Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu trong bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

Thứ năm - 08/10/2020 08:43
Hướng dẫn làm bài văn mẫu tập làm văn lớp 7, đề bài: Cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu trong bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

Bài 1:

Minh Huệ là nhà thơ quê ở Nghệ An. Có lẽ vì thế, ông viết rất hay về Bác Hồ “Người Cha mái tóc bạc” của đất nước quê hương. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được ông viết vào năm 1951, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Bài thơ để lại những ấn tượng đẹp đẽ, sâu sắc về Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Bài thơ mang cảm hứng trữ tình ghi lại cảnh Bác Hồ cùng chiến sĩ đi chiến dịch, một đêm đông giữa núi rừng Việt Bắc, mưa gió lạnh lùng.

Năm khổ thơ đầu diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của anh đội viên về lãnh tụ. Anh còn trẻ lắm như muôn ngàn chiến sĩ khác “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Trong gian khổ, anh vẫn ngủ rất say, chợt anh thức dậy giữa đêm khuya. Những câu thơ đầu gợi lên một không khí thiêng liêng như cổ tích:

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi

Xúc động và ngạc nhiên nhìn Bác qua ánh lửa, anh tự hỏi mình: “Mà sao Bác vẫn ngồi, Đêm nay Bác không ngủ?”. Anh băn khoăn và quan sát Bác giữa đêm khuya, dưới “mái lều tranh xơ xác”, trong cảnh “trời mưa lâm thâm”, hình ảnh Bác được nhà thơ khắc hoạ với bao khám phá diệu kì:

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Đọc câu thơ, em thấy thương Bác vô cùng. Tuổi cao sức yếu, Bác vẫn cùng các chiến sĩ ra trận, cùng “nếm mật nằm gai”. Con người luôn luôn đem đến cho đồng bào chiến sĩ nụ cười rạng rỡ, vậy mà giờ đây, nụ cười ấy biến đi đâu, nhường chỗ cho sự trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… Bác đang thao thức và băn khoăn với bao ý tưởng nung nấu trong lòng, những lo toan gánh vác việc nước, việc quân…

Cái hay của bài thơ là nói đến mối quan hệ chan hòa yêu thương giữa lãnh tụ và chiến sĩ trong khói lửa. Đó là tình cha con, tình bác cháu vô cùng thắm thiết. Anh đội viên xúc động bồi hồi. Tình cảm chân thành của người lính trẻ cũng là của mỗi chúng ta, của em, của chị…

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương

“Càng nhìn” vì ngạc nhiên xúc động. “Càng thương” vì đã khuya mà Bác vẫn không ngủ. “Càng thương” vì tấm lòng nhân ái bao la của Bác. Trong đêm đông lạnh lẽo, người đội viên khám phá bao điều kì diệu: bên cạnh phẩm chất lãnh tụ vi đại. Ở Bác còn rực sáng lên nhân phẩm cao quý của một con người giàu tình thương:

Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người tàng người một
Sợ cháu mình giật thật
Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Vần thơ như đoạn phim cận cảnh. Ánh lửa rừng chờn vờn “mái tóc bạc’’ của người Cha vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Cử chỉ của Bác: “đốt lửa”, “dém chăn”, “nhón chân nhẹ nhàng”… đều chứa đựng bao tình yêu thương mênh mông. Tình cha con ruột thịt, tình bác cháu ruột rà được nhà thơ ghi lại một cách chân thực làm rung động lòng người. Bác đốt lửa, dém chăn cho chiến sĩ ngủ ngon để ngày mai ra trận hay chính Bác đang đốt ngọn lửa yêu thương nơi đáy lòng mình? Bác “dém chăn” cho từng chiến sĩ hay Bác đang truyền hơi ấm tình thương cho con cháu? Điệp ngữ “từng người từng người một” diễn tả rất sâu sắc tình thương yêu bao la của Bác. Người lính nào cũng được Bác săn sóc, cũng được Bác chia cho phần yêu thương bởi lẽ “Người là Cha, là Bác, là Anh” (Tố Hữu). Bác gần gũi với mọi con người Việt Nam, bởi một lẽ rất lớn đơn giản “Bác là Hồ Chí Minh” như Minh Huệ đã ca ngợi.

Anh đội viên đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên nọ, từ suy nghĩ này đến cảm xúc: khác mà lòng bâng khuâng tự hào. Anh mơ màng chập chờn “như nằm trong mộng”. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh. Cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng. Niềm kính yêu gắn liền với sự khâm phục và biết ơn Bác. Nhà thơ đã sử dụng những ngôn từ đẹp nhất, kết hợp với hình ảnh so sánh diệu kỳ nhất để ngợi ca tâm hồn và tình thương của lãnh tụ đối với dân tộc. Câu thơ như một nét vẽ mang màu sắc thần thoại làm chấn động hồn em:

Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Sống bên Bác, ai cũng cảm thấy tự hào, ai cũng thấy mình được truyền thêm niềm tin và sức mạnh để đi tới ngày mai. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút…
(Sáng tháng Năm)

Bài thơ hay chẳng khác nào một đoá hoa thơm và đẹp tô thắm cuộc đời. Đọc thơ của Minh Huệ, em có cảm nhận như vậy. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ đậm đà âm điệu dân ca Nghệ Tĩnh. Tác giả đã sử dụng thể thơ năm tiếng bình dị, mộc mạc, giàu sức truyền cảm để nói về Bác Hồ kính yêu. Giọng thơ hồn nhiên như tiếng nói tâm tình của anh đội viên nên có sức lan tỏa rộng và sâu lắng trong tâm hồn người đọc. Đọc bài thơ, em thấy Bác gần gũi mà thiêng liêng. Kính yêu Bác, em xin hứa học giỏi, mãi mãi xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, đi tiếp con đường cách mạng mà Bác đã vạch ra.

Bài 2:

Có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu của dân tộc trong đó, bài Đêm nay Bác không ngủ (viết năm 1951) của Minh Huệ đã gây bao xúc động cho người đọc. Năm khổ thơ đầu tiên đã đọng lại trong em niềm kính yêu Bác vô hạn.

Mở đầu là một phát hiện và một câu hỏi của anh đội viên:

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ

Có lẽ sự xúc cảm mạnh nhất là biểu tượng Đêm nay Bác không ngủ. Xúc động và ngạc nhiên nhìn Bác qua ánh lửa, anh tự hỏi mình: Mà sao Bác vẫn ngồi, đêm nay Bác không ngủ? Anh băn khoăn và quan sát Bác giữa đêm khuya, dưới mái lều tranh xơ xác, trong cảnh trời mưa lâm thâm, hình ảnh Bác được nhà thơ khắc hoạ với bao khám phá diệu kì:

Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.

Đọc câu thơ, em thấy thương Bác vô cùng, tuổi cao sức yếu, Bác vẫn cùng các chiến sĩ ra mặt trận, cùng "nếm mật, nằm gai ". Con người luôn luôn đem đến cho đồng bào chiến sĩ nụ cười rạng rỡ, vậy mà giờ đây, nụ cười ấy biến đi đâu, nhường chỗ cho sự trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ... Bác đang thao thức và băn khoăn với bao ý tưởng nung nấu trong lòng, những lo toan gánh vác việc nước, việc quân. Cái hay của bài thơ là nói đến quan hệ chan hoà yêu thương giữa lãnh tụ và chiến sĩ trong khói lửa của cuộc chiến tranh. Đó là tình cha con, tình bác cháu vô cùng thắm thiết. Anh đội viên xúc động, bồi hồi. Tình cảm chân thành của người lính trẻ cũng chính là tình cảm của mỗi con người Việt Nam, của em, của chị....đối với Bác:

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương.

Càng nhìn vì ngạc nhiên xúc động. Càng thương vì đã khuya mà Bác vẫn không ngủ. Càng thương vì tấm lòng thân ái, bao la của Bác. Trong đêm đông lạnh lẽo, người đội viên khám phá bao điều kì diệu: bên cạnh phẩm chất lãnh tụ vĩ đại, ở Bác còn sáng rực lên nhân phẩm cao quý của một con người giàu tình thương:

Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

Anh lửa rừng chờn vờn "mái tóc bạc" của người Cha vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Cử chỉ của Bác "đốt lửa" sưởi ấm cho các chiến sĩ ngủ ngon chứa đựng bao tình yêu thương mênh mông, tình cha con ruột thịt, tình bác cháu ruột rà được nhà thơ ghi lại một cách chân thực làm rung động lòng người:

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
 
Vần thơ như đoạn phim quay cận cảnh. Bác "đốt lửa", "dém chăn" cho các anh ngủ ngon để ngày mai ra trận hay chính Bác đang đốt ngọn lửa yêu thương nơi đáy lòng mình? Bác dém chăn cho từng chiến sĩ hay Bác đang truyền hơi ấm tình thương cho các cháu? Câu thơ từng người từng người một diễn tả rất sâu sắc tình thương yêu bao la của Bác. Người lính nào cũng được Bác chăm sóc, cũng được Bác chia cho phần yêu thương, bởi lẽ Người là cha, là Bác, là Anh (Tố Hữu). Bác gần gũi với mọi người Việt Nam, bởi một lẽ rất đơn giản Bác là Hồ Chí Minh như Minh Huệ đã ca ngợi.

Anh đội viên đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên nọ, từ suy nghĩ này đến cảm xúc khác mà lòng bâng khuâng tự hào. Anh mơ màng, chập chờn "như nằm trong mộng". Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh. Cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng. Niềm kính yêu gắn liền với sự khâm phục và biết ơn Bác. Nhà thơ đã sử dụng những ngôn từ đẹp nhất, kết hợp với hình ảnh so sánh diệu kì nhất để ca ngợi tâm hồn cao cả và tình thương bao la của Bác đối với dân tộc. Câu thơ như một nét vẽ mang màu sắc thần thoại làm xúc động nơi trái tim người đọc:

Bóng Bác cao lồng lộng .
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Sống bên Bác, ai cũng cảm thấy tự hào, ai cũng thấy mình được truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:

Ta bên Người, Người toả sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.
(Sáng tháng năm)

Thế thơ năm chữ bình dị, mộc mạc, giàu sức truyền cảm đã tạo cho bài thơ đậm đà chất dân ca Nghệ Tĩnh. Năm khổ thơ đã diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của anh đội viên với lãnh tụ. Giọng điệu thơ hồn nhiên như tiếng nói tâm tình nên có sức lan toả rộng và lắng sâu trong tâm hồn người đọc. Bác thiêng liêng mà gần gũi quá! Kính yêu Bác, em xin hứa học giỏi, mãi mãi xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, tiếp bước con đường cách mạng mà Bác đã vạch ra.

Bài 3:

Minh Huệ là nhà thơ quê ở Nghệ An. Có lẽ vì thế, ông viết rất hay về Bác Hồ “Người Cha mái tóc bạc” của đất nước quê hương. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được ông viết vào năm 1951, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Bài thơ để lại những ấn tượng đẹp đẽ, sâu sắc về Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Bài thơ mang cảm hứng trữ tình ghi lại cảnh Bác Hồ cùng chiến sĩ đi chiến dịch, một đêm đông giữa núi rừng Việt Bắc, mưa gió lạnh lùng.

Năm khổ thơ đầu diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của anh đội viên về lãnh tụ. Anh còn trẻ lắm như muôn ngàn chiến sĩ khác “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Trong gian khổ, anh vẫn ngủ rất say, chợt anh thức dậy giữa đêm khuya. Những câu thơ đầu gợi lên một không khí thiêng liêng như cổ tích:

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi

Xúc động và ngạc nhiên nhìn Bác qua ánh lửa, anh tự hỏi mình: “Mà sao Bác vẫn ngồi, Đêm nay Bác không ngủ?”. Anh băn khoăn và quan sát Bác giữa đêm khuya, dưới “mái lều tranh xơ xác”, trong cảnh “trời mưa lâm thâm”, hình ảnh Bác được nhà thơ khắc hoạ với bao khám phá diệu kì:

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Đọc câu thơ, em thấy thương Bác vô cùng. Tuổi cao sức yếu, Bác vẫn cùng các chiến sĩ ra trận, cùng “nếm mật nằm gai”. Con người luôn luôn đem đến cho đồng bào chiến sĩ nụ cười rạng rỡ, vậy mà giờ đây, nụ cười ấy biến đi đâu, nhường chỗ cho sự trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ... Bác đang thao thức và băn khoăn với bao ý tưởng nung nấu trong lòng, những lo toan gánh vác việc nước, việc quân...

Cái hay của bài thơ là nói đến mối quan hệ chan hòa yêu thương giữa lãnh tụ và chiến sĩ trong khói lửa. Đó là tình cha con, tình bác cháu vô cùng thắm thiết. Anh đội viên xúc động bồi hồi. Tinh cảm chân thành của người lính trẻ cũng là của mỗi chúng ta, của em, của chị...

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương

“Càng nhìn” vì ngạc nhiên xúc động. “Càng thương” vì đã khuya mà Bác vẫn không ngủ. “Càng thương” vì tấm lòng nhân ái bao la của Bác. Trong đêm đông lạnh lẽo, người đội viên khám phá bao điều kì diệu: bên cạnh phẩm chất lãnh tụ vĩ đại, ở Bác còn rực sáng lên nhân phẩm cao quý của một con người giàu tình thương:

Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Vần thơ như đoạn phim cận cảnh. Ánh lửa rừng chờn vờn “mái tóc bạc” của người Cha vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. Cử chỉ của Bác: “đốt lửa”, “dém chăn”, “nhón chân nhẹ nhàng”... đều chứa đựng bao tình yêu thương mênh mông. Tình cha con ruột thịt, tình bác cháu ruột rà được nhà thơ ghi lại một cách chân thực làm rung động lòng người. Bác đốt lửa, dém chăn cho chiến sĩ ngủ ngon để ngày mai ra trận hay chính Bác đang đốt ngọn lửa yêu thương nơi đáy lòng mình? Bác “dém chăn” cho từng chiến sĩ hay Bác đang truyền hơi ấm tình thương cho con cháu? Điệp ngữ “từng người từng người một” diễn tả rất sâu sắc tình thương yêu bao la của Bác. Người lính nào cũng được Bác săn sóc, cũng được Bác chia cho phần yêu thương bởi lẽ “Người là Cha, là Bác, là Anh” (Tố Hữu). Bác gần gũi với mọi con người Việt Nam, bởi một lẽ rất lớn đơn giản “Bác là Hồ Chí Minh” như Minh Huệ đã ca ngợi.

Anh đội viên đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên nọ, từ suy nghĩ này đến cảm xúc khác mà lòng bâng khuâng tự hào. Anh mơ màng chập chờn “như nằm trong mộng”. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh. Cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng. Niềm kính yêu gắn liền với sự khâm phục và biết ơn Bác. Nhà thơ đã sử dụng những ngôn từ đẹp nhất, kết hợp với hình ảnh so sánh diệu kì nhất để ngợi ca tâm hồn và tình thương của lãnh tụ đôi với dân tộc. Câu thơ như một nét vẽ mang màu sắc thần thoại làm chấn động hồn em:

Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Sống bên Bác, ai cũng cảm thấy tự hào, ai cũng thấy mình được truyền thêm niềm tin và sức mạnh để đi tới ngày mai. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút...
(Sáng tháng Năm)

Bài thơ hay chẳng khác nào một đoá hoa thơm và đẹp tô thắm cuộc đời. Đọc thơ của Minh Huệ, em có cảm nhận như vậy. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ đậm đà âm điệu dân ca Nghệ Tĩnh. Tác giả đã sử dụng thể thơ năm tiếng bình dị, mộc mạc, giàu sức truyền cảm đế nói về Bác Hồ kính yêu. Giọng thơ hồn nhiên như tiếng nói tâm tình của anh đội viên nên có sức lan tỏa rộng và sâu lắng trong tâm hồn người đọc. Đọc bài thơ, em thấy Bác gần gũi mà thiêng liêng. Kính yêu Bác, em xin hứa học giỏi, mãi mãi xứng đáng là cháu .ngoan Bác Hồ, đi tiếp con đường cách mạng mà Bác đã vạch ra.

(Bài thi học kì II của Nguyễn Thị Thu Hằng - HS Lớp 6A, trường THCS Minh Đức, Hải Phòng - Năm học 1989-1990)

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây