I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái.
- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.
- Bài văn Mẹ tôi trích từ cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ét- môn-đô đờ A-mi-xi là bài học sâu sắc, thấm thìa về đạo làm con.
2. Thân bài:
* Lỗi lầm của En-ri-cô:
+ Ham chơi hơn ham học.
+ Thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.
* Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai:
+ Buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ.
+ Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ.
+ Nhắc lại cho con nhớ công lao to lớn và tình thương yêu, đức hi sinh cao cả của mẹ...
+ Muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm.
* Lời khuyên thấm thía của người cha:
+ Khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.
+ Nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó.
+ Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn và cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xoá đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.
+ Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ.
3. Kết bài:
- Bài văn được thể hiện dưới hình thức một bức thư bố gửi cho con. Giọng điệu vừa nghiêm khắc, vừa ân cần, tha thiết.
- Bài văn đề cập đến đạo làm con. Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người.
II. BÀI LÀM.
Bài 1:
Trong trái tim mỗi chúng ta luôn tồn tại những tình cảm cao đẹp. Lòng nhân ái, tình phụ tử hay tình bà cháu,... nó khiến cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng có lẽ tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và gắn kết khó có thể tách rời. Viết về tình mẫu tử, bức thư mà người bố gửi cho Enrico trong bài văn “Mẹ tôi” có lẽ thể hiện được sâu sắc nhất.
Văn bản “Mẹ tôi” được trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn của nước Ý. Câu chuyện được kể dưới hình thức một bức thư, tạo nên hiệu ứng thú vị cho người đọc. Theo lời của người cha, Enrico đã có những lời nói và hành động thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo. Điều ấy làm cho người bố phải phiền lòng và suy nghĩ nên đã viết thư răn bảo đứa con trai. Qua nội dung ấy, toát lên là tình mẫu tử thiêng liêng và cũng là tình cảm cha con đầy gắn bó.
Trước hết, văn bản để lại cho chúng ta dấu ấn đậm nét về một người mẹ tần tảo hi sinh vì con. Người mẹ ấy, trong lúc con bị bệnh đã thức suốt đêm, lo lắng đến quằn quại chỉ vì sợ sẽ mất đi đứa con của mình. Cũng chính người mẹ ấy, sẵn sàng đổi lấy một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, chỉ mong sao con được an lành. Và bạn có biết không, có một người mẹ sẵn sàng đi ăn xin để nuôi sống con, sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng vì con. Đó có lẽ chính là biểu hiện cao nhất của tình mẫu tử. Dường như, ta nhận ra mỗi người mẹ của mình trong bức tượng đài sừng sững ấy. Nhân hậu và bao dung, mẹ sẵn sàng tha thứ cho con những sai lầm, mẹ sẵn sàng đánh đổi để đem đến điều tốt đẹp cho con. Chúng ta có thể phủ định mọi thứ, nhưng tình mẫu tử không bao giờ hết thiêng liêng. Bố của Enrico đã kể về người mẹ với tất cả sự ngưỡng mộ, đáng kính, để đứa con hiểu được rằng, mẹ quan trọng như thế nào.
Trước thái độ vô lễ với mẹ của Enrico, người bố đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc của mình. Ông kể về sự hi sinh của người mẹ như một lời nhắc nhở, để khắc sâu hơn lòng biết ơn trong tâm trí Enrico. Người bố đã nói một cách rõ ràng rằng, sự hỗn láo của Enrico như một nhát dao đâm vào trái tim người bố vậy, và ông không thể nén cơn tức giận mỗi khi nghĩ đến điều ấy. Rõ ràng, trước sai lầm của con trai, ông đã thể hiện rõ sự nghiêm khắc tôn kính của một người cha, để đứa con nhận ra sai lầm của mình. Ông cũng khuyên con đừng hôn bố nữa, vì bố không thể chấp nhận nụ hôn ấy. Đứa con nào nghe những câu ấy mà không khỏi đau lòng sợ hãi? Nhưng trong bức thư ấy, ta vẫn thấy rõ tình yêu thương và thái độ mềm mỏng của người cha. Ông nhắc đến hình ảnh, khi mẹ chết, đứa con sẽ đau khổ và hụt hẫng đến nhường nào? Đó như một đòn tâm lí mạnh mẽ, để đứa con thức tỉnh mà sửa sai. Ở người cha ấy, ta cũng thấy tràn đầy một tình yêu thương con, luôn muốn con sống có tình có nghĩa, sống cho phải đạo làm người.
Cuối cùng, người bố khuyên nhủ Enrico, cũng là lời khuyên đối với mỗi chúng ta. Người bố khuyên con rằng, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Con không bao giờ được vô lễ với mẹ một lần nữa, hãy cầu xin sự tha thứ và xin mẹ hôn lên trán con. Mỗi đứa con cũng tự nhìn thấy mình trong đó. Đã bao nhiêu lần bạn có lỗi với cha mẹ? Bao nhiêu lần bạn phớt lờ lời xin lỗi? Nếu đã từng là Enrico, hãy sửa sai lỗi lầm của mình bằng những hành động thiết thực nhất. Hãy yêu thương và tôn kính cha mẹ, hãy biết xin lỗi và cảm ơn khi cần. Đừng để đau lòng những đấng sinh thành!
Một bài văn thôi nhưng để lại cho ta những ý nghĩa sâu xa không tưởng. Ta nhận thức về tình mẫu tử, ta biết tôn kính cha mẹ mình. Có lẽ bởi vậy mà đến bây giờ, “Mẹ tôi” vẫn mãi trường tồn cùng thời gian.
Bài 2:
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét –môn – đô đờ A – mi – xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.
Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú bức thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bắt cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.
Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.
Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.
Để những lời dạ bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì lỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn, viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.
Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.
Tại sao người bố lại có thái độ kiên quyết như vậy? Bởi vì sự hỗn láo của đứa con đã làm cho ông thất vọng. Ông vốn rất thương yêu con và muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình, một lỗi lầm của mình, một lỗi lầm khó có thể tha thứ nếu tái phạm.
Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.
Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng ... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất trong bức thư. Người bố viết cho con trai mình nhưng cũng chính là viết cho bao người con khác trong cuộc đời.
Đến lúc trưởng thành, các con dần dần xa mẹ, nhưng trong cách nghĩ của mẹ thì: Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ, Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên). Mẹ vẫn âm thầm dõi theo từng bước trên đường kiếm sống và tạo dựng sự nghiệp của con. Lúc con gặp sóng gió thì lòng mẹ là bến đậu an lành nhất. Một lời chia sẻ, động viên, khuyên nhủ chí tình của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con thanh thản lại. Hiểu rõ điều đó nên người bố khẳng định sự thiệt thòi và đau khổ nhất trong cuộc đời của một con người là không còn mẹ.
Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người chở che, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý làm tổn thương tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.
Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình:
“Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ơn bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con. En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.”
Giọng văn ở đoạn văn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thía. En-ri-cô xúc động thật sự vì nội dung bức thư của bố. Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình.
Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói ra bằng lời. Hơn nữa, viết thư tuy là cách giao tiếp gián tiếp nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm. Đây chính là bài học về cách ứng xử khéo léo trong quan hệ gia đình nói riêng và xã hội nói chung.
Bài văn Mẹ tôi đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người.
Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy ... Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu. Ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước.
Bài 3:
Một trong những tác phẩm truyện dành cho thiếu nhi hay và ý nghĩa nhất của tác giả Ét-môn-đô đờ A-mi-xi chính là văn bản “Mẹ tôi” nằm trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”. Thông điệp qua bức thư của người bố dành cho En-ri-cô đã nói lên được tình yêu thương của người mẹ dành cho cậu bé En-ri-cô, cũng như thể hiện được cách giáo dục con nhỏ một cách hiệu quả và ý nghĩa. Tác phẩm cũng là lời cảnh tỉnh chúng ta cần quan tâm hơn nữa, kính trọng đối với tình thương bao la của cha mẹ, nhận thức được những hành vi, thái độ, việc làm của mình sao cho đúng mực đối với cha mẹ.
Tác phẩm được trình bày dưới hình thức của một lá thư mà bố En-ri-cô viết cho con của mình khi thấy con mình đã có thái độ vô lễ với mẹ, thông qua nội dung bức thư ta cũng có thể hiểu được cốt truyện một cách cụ thể, rõ ràng: cậu bé En-ri-cô đã có những lời nói vô lễ đối với mẹ khiến cho người mẹ buồn bã, bố của En-ri-cô chứng kiến toàn bộ sự việc đã cảm thấy rất thất vọng và buồn bã trước cách cư xử của En-ri-cô.
Để nhắc nhở En-ri-cô, người bố đã viết một bức thư, trong đó một phần bộc lộ tâm trạng, thái độ của mình đối với lỗi lầm mà người con đã tạo ra, đồng thời trong bức thư người bố đã nói về sự hi sinh thầm lặng, tình yêu thương cao cả, sâu sắc của người mẹ dành cho En-ri-cô. Về phía cậu bé En-ri-cô sau khi đọc bức thư của bố đã nhận ra được lỗi lầm của mình, hiểu ra nhiều điều sâu sắc đồng thời cậu cảm thấy rất hối hận vì những lời nói của mình đã làm mẹ tổn thương và buồn nhiều đến vậy, En-ri-cô muốn xin mẹ tha thức và sex thay đổi bản thân theo hướng tích cực.
Có thể thấy, những đứa trẻ nói chung và cậu bé En-ri-cô nói riêng đều mang trong mình sự bồng bột, nông nổi, cứng đầu, chưa nhận thức được những lời nói, hành vi của mình có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh như thế nào. En-ri-cô là người có lỗi nhưng trước lời chỉ dạy nghiêm khắc và sâu sắc của bố, En-ri-cô đã tự nhận ra được cái sai của bản thân, hối lỗi và sửa lỗi kịp thời. En-ri-cô cảm thấy ân hận và hối lỗi đồng thời cũng biết cảm ơn bố đã giúp cậu nhanh chóng nhận ra điều đó, chính bởi En-ri-cô đã quyết định cầu xin sự tha thứ của mẹ nên cậu bé có phần vừa đáng trách lại vừa đáng khen.
Chúng ta có thể thấy bố của En-ri-cô đại diện cho cách giáo dục con cái đúng đắn, một ông bố bộc trực, thẳng thắn và nghiêm khắc, “bố không thể nén cơn tức giận đối với con”, “thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”. Tuy thể hiện sự giận dữ của mình nhưng bên trong lòng người bố lại rất đau buồn, sự vô lễ của con như dao đâm vào trái tim của bố. Thông qua lời chỉ dạy của người bố, hình ảnh người mẹ cũng được hiện lên vô cùng ý nghĩa. Đó là người mẹ luôn tận tụy, cao cả, hi sinh hết lòng và thương yêu vô bờ bến đối với En-ri-cô. Đó là một trong những hình ảnh đại diện cho các bà mẹ của chúng ta, những người mẹ vĩ đại và cao cả, tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
Qua tác phẩm, nhiều vấn đề mang tính nhân văn đã được đề cập tới, đó chính là tình yêu của cha mẹ đối với con cái và cách thức giáo dục con cái đạt hiệu quả nhằm có thể hướng cho con thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt, tác phẩm đã thể hiện được sự tiếp thu, trưởng thành trong nhận thức của con cái sau những sai lầm mà chúng gây ra.
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn "Mẹ tôi" của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.
Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú bức như này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lồi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.
Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.
Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy "sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim" và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.
Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã "phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vỉ nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!"... Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn nhẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn, viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.
Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, "người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con".
Tại sao người bố lại có thái độ kiên quyết như vậy? Bởi vì sự hỗn láo của đứa con đã làm cho ông thất vọng. Ông vốn rất thương yêu con và muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình, một lồi lầm khó có thề’ tha thứ nếu tái phạm:
"Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ”.
“Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nêu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả củng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó".
Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất trong bức thư. Người bố viết cho con trai mình nhưng cũng chính là viết cho bao người con khác trong cuộc đời. Đến lúc trưởng thành, các con dần dần xa mẹ, nhưng trong cách nghĩ của mẹ thì: "Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ, Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con" (Chế Lan Viên). Mẹ vẫn âm thầm dõi theo từng bước trên đường kiếm sống và tạo dựng sự nghiệp của con. Lúc con gặp sóng gió, lòng mẹ là bến đậu an lành nhất. Một lời chia sẻ, động viên, khuyên nhủ chí tình của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con thanh thản lại. Hiểu rõ điều đó nên người bố khẳng định sự thiệt thòi và đau khổ nhất trong cuộc đời của một con người là không còn mẹ.
Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý làm tổn thương tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.
Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình:
"Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được".
Giọng văn ở đoạn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thía. En-ri-cô xúc động thật sự vì nội dung bức thư của bố. Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình.
Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói trực tiếp mà viết thư là cách dạy bảo gián tiếp có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm. Đây chính là bài học về cách ứng xử khéo léo trong quàn hệ gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung.
Bài văn Mẹ tôi đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người.
Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy... Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu. Ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước.