“Tương tư”: trạng thái tình cảm đơn phương, nảy sinh khi có sự xa cách về thời gian và không gian. Là dạng tâm lý phức tạp, cảm xúc hỗn lộn, đầy những nhớ nhung, băn khoăn, hờn dỗi, than thở, hờn trách, nôn nao, mơ tưởng và thậm chí là ước vọng xa xôi về cái hạnh phúc được gắn bó với nhau đến trọn đời. Nguyên nhân chính là do sự khao khát được gần kề, đc góp chung tình yêu đôi lứa nhưng cũng chính là do cái khao khát mãnh liệt vượt qua mọi trở ngại, xa cách để đến với nhau.
Trạng thái sống động nhất trong tình yêu với những diễn biến không phút nào đi theo một chiều:
Mạch “Tương tư” trong bài thơ:
- Nhớ nhung: Câu 1-4
- Băn khoăn, hờn dỗi: Câu 5-6
- Than thở: Câu 7-8
- Hờn trách: Câu 9-14
- Nôn nao, mơ tưởng: Câu 15-16
- Ước vọng xa xôi: Câu 17-20
Cho nên diễn biến bài thơ là diễn biến tâm trạng tương tư của nhà thơ một cách phong phú, nhớ nhung, băn khoăn, dỗi hờn, than thở, khát vọng, mong mỏi… hòa quyện cùng với cảnh quê và hồn quê với sự xuất hiện những cặp đôi. một người- một người, tôi- nàng, bên ấy – bên này. Hai thôn- một làng, bến- đò, hoa khuê các- bướm giang hồ, nhà anh- nhà em, thôn Đoài- thôn Đông, cau- giầu.
Những trạng thái tâm lý ấy chỉ có thể là tương tư chứ không thể khác được. Nếu bảo rằng nhớ nhau hay mong nhớ hoặc nhớ người yêu thì đây chỉ là một ý nhỏ thôi, chỉ hàm chứa một trạng thái tâm lý thôi chứ không phong phú như đã nêu ở trên. Xuyên suốt bài thơ là sự diễn biến tâm trạng theo những khoảng không gian và thời gian khác nhau nữa. Vả lại ở đây nếu chúng ta nói nhớ nhau hay mong nhớ hoặc nhớ người yêu thì trạng thái tâm lý này sẽ xuất phát từ hai người đang yêu nhau và đang nhớ về nhau còn ở đây với Nguyễn Bính thì tất cả trạng thái tâm lý mà ông thể hiện trong bài thơ này là một tình yêu đơn phương. Diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình từ đôc thoại đến nội tâm chứ hầu như không có hồi âm từ đối phương. Cho nên ở đây chỉ có thể là “tương tư” chứ không thể khác hơn được.
"Tương tư”, một cảm xúc, một căn bệnh khó lòng mà tránh khỏi của những người đang yêu, đặc biệt là những buổi đầu, những khi mà tình yêu còn e ấp trên môi, chưa dám tỏ bày. “Tương tư” thường được hiểu là tâm trạng nhớ nhung, mong ngóng của đôi trai gái khi yêu, nhưng trong thực tế, diễn biến tâm trạng này chỉ xảy ra ở một phía mà cụ thể trong bài thơ này, đó là tâm trạng nhớ mong của chàng quê chất phác:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”.
Cũng như biết bao tâm hồn đã và đang tương tư khác, nỗi tương tư của chàng trai cũng được bắt đầu bằng sự mong nhớ. Nhưng kì lạ thay, tại sao ở đây lại là “thôn Đoài nhớ thôn Đông” mà không phải là ai đó nhớ một ai đó? Đơn giản bởi một lẽ, nỗi tương tư ấy đã thấm vào cả cảnh vật và lan toả khắp không gian, cũng như đại thi hào Nguyễn Du đã nhận xét: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Việc sử dụng hình ảnh hai thôn để diễn tả thay cho hai cá thể đang yêu của Nguyễn Bính quả thật rất tinh tế, nó có thể hiện được một cái gì đó đậm đà thắm thiết qua tiếng “nhớ” mà cũng có gì đó e ấp, thẹn thùng chưa dám nói ra. Thêm vào đó, điệp từ “một người” được ngăn cách bằng “chín nhớ mười mong” vừa như một nhịp cầu mà cũng vừa như tấm bình phong ngăn trở của mối tình đậm đà buổi sơ khai này vậy. Từ đó, tác giả đi đến một kết luận, một sự đúc kết sâu sắc:
Ý trách móc của chàng trai tưởng chừng như vô lý vì đã thụ động chờ đợi rồi mà còn có thái độ hờn dỗi như thế nhưng bên trong lại vô cùng logic. Tác giả đã cố ý tạo ra mọt tình huống trữ tình để bày tỏ nỗi niềm của mình, đây chính là sự trách yêu, tưởng chừng như mình đang bị hờ hững nên “hờn ngược, trách xuôi”. Có nhớ quá, thương quá nên con ngừoi ta mới có suy nghĩ viễn vông: “Đã yêu thì nói rằng yêu – Không yêu thì nói một lời cho xong”, chứ cứ để cho chàng trai phải sống trong nỗi dày vò, thương nhớ không yên thế này thì làm sao mà không trách, không móc cho được.
Đây chỉ là một cách bộc bạch khác trong tình yêu, một dạng “trách yêu”
Tâm trạng chàng trai quê không dừng lại ở sự nhớ mong mà từ sự nhớ mong đó, cảm xúc và diễn biến tâm lý của chàng trai được nâng lên một bậc khác đó là sự mong ngóng, đợi chờ, muốn nhìn thấy người mình yêu. Tâm trạng đó được bộc lộ rõ rang qua bốn câu thơ tiếp theo:
“Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”
Hai câu đầu cứ như có một ý gì đó tự hỏi mà cũng có một ý gì đó hờn trách nhẹ nhàng. Gấn thế cơ mà, nhưng sao “bên ấy” chẳng sang chơi “bên này”, để cho bên này phải đợi mong mỏi mòn, phải “ra ngẩn vào ngơ”, phải tương tư khổ sở thế này, “Bên ấy” có biết cho “bên này” chăng? Sao cứ còn hờ hững mãi? “Ngày qua ngày lại qua ngày”, thời gian cứ thế trôi kéo theo sự nhớ mong dai dẳng trong tâm hồn của “bên này”. Lâu lắm rồi, chờ đợi đã bao ngày rồi, đến nỗi “lá xanh” kia cũng đã “nhuộm” vàng rồi “bên ấy” à! Đối với những tâm hồn đang yêu đương cháy bỏng thì một ngày hay thậm chí một giờ một khắc không gặp người mình yêu cũng dài như mấy năm vậy. Sự vận động của thời gian được tác giả miêu tả bằng điệp ngữ “qua ngày” cùng tự “lại” ở đây đã cụ thể hóa thời gian, diễn tả được bước đi chậm chạp, nặng nề của thời gian dưới cái nhìn của một tâm trạng nóng lòng chờ đợi. Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng hai sắc màu chủ đạo “xanh” và “vàng” cùng động từ “nhuộm” ở đây không chỉ diễn tả được sự vận động trong một quãng đường khá dài của thời gian mà còn cho thấy được tâm trạng héo mòn, khô úa vì đợi chờ của nhân vật trữ tình.
Cũng vì nhớ mong, ôm ấp hình bóng ai kia mà em ơi đã bao đêm anh thức trắng. Nhựng có mấy ai biết cho mối tình đơn phương này, có ai hiểu cho con tim nồng cháy nơi anh nên anh đành phải ôm trọn một mối tương tư tận sâu vào trong tâm khảm. Tâm trạng chàng trai lúc bấy giờ dường như có gì đó bối rối và hụt hẫng. Một ngày không gặp thì nhớ mong, hai ngày không gặp thì bồn chồn, lo lắng, ba ngày không gặp thì hờn mát, trách yêu, rồi nhiều nhiều ngày nữa không gặp thì nỗi tương tư giờ đây đã chuyển sang một cung bậc cảm xúc cao hơn, phức tạp hơn: đó là sự buồn bã, không ăn, không ngủ, biểu hiện của một tâm hồn bị nỗi nhớ mong dày vò, dằn vặt. Biết khi nào đây? Khi nào “bến mới gặp đò”, “hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau”. Đến đây, hệ thống những hình ảnh được tác giả sử dụng đã ngày một đa dạng và phong phú hơn cũng như tâm trạng chàng trai đang diễn biến ngày càng phức tạp và đa cung bậc hơn. Điểm lại tâm trạng ấy, ta có thể thấy rõ ràng một sự tăng tiến trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: từ nhớ mong đến chờ đợi, bồn chồn rồi đến hờn trách và tự vấn bản thân để từ đó nâng lên một bậc nữa trong cảm xúc. Cũng là sự mong muốn nhưng đã không còn chỉ là nỗi mong muốn được gặp nhau mà giờ đây, chàng trai muốn được gắn kết, được giao hòa và được kết tóc se duyên cùng người “bên ấy” ở “thôn Đông”.
“Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”
- Điệp từ: ngày
- Điệp ngữ: qua ngày
- “Lại”: Tâm trạng nặng nề, điểm nhấn của ngữ điệu.
- Cách ngắt nhịp 3/3
Lời than thở, ngán ngẩm, giọng thơ kể lể. Sự lặp lại thời gian trong vô vọng, dòng thời gian trôi đi vô cùng chậm chạp làm cho nỗi đợi chờ càng dai dẳng, triền miên.
- Động từ: nhuộm
Nói lên sự chậm chạp của thời gian, tựa như nhà thơ thấp thỏm từng ngày, từng ngày trong nỗi cô đơn, mong ngóng. Ánh mắt dõi theo nhàu lá kia từng chút một như để đếm từng nhịp đi của thời gian. Nỗi nhớ là thứ cảm xúc gì đấy mà lý trí không thể kiểm soát nỗi.
- “Lá xanh” – “Lá vàng”: Thời gian có màu, thời gian càng chậm, tâm trạng con người càng thêm não nề. Thời gian và tâm trạng như đối nghịch nhau. Tương tư khiến lòng người héo hon như lá cây héo úa.
- “Cây”: Tả cảnh ngụ tình. Cây là người đồng minh với tác giả, là hiện thân của nỗi nhớ.
Mối duyên quê đậm nét thôn dã vì nó gắn liền với khung cảnh và cây cỏ chốn quê: có thôn, có làng, có đò, có đình, có bến, có hoa bướm, có giàn giầu, hàng cau…
Cách thể hiện tình yêu vừa ý nhị, vừa thiết tha.
Chất dân gian của Nguyễn Bính
Cách tạo hình ảnh độc đáo:
Thay vì diễn tả trực tiếp cảnh chàng trai nhớ đến cô gái, tác giả đã sử dụng hình ảnh “thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” vừa tinh tế, vừa ý nhị. Bằng việc sử dụng hình ảnh như thế, ngoài việc nói về tình yêu, tác giả còn nói lên mối gắn kết sâu sắc giữa con người với quê hương, tựa như tạo ra hai nỗi nhớ song hàng. Đây là cách nói vòng: người nhớ thôn và thôn nhớ thôn. Điều này làm cơ sở cho thủ pháp nhân hóa, chẳng những thể còn biểu đạt cả một quy luật tâm lý: khi yêu, người ta thương nhớ nhau, và nỗi nhớ ấy tựa như nhuốm màu cả cảnh vật, nhìn đâu đâu cũng thấy nhớ.
Chất liệu ngôn từ chân quê, dân gian:
- Những hình ảnh đậm chất chân quê như: thôn, đò, bến, hoa bướm, hàng cau, giàn giầu,…
- Hình bóng ca dao, thành ngữ, tục ngữ: chín nhớ mười mong.
- Giọng thơ kể lễ, than thở. Lời thơ đậm đà, chất phát.
Suốt bài thơ, chúng ta không khó để bắt gặp những hình ảnh đậm chất dân gian, đơn giản, mộc mạc mà có sức gợi tả, gợi cảm mạnh mẽ. Những hình ảnh ấy luôn song đôi với nhau: “thôn Đòai – thôn Đông”, “bến – đò”, “hoa – bướm”, “trầu – cau”,… và ngày càng tăng tiến trong việc thể hiện sự giao hòa, gắn kết với nhau phù hợp với việc miêu tả tâm trạng tương tư diễn biến phức tạp của chàng trai. Cũng qua những hình ảnh đó mà phong cách thơ của Nguyễn Bính cũng được bộc lộ và làm rõ, một phong cách thơ đậm “hồn quê” và thiết tha với những giá trị cổ truyền của dân tộc đang dần dần mai một lúc bấy giờ. Đọc “Tương tư”, chúng ta như đọc mộ bài ca dao dài vậy, cũng những hình ảnh quá đổi bình dị và thân quen, cùng lối viết giản dị và mộc mạc, cũng thể lục bát dân gian cô đọng mà giàu sức gợi tả. Tẩt cả hòa quyện vào nhau tạo nên một hồn thơ, một phong cách thơ rất Nguyễn Bính.
Các hình ảnh sóng đôi
Thôn Đoài – thôn Đông, một người – một người, gió mưa – tương tư, tôi – nàng, bên ấy – bên này, hai thôn – một làng, bến – đò, hoa khuê các – bướm giang hồ, nhà anh – nhà em, giàn giầu – hàng cau, cau thôn Đoài – giầu thôn Đông
Những hình ảnh hiện lên từ xa đến gần phải chăng là niềm khao khát đc sống cận kề, niềm khao khát nhân duyên đậm chất truyền thống của tác giả?