Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Anh (chị) có suy nghĩ gì khi những cánh rừng vẫn tiếp tục bị chặt phá?

Thứ ba - 18/02/2020 10:21
Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu
- Môi trường đang kêu cứu: ô nhiễm tăng, chất lượng của các tài nguyên đất, nước, không khí đang suy giảm, cuộc sống con người đang bị đe doạ nghiêm trọng.
- Một trong những nhân tô dẫn tới sự suy giảm của chất lượng môi trường là nạn phá rừng.
2. Triển khai
a. Vai trò, tác dụng của rừng trong cuộc sống của con người.
- Với môi trường: hấp thụ khi thải (CO2), giảm bớt hiệu ứng nhà kính. Góp phần quan trọng tạo sự đa dạng về sinh học. Góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước.
- Với kinh tế: cung cấp nguồn tài nguyên đa dạng phục vụ đời sống cho con người. Là cảnh quan thiên nhiên kì thú và hấp dẫn để phát triển du lịch, thu nhiều lợi nhuận cho nhân dân và quốc gia. Nếu được sử dụng và phát triển đúng cách, đúng mục đích có thể làm giàu cho con người.
b. Thực trạng của nạn phá rừng ở Việt Nam
- Diện tích rừng Việt Nam ngày càng bị thu hẹp. Từ một nước có độ che phủ lớn trên thế giới đến thời điểm này Việt Nam chỉ còn giữ được một diện tích nhỏ rừng nguyên sinh.
- Theo tổng cục thông kê tính chung 3 tháng đầu năm 2009, tổng diện tích rừng bị mất là 489ha, tăng 77% so với cùng kì năm trước. Trong đó, diện tích rừng bị cháy là 244 ha, bị phá là 245 ha.
c. Nguyên nhân của thực trạng dó
- Do đói nghèo, lạc hậu, tập quán du canh du cư chưa hoàn toàn bị xoá bỏ, rừng bị phá để làm nương rẫy.
- Do ý thức bảo vệ rừng chưa được nâng cao ỏ mỗi cá nhân cũng như các tập thể có sự gắn bó và quan hệ trực tiếp với rừng
- Do khả năng quản lý của nhà nước còn hạn chế: luật pháp chưa thật chặt chẽ, người có chức năng bảo vệ rừng chưa được trang bị đầy đủ về cả phương tiện, quyền lợi cũng như quyền lực để thực thi tốt nhiệm vụ
d. Hậu quả của việc rừng bị tàn phá
- Do rừng tạo ra nhiều dịch vụ miễn phí cho kinh tế như cung cấp nước sạch, hấp thụ khí thải... nên khi rừng bị mất, nhân loại phải tự cung cấp các dịch vụ đó bằng việc xây dựng các hồ chứa nước, cơ sở xử lý khí thải vì nếu không sẽ gánh chịu vô số vấn đề về sức khoẻ vả phải chi một số tiền cực lớn để chữa bệnh.
- Phần lớn tổn thất rơi vào người nghèo, đặc biệt những người sống ở khu vực nhiệt đới vì cuộc sống của họ phụ thuộc trực tiếp vào rừng
- Với các quốc gia Phương Tây, mất rừng chính là mất đi công cụ hấp thụ khí gây hiệu ứng nhà kính.
e. Rút ra bài học và đề xuất ý kiến
- Bài học: phá rừng là phá hoại môi trường sống, là tự gây tổn thất về kinh tế cũng như sức khoẻ của con người. Vì vậy cần bảo vệ rừng như một cách bảo vệ chính cuộc sống của mình
- Giải pháp:
+ Giao rừng về tay người dân dưới sự hỗ trợ và kiểm soát chặt chẽ của nhà nước.
+ Xây dựng chính sách, pháp luật vê việc bảo vệ rừng, xử phạt nghiêm minh với những hành vi phá rừng.
+ Trang bị phương tiện, trao quyền và tạo điều kiện tối đa cho các nhân viên kiểm lâm.
+ Giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân
3. Kết luận
- Thế giới đang lên tiếng bảo vệ sự suy thoái của môi trường sống và bày tỏ mối lo ngại về hiện tượng “chảy máu rừng”’.
- Khẳng định trách nhiệm đối với rừng cũng là trách nhiệm đối với cuộc sống hiện tại và tương lai.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây