Tôi thực sự tâm đắc với ý kiến trên của Hồ Chí Minh. Còn về phía các bạn, các bạn có suy nghĩ như thế nào về vấn đề đó?
Dù đi đâu chúng ta vẫn luôn lưu giữ bên mình câu ca:
“Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Hồ Chí Minh! Đẹp nhất tên người. Bởi, người không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại đã giúp nhân dân Việt Nam tìm thấy con đường đấu tranh giải phóng đất nước, khỏi gông cùm nô lệ mà còn là một bậc “Đại nhân, đại chí, đại dũng”, là tấm gương sáng về nhân cách để mọi người noi theo. Người đã luôn trực tiếp tuyên dạy những đức tính cần thiết cho con người, đặc biệt là những người lạnh đạo của Đảng. Người cho rằng chỉ có tôi luyện được đức tính “trong sạch, chất phác, hăng hái, cần kiệm, xóa bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động” thì đất nước mới có những bức tiến trong tương lai.
Người với người sống là để yêu thương nhau. Vì lẽ đó mà con người không nên có những hành động sai trái với nhau mà phải giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Con người phải luôn đấu tranh với cái xấu để giữ cho mình đức tính “trong sạch”. Để có một lương tâm trong sạch thì cần ph3i có những hành động thiết thực, quang minh chính đại, không cảm thấy hổ thẹn với mọi người, với đất nước và với chính bản thân mình. Đó là những hành động vì mọi người sau đó mới đến mình, luôn vì lợi ích chung. Với bạn bè, thầy, cô, không đươc lừa thầy phản bạn, với người trong gia đình không được dối trên lừa dưới, với đất nước không được tham ô, tham nhũng. Con người phải có cái tâm từ trong cốt tủy. Có đươc đức tính trong sạch thì mới có thể tiếp tục rèn luyện những đức tính khác. Con người phải sống đứng với đạo lý làm người.
“Chất phác” hay có thể nói khác đi đó chính là sự “liêm” “chính”, “chí công vô tư” và sự thành thật. Con người cũng phải rèn luyện đức tính này. Dù ở môi trường nào, sự tác động của ngoại cảnh như thế nào thì vẫn luôn cần sự liêm chính. Không vì tiền tài công danh làm mờ mắt mà siêu lòng nâng đỡ người xấu diệt trừ người tốt, phải luôn đặt con người khác nhau ở những vị thế như nhau, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, cần phải biết phân biệt công tư rõ ràng. Đặc biệt là luôn phải thành thật với mọi người và chính mình. Đừng nên tự dùng lời lẽ sai trái để biện hộ cho những hành động sai trái. Có được những điều này thì tâm mới vững để xử lý mọi việc giúp đất nước phát triển và tạo được những tình bạn đẹp. “Chất phát” là một trong những phẩm chất cần thiết để tạo nên sự thành công của con người, tạo lập được lòng tin, sự quý trọng ở người khác. Con người sống đúng với đạo lý làm người thôi chưa đủ mà cần phải “hăng hái” trong mọi hoàn cảnh. Sự “hăng hái” vừa thể hiện được dũng khí và lòng nhiệt tình của bản thân. Mác đã từng nói “hạnh phúc là đấu tranh”. Không phải mọi cái là đều tự sinh ra mà cần có sự đấu tranh. Làm việc gì cũng cần phải có lòng nhiệt tình, hăng say thì mới thành công được. Nhưng lòng nhiệt tình thôi thì chưa đủ mà cần có dũng khí. Đúng khí khiến cho bạn đứng vững, không lùi bước, đũng khí thật sự là dũng khí ở trong tâm hồn con người, là dũng khí đối dám đối mặt với mọi thử thách, dũng khí khi hành động. Trước những hành động sai trái như tham ô tham nhũng của những người lãnh đạo thì mọi công dân không nên vì nề sợ quyền chức mà “khuất mắt trong coi” ngược lại phải đấu tranh loại bỏ. Không vì hoàn cảnh khó khăn mà quản ngại. Những tấm gương sáng ngời về lòng hăng hái đó là những chiến sỹ nơi biên cương, hải đảo. Ở những nơi hải đảo biên giới xa xôi, mọi điều kiện sống đều khó khăn và thậm chí cái chết cận kề nhưng với lòng nhiệt tình, hăng hái hàng năm thanh niên Việt Nam vẫn xung phong bảo vệ nơi biên giới, hải đảo cho người dân có cuộc sống ấm yên, hạnh phúc. Điều này làm ta liên tưởng đến sự dũng cảm hy sinh của những anh bộ đội cụ Hồ ngày xưa như Phan Đình Giót, La Văn Cầu, Võ Thị Sáu,… Nếu không có sự hăng hái sẵn sàng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” ấy thì có lẽ không có Việt Nam giàu đẹp như ngày nay và sẽ không có Việt Nam vĩ đại trong tương lai. Hăng hái trong lao động sản xuất, đấu tranh, sẽ đạt được nhiều kết quả nhưng nếu không “Cần kiệm” thì những thành quả đó cũng sẽ mất đi. Để tạo ra nhiều của cải thì phải cần cù, chăm chỉ và tiết kiệm. Cơ chế thị trường ngày nay là làm theo năng lực hưởng theo sản phẩm, không làm không hưởng. Người lao động ngày nay đều ngang băng như nhau chứ không như thời ký hợp tác xã không làm vẫn được hưởng. Tài sản làm ra chính là công sức bỏ ra của chính bản thân mình và để tạo được khối lượng lớn của cải phải tiết kiệm. Nước ta hiện nay vẫn còn nghèo nếu không tiết kiệm thì không có vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội. Những người lãnh đạo Đảng càng phải nêu gương tình thần “cần kiệm” này. Nhờ có sự tu dưỡng về nhân cách, tạo lập được các đức tính “trong sạch, chất phát, hăng hái, tiết kiệm” mà con người sẽ đạt được những thành công trong cuộc sống. Nhưng một trong những chiếc chìa khóa vàng để xã hội phát triển đó là phải “xóa bỏ những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động”. Thiết nghĩ về những “vết tích nô lệ” trong tư tưởng và hành động chính là những định kiến, những lề thói cũ, nếp nghĩ cũ trong tư tưởng. Đi đôi với nó là những hành động sai trái được coi là tàn dư của xã hội. Chúng ta cần loại bỏ, xóa bỏ hết vì con người mới có những suy nghĩ tiến bộ, phát triển sáng tạo, đất nước mới đi lên được. Đất nước Việt Nam đã có những “thay da đổi thịt” đáng kể nhưng những vết tích nô lệ vẫn đang còn tồn tại nó không chỉ tồn tại trong nếp nghĩ của người dân mà còn nguy hại hơn là còn tồn tại trong tư duy của những người lãnh đạo. Vì vậy, mà đây là một đức tính phải thực hiện bằng được nếu không sẽ gây hại đến đất nước.
Nói đơn giản như sự hạn chế trong câu thành ngữ “học thầy không tày học bang” thành ngữ là những câu thể hiện sự đúc rút kinh nghiệm của nhân dân ta. Bạn bè xung quanh ta có rất nhiều điểm để học nhưng học bạn thôi chưa đủ mà cần học hỏi ở thầy cô. Vì đó là những người trực tiếp dạy dỗ ta, truyền đạt cho ta những kiến thức về đời sống xã hội, đạo lý làm người… hay trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ta cũng thấy những nếp nghĩ rất cổ hủ của nhân dân ta. Chỉ vì những định kiến xã hội mà Chí không thể trở lại làm người lương thiện hòa vào dòng đời chung của mọi người. Chí từ khi ra tù đã trở thành tay sai của Bá Kiến, trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Nhờ Thị Nở, Chí đã muốn trở lại làm người lương thiện nhưng dân làng không ai còn tin hắn nữa, mọi người ai cũng xa lánh hắt hủi hắn. Bởi hắn đã phá hoại biết bao hạnh phúc của biết bao gia đình. Cái chết của Chí là cái chết của sự thức tỉnh lương tâm. Chí chết trên ngưỡng cửa của sự lương thiện nhưng người dân không ai hiểu điều đó. Họ cho rằng Chí chết là đáng đời, không ai thương xót cảm thông cho Chí Phèo. Vì với họ người xấu như Chí không thể trở thành người tốt. Qua câu chuyện này bạn hãy tự nhận ra cho mình một bài học: Hãy giúp đỡ những người tưởng chừng như mất hết nhân hình nhân tính, đánh kẻ chạy đi chứ đừng đánh người chạy lại, phải có niềm tin vào con người, bởi trong con người luôn tiềm ẩn sự lương thiện. Hãy thức tỉnh sự lương thiện ấy.
Xóa bỏ những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động còn là loại bỏ những cái xấu trong bản thân mỗi con người. Bởi tư tưởng quyết định hành động, chỉ có những tư tưởng tốt thì mới có hành động đẹp. Vì vậy, cần phải vượt lên chính những dục vọng của bản thân thì mới hoàn thiện về nhân cách giữ được sự trong sạch trong tính cách.
Trong lời nhận định của Bác có những từ ngữ rất dắt như “phải thực hiện”, “xóa bỏ hết”. “Phải thực hiện” khác với nên thực hiện. Hãy coi đây là lời hiệu triệu con người. Mỗi công dân Việt Nam hãy luôn tu dưỡng và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt là thế hệ thanh niên, những người lãnh đạo nhà nước, những người cầm cán cân công lý. Không chỉ xóa bỏ những vết tích nô lệ mà phải xóa bỏ hết không để lại chút tàn dư nào. Người đã dùng những từ ngữ rất chuẩn, đanh thép truyền đạt đến người dân Việt Nam. Thực hiện lời Bác dạy mỗi người dân Việt Nam sẽ là những bông hoa đẹp tô điểm cho vườn hoa Việt Nam ngày càng giàu đẹp, vững mạnh.