Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Nghị luận câu nói của Ngô Thì Nhậm: "Muốn xây dựng đất nước trước hết phải phát triển giáo dục, muốn trị nước phải trọng dụng người tài"

Thứ hai - 20/10/2014 08:15
Ngô Thì Nhậm là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê – Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh. Ông là người thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử, là người nổi tiếng văn chương trong thiên hạ. Ông có một câu nói rất hay về việc quản lí và xây dựng đất nước. "Muốn xây dựng đất nước trước hết phải phát triển giáo dục, muốn trị nước phải trọng dụng người tài (Ngô Thì Nhậm)”. Câu nói đơn giản nhưng hay và chứa đựng không biết bao nhiêu nguyên lí phải đúc kết từ bao đời.
Khái quát ý nghĩa – xây dựng đất nước là gì? "Là giúp đất nước phát triển không ngừng, về mọi mặt mọi phương diện, kinh tế giáo dục, văn hóa, xã hội…”
 
- Quản lí đất nước: là để đất nước phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội, theo lí tưởng của HCM vĩ đại.
 
- Giáo dục: là đào tạo con người hoàn thiện cả về phẩm chất lẫn tinh thần, giúp họ nhận thức tốt, có nhiều hiểu biết về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống,nâng tầm nhận thức của họ lên cao hơn. đồng thời cũng giáo dục về đạo đức để họ luôn sống và làm việc theo pháp luật…
 
- Người tài: là người giỏi về mặt trí thức hoàn thiện về mặt nhân cách đạo đức.
 
- Nếu một đất nước có một nề giáo dục phát triển có đầy đử điều kiện để mỗi công nhân có thể được học tập, hiểu biết thì chưa nói về kinh tế có phất triển hay không nhưng chắc hẳn nước đó đã thắng lợi trên con đường giáo dục, một trong những con đường mà không phải nước nào cũng có thể làm được…
 
- Khi xâm lược nước ta, các nước đế quốc nhất là mĩ và pháp đã thực hiện chính sách ngu dân, biến dân tộc ta không những nghèo về kinh tế mà nghèo về nhận thức. như bác hồ đã nói muốn đánh bại kẻ thù đầu tiên chúng ta phải diệt được giặc đói và giặc dốt. vì đơn giản khi có nhận tri thức người ta mới có thể nhận ra được con đường thực sự mà mình phải đi.từ đó mới mong cứu được dân tộc, xây dựng được đất nước.
 
Muốn tri nước phải trọng dụng người tài. người tài là nười nổi trội nhất trong những người có tri thức, những hành động những câu nói của họ đều là những chân lí, những đúc kết từ những kinh nghiệm mà chính bản thân họ hay nhưng người đi trước đã trải qua, họ vận dụng những cái đó để góp phần xây dựng đất nước. người tài ở đây không những tài mà phải có đức, là người biết yêu thương mọi người, biết vì cái chung, họ sẽ cống hiến hết mình vì dân tộc vì đất nước. mà không cần một lợi ích riêng nào cho bản thân.
 
Bằng tri thức của mình họ có thể quản lí đất nước giúp đất nước phát triển phồn thịnh.
 
Cho nên: Muốn xây dựng đất nước trước hết phải phát triển giáo dục. muốn trị nước phải trọng dụng người tài.
 
không đâu xa ngay chính trong dân tộc ta người tài không thiếu, như HCM một con người tài hoa xuất chúng, giỏi không thững về tài mà còn đức. nhờ ngườ mà dân tộc VN bước ra khỏi ách nô lệ của thực dân pháp đế quốc mĩ. rồi như đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất thân trong một gia đình nhà nho, có tri thức, tài giỏi ông đã chỉ huy quân đội Vn đi từ hết chiến thắng này đến chiến thắng khác….
 
Câu nói của ngô thì nhậm không những đúng ở trong quá khứ mà ngay bây giờ nó vẫn rất ý nghĩa. như giáo sư Ngô Bảo Châu đã làm rạng rỡ nước nhà bởi những thành tựu mà ông đạt được ở cái tuổi 26. và còn vô vàn ví dụ khác…
 
Tuy nhiên trong giới trẻ ngày nay còn không biết bao nhiêu người chưa nhận thức được điều đó, những việc làm của họ không những ảnh hưởng tới mình bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến cả một dân tộc một xã hội. một đất nước sẽ không thực sự mạnh nếu như còn những con người như vậy.
 
Mỗi chúng ta, ai cũng muốn mình sẽ trở thành những người cần thiết cho xã hội, một người thành đạt . Vì vậy chúng ta nên cố gắng học tập rèn luyện bản thân, cố gắng trở thành những người có ích tôi tin rằng ”không thành công cũng thành nhân”.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây