự hào về nguồn gốc “Con Rồng cháu Tiên” cao quý.
Thân bài:
- Giải thích hai tiếng “đồng bào”: cùng một bào trứng sinh ra.
- Lí giải nguồn gốc hai tếng ấy: xuất phát từ câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”.
• Lạc Long Quân - vị thần miền biển - kết duyên cùng Âu Cơ - con gái Thần Nông, sự đẹp đẽ, tài năng, sức mạnh và tình yêu của họ đã kết tinh trong bọc trứng của Âu Cơ.
• Từ bọc trứng trăm quả của Âu Cơ sinh ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ.
• Trăm người con này chia nhau theo mẹ, theo cha đến những vùng miền khác nhau lập nghiệp tạo nên các dân tộc khác nhau sống trên đất nước Vệt Nam.
- Ý nghĩa hai tiếng “đồng bào”: nhắc nhở mối quan hệ ruột thịt của các tộc người trên đất nước Việt Nam.
- Ý nghĩa truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
Kết bài:
+ Thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc mình.
+ Rút ra bài học có ích cho bản thân về tinh thần yêu thương đồng bào, đoàn kết các dân tộc anh em trong đất nước,...

B. Bài văn mẫu

“Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

(Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng)

“Đồng bào” hai tiếng quen thuộc nghe sao mà thân thương lạ. Từ truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, nhân dân ta vẫn quen gọi những người dân sống trên cùng mảnh đất Lạc Việt với hai tiếng giản đơn mà thân thiết: đồng bào.

Đồng bào theo nghĩa đen được hiếu là “cùng một bọc” hay “cùng một bào thai”. Từ đồng bào xuất hiện cùng với sự xuất hiện của truyền thuyết mở đầu thời kì Hùng Vương: truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Đây là câu chuyện nhân dân ta tưởng tượng, hư cấu nhằm mục đích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Không chỉ đề cao nguồn gốc, người Việt cổ còn biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân, đều là đồng bào từ một bọc trứng chui ra. Vì vậy người Việt luôn phải yêu thương, đoàn kết với nhau.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây