Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 12 - Trang 31

Lớp 12

Nghị luận xã hội: Bản chất của thành công

Nghị luận xã hội: Bản chất của thành công

 04:01 24/12/2015

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.
Nêu cảm xúc khi đọc bài thơ Lò đèn của Nguyễn Duy

Nêu cảm xúc khi đọc bài thơ Lò đèn của Nguyễn Duy

 03:58 24/12/2015

Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở xã Đông Vệ, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Mẹ mất sớm, Nguyễn Duy ở với bà ngoại từ nhỏ, cho nên trong tâm hồn nhà thơ, bà ngoại là hình ảnh gần gũi, thân thuộc nhất. Năm 1966, Nguyễn Duy nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở các chiến trường gian khổ ác liệt như Khe Sanh, Đường 9 – Nam Lào, Quảng Trị… Từ chiến trường trở về, Nguyễn Duy học tại Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1976, ông là biên tập viên báo Văn nghệ Giải phóng. Từ năm 1977 đến nay, ông làm việc tại báo Văn nghệ. Với những đóng góp đáng kể cho thơ ca hiện đại, năm 2007, Nguyễn Duy đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Soạn bài lớp 12: Vợ chồng A Phủ

Soạn bài lớp 12: Vợ chồng A Phủ

 03:53 24/12/2015

Soạn bài lớp 12: Vợ chồng A Phủ do Tô Hoài sáng tác được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 12 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình.
Soạn bài lớp 12: Nhân vật giao tiếp

Soạn bài lớp 12: Nhân vật giao tiếp

 03:51 24/12/2015

Soạn bài lớp 12: Nhân vật giao tiếp sáng tác được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 12 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình.
Cảm nhận về đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Cảm nhận về đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

 05:32 22/12/2015

Cảm hứng về Đất Nước là nguồn đề tài vô tận của các văn nhân, nghệ sĩ. Và bài thơ "Đất nước" trong trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm không nằm ngoài dòng chảy vô tận ấy. Một Đất nước bình dị, gần gũi được tìm thấy trong mỗi người dân Việt. Đất nước ấy đã hòa chảy cùng dòng máu nóng trong cơ thể thành nhịp đập trong trái tim mỗi người để "Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất Nước"
Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

 04:37 22/12/2015

Viết về Tây Tiến – Quang Dũng viết bằng dòng hồi ức. Và trong dòng hồi ức ấy nỗi nhớ đồng đội luôn xao động, gợi về những kỉ niệm, hình ảnh thân thương, tha thiết, sâu lắng. Ta bắt gặp dòng hoài niệm về đồng đội, về những cầm, nỗi lòng người lính Tây tiến qua đoạn thơ:
Cảm nhận về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cảm nhận về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

 04:34 22/12/2015

Tình yêu đôi lứa luôn là nguồn thơ không bao giờ vơi cạn cho các thi sĩ thăng hoa cảm xúc viết nên bao vần thơ tình ngọt ngào, sâu lắng rung động lòng người như Puskin(Nga), Tago( Ấn Độ), Xuân Diệu(Việt Nam). Nhưng có lẽ đến những năm tháng chiến tranh chống Mỹ khốc liệt tuổi trẻ Việt Nam mới ngỡ ngàng khi được cảm nhận những bài thơ tình vừa hồn hậu chân thành vừa tươi tắn đắm say. Tiêu biểu nhất là bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

 04:31 22/12/2015

Viết về Tây Tiến – Quang Dũng viết bằng dòng hồi ức. Và trong dòng hồi ức ấy nỗi nhớ đồng đội luôn xao động, gợi về những kỉ niệm, hình ảnh thân thương, tha thiết, sâu lắng. Ta bắt gặp dòng hoài niệm về đồng đội, về những cầm, nỗi lòng người lính Tây tiến qua đoạn thơ:
Cảm nhận về Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Bài 2)

Cảm nhận về Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Bài 2)

 03:30 22/12/2015

Ai đã đặt tên cho dòng sông ? Theo lí thuyết thi pháp học hiện đại, hình tượng tác giả là sự nhập thân của ý thức người sáng tạo vào trong tác phẩm nghệ thuật. Nếu hình tượng nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách nhân vật thì hình tượng tác giả trong bút ký, tùy bút được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện. Hình tượng tác giả biểu hiện ở cái nhìn, sự quan tâm lựa chọn những chủ đề, đề tài, thể loại, ở ngôn ngữ và cách diễn đạt của chủ thể sáng tạo. Hình tượng tác giả là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của tác phẩm.
Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

 03:29 22/12/2015

Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn nặng lòng với xứ Huế mộng mơ, với dòng sông Hương hiền hòa chảy. Có lẽ ông có duyên với mảnh đất và con người nơi đây nên những gì ông viết thường rất bình dị, mộc mạc nhưng lãng mạn và trữ tình. Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông này” được xem là thành công của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi khắc họa rõ ràng từng đường nét và vẻ đẹp đa chiều của dòng sông Hương. Một vẻ đẹp trầm lắng, dịu dàng, nên thơ và rất mực cổ kính.
Cảm nhận về Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận về Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

 03:27 22/12/2015

Con sông Hương thơ mộng của xứ Huế đã làm ngẩn ngơ không ít những tâm hồn nhạy cảm và cũng làm “khổ” không ít bậc nghệ sĩ tài hoa. Ta bắt gặp sông Hương ở muôn mặt của nghệ thuật: thơ, ca, nhạc, hoạ. Đến với bút kí Ai đã dặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường một lần nữa ta cảm nhận vẻ đẹp sông Hương và sự đam mê của tác giả khi viết về dòng sông.
Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Bài 5)

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Bài 5)

 03:18 22/12/2015

Tố Hữu một hồn thơ dân tộc, một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt nam. Có thể nói những tác phẩm của ông không chỉ thể hiện tư tưởng,lẽ sống của bản thân mình mà qua đó ta còn thấy được những sự kiện quan trọng của cách mạng nước nhà. Tháng 10- 1954 sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ bộ đội ta phải chuyển lực lượng thủ đô và chia tay với chiến khu Việt bắc. Kẻ ở người đi lòng không khỏi nhớ thương nuối tiếc tình quân dân trong mười lăm năm khánh chiến. nhân sự kiện trọng đại cùng với tâm trạng nỗi niềm ấy Tố Hữu đã viết bài thơ Việt bắc.
Cảm nhận bài Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo (Bài 2)

Cảm nhận bài Đàn ghita của Lorca – Thanh Thảo (Bài 2)

 03:13 22/12/2015

Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor -ca” là thi phẩm đặc sắc mới mẻ của Thanh Thảo – một nhà thơ ham cách tân thơ những năm sau chiến tranh chống Mĩ cứu nước, để góp phần đổi mới thơ theo hướng hiện đại hoá. Thanh Thảo đã mượn hình ảnh cây đàn, đúng hơn là tiếng đàn để diễn tả nhân cách cao đẹp cùng số phận oan khuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha – một nghệ sĩ Lor -ca tài hoa đã dùng thơ và nhạc, say mê mải miết, tình nguyện làm một người nghệ sĩ du ca, cất lên tiếng đàn tranh đấu cho tự do của tổ quốc Tây Ban Nha và cho nghệ thuật.
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Bạn có cảm nhận gì về tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này? (Bài 3)

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Bạn có cảm nhận gì về tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này? (Bài 3)

 03:09 22/12/2015

Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu trong lớp các nhà thơ thời chống Mỹ và cũng là gương mặt tiêu biểu trong các nhà thơ nữ của văn học Việt Nam hiện đại. Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ viết nhiều và viết hay về phụ nữ.
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Bạn có cảm nhận gì về tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này? (Bài 2)

Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Bạn có cảm nhận gì về tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này? (Bài 2)

 03:05 22/12/2015

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ viết về tình yêu hay nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Chị đã dể lại nhiều bài thơ tình đặc sắc: Thuyền và biển, Dẫu em biết ràng anh trở lại, Tự hát, Hoa cỏ may, Thơ tình cuối mùa thu.,. Trong đó bài thơ Sóng ngay từ khi ra đời đã được nhiều thế hệ thanh niên ưa thích. Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ đã góp phần diễn tả sức sống, niềm khát khao mãnh liệt của tâm hồn nhà thơ về tình yêu, về cuộc sống.
Phân tích Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo (Bài 2)

Phân tích Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo (Bài 2)

 23:55 21/12/2015

Nhà thơ Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tài năng thờ ca của Thanh Thảo phát triển và trưởng thành trong những năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Thanh Thảo đem đến cho thơ ca thời đó tiếng nói trung thực của một thế hệ tình nguyện cầm súng bảo vệ Tổ quốc, vẫn là cái tôi công dân đầy nhiệt huyết nhưng thơ Thanh Thảo nghiêng về phản ánh tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở trước các vấn đề nóng bỏng của xã hội và thời đại. Thanh Thảo muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở chiều sâu bản chất của nó nên ông không chấp nhận lối biểu đạt ồn ào, dễ dãi. Những tập thơ viết về con người trong chiến tranh và hòa bình của Thanh Thảo đã được đánh giá cao: Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngọn sóng mặt trời, Khối vuông ru-bich, Từ một đến một trăm… Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca in trong tập Khối vuông ru-bich, xuất bản năm 1985 được dư luận đánh giá là thành công về nhiều mặt của Thanh Thảo:
Phân tích Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo

Phân tích Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo

 23:50 21/12/2015

Là 1 nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kì gian khổ nhưng Thanh Thảo không viết nhiều về thời kì kháng chiến chống Đế quốc Mỹ. Có lẽ ông thực sự để lại tên tuổi của mình với những bài thơ thời hậu chiến. Sở trường của nhà thơ đó là khắc họa chân dung của những người nghệ sĩ và 1 trong những bức chân dung thành công nhất của Thanh Thảo đó chính là chân dung G. Lor-ca trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca” 1 người nghệ sĩ nổi tiếng của Tây Ban Nha nói riêng và của Châu Âu nói chung trong cuộc chiến tranh TG lần thứ 2. T/p được xem là linh hồn của tập thơ “Khối vuông ru-bích” xuất bản năm 1985. Bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" được xem như 1 bản điếu văn bằng thơ rất đẹp mà Thanh Thảo – 1 nhà thơ hậu thế – đã dành tặng Lor-ca. Thông qua đó, Thanh Thảo đã thể hiện sự đồng điệu trong tâm hồn mình, sự phá cách đối với thơ ca giai đoạn thời kì hậu chiến.
Phân tích bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Bài 2)

Phân tích bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Bài 2)

 23:45 21/12/2015

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế. Quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, song gần như suốt cuộc đời, ông gắn bó với xứ Huế yêu thương. Tâm hồn nhà văn thấm đẫm đặc trưng của văn hóa Huế. Năm 1960, ông tốt nghiệp ban Việt – Hán Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, tốt nghiệp khoa Triết – Văn Đại học Huế.
Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Bài 4)

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Bài 4)

 23:38 21/12/2015

Tố Hữu được mệnh danh là ngọn cờ đầu của phong trào thơ cách mạng. Thơ ông là vũ khí để tuyên truyền, cổ động tinh thần chiến đấu cũng như nêu cao tình yêu và tinh thần yêu nước mãnh liệt. Mặc dù thơ ông viết về chính trị nhưng không hề khô khan, ngược lại rất tình cảm. Bài thơ “Việt Bắc” sáng tác sau khi chiến thắng thực dân Pháp, tác giả muốn gợi lại tình quân dân thắm thiết, ân tình và sâu nặng trong cuộc kháng chiến. Bài thơ được viết theo thể đối đáp càng gợi lên sự bình dị, ấm áp và than quen đến lạ lùng.
Vẻ đẹp độc đáo của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Vẻ đẹp độc đáo của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

 03:39 21/12/2015

Có người đã từng nói: Nếu chọn 5 tác giả tiêu biểu nhất của thời kỳ chiến tranh chống Pháp (1945-1954) thì chắc hẳn sẽ không có Quang Dũng, nhưng nếu chọn 5 bài thơ tiêu biểu nhất của thời kỳ chiến tranh chống Pháp này thì nhất định bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng sẽ đứng ở hàng danh dự. Một nhận xét mà theo tôi nó rất thỏa đáng đối với một bài thơ hay như thế.
Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc (Bài 3)

Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc (Bài 3)

 00:14 21/12/2015

Tố Hữu được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào thơ Cách mạng Việt Nam với những tác phẩm lưu mãi với thời gian. Thơ ông viết về chính trị nhưng không khô khan, mà ngược lại, dễ đi sâu vào lòng người bởi tình cảm và giọng văn trữ tình truyền cảm. “Việt Bắc” được sáng tác trong hoàn cảnh chia ly tiễn biệt giữa quân và dân tại căn cứ địa Việt Bắc sau kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được xem như lời tâm tình chan chứa nỗi niềm của Tố Hữu đối với mảnh đất anh hùng này. Đặc biệt người đọc chắc hẳn sẽ không quên bức tranh tứ bình bằng thơ tuyệt đẹp trong “Việt Bắc”.
Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

 11:18 14/12/2015

Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 12 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình.
Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

 05:13 08/11/2015

Bài thơ " Việt Bắc" - một sáng tác thành công của nhà thơ Tố Hữu. Được viết ra như một lời hát tâm tình của một mối tình tha thiết và day dứt giữa đồng bào Việt bắc với người kháng chiến. Việt Bắc không chỉ hấp dẫn người đọc bởi nội dung sâu sắc, mà còn bởi giọng thơ tâm tình ngọt ngào da diết cùng nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc.
Bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

 05:59 04/11/2015

Có những ngày tháng không thể quên, cái gian khổ ác liệt không thể quên, cả cái hào hùng lãng mạn cũng không thể quên. May mắn thay, giữa những ngày tháng không thể quên ấy, lại có những bài thơ không thể quên, như Tây Tiến của Quang Dũng.
Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ (Bài 2)

Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ (Bài 2)

 09:59 10/09/2015

“Học” là con đường tiếp thu tri thức để hoàn thiện phẩm chất của mỗi con người. Con đường học vấn dài vô tận và muốn đạt đến đỉnh cao của học vấn thì có rất nhiều phương pháp. Mỗi người đã chọn lựa cho mình một phương pháp để đi trên con đường chông gai đầy thử thách này, nhưng đáng tiếc rằng đa số học sinh ngày nay lại chọn cho mình một phương pháp học rất dễ thực hiện nhưng lại dễ làm cho họ vấp ngã mà đã vấp ngã thì họ khó tài nào đứng dậy nổi.Phương pháp nguy hiểm đó chính là “học vẹt” và “học tủ”.
Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ

Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ

 09:58 10/09/2015

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, là mùa xuân của xã hội. Chúng ta – thế hệ trẻ cần phải xác định cho mình một con đường học tập đúng đắn. Đó là học để biết, học để làm, học để hội nhập và khẳng định bản thân. Vậy mà, trong một bộ phận học sinh chúng ta hiện nay vẫn tồn tại tình trạng học tủ, học vẹt.
Nghị luận xã hội về vấn đề lý tưởng sống của thanh niên ngày nay

Nghị luận xã hội về vấn đề lý tưởng sống của thanh niên ngày nay

 09:56 10/09/2015

Ai đã từng biết đến ” thép đã tôi thế đấy ” của văn học Nga hẳn không thể quên câu nói chân thành của chàng trai Paven : ” Tôi muốn cống hiến cho cách mạng đến tế bào sống của đời mình”. Đó là một quan niệm cao đẹp về cuộc sống: Sống là phải biết hi sinh và cống hiến. Với thanh niên Việt Nam lối sống ấy càng trở lên đúng đắn.
Cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" của Nguyễn Huy Tưởng

Cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" của Nguyễn Huy Tưởng

 10:41 16/06/2015

Trong xã hội cũ, người bóc lột người, người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp thường lâm vào cảnh ngộ không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì. Đó cũng chính là bi kịch của Vũ Như Tô trong vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng.
Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng

Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng

 10:39 16/06/2015

“Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử có qui mô hoành tráng xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê. Tác phẩm gồm 5 hồi. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là hồi 5, hồi cuối của vở kịch. Trong đoạn trích được học, gây ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc là nhân vật Vũ Như Tô cùng bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài.
Phân tích tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng

Phân tích tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng

 10:37 16/06/2015

Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho khá giả có tinh thần yêu nước ở làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Ông tham gia cách mạng rất sớm, gia nhập tổ chức Văn hoá cứu quốc và sáng tác văn học phục vụ cách mạng. Ông đặc biệt thành công với đề tài lịch sử ở cả hai thể loại tiểu thuyết và kịch.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây