Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo

Thứ hai - 21/12/2015 23:50
Là 1 nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kì gian khổ nhưng Thanh Thảo không viết nhiều về thời kì kháng chiến chống Đế quốc Mỹ. Có lẽ ông thực sự để lại tên tuổi của mình với những bài thơ thời hậu chiến. Sở trường của nhà thơ đó là khắc họa chân dung của những người nghệ sĩ và 1 trong những bức chân dung thành công nhất của Thanh Thảo đó chính là chân dung G. Lor-ca trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca” 1 người nghệ sĩ nổi tiếng của Tây Ban Nha nói riêng và của Châu Âu nói chung trong cuộc chiến tranh TG lần thứ 2. T/p được xem là linh hồn của tập thơ “Khối vuông ru-bích” xuất bản năm 1985. Bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" được xem như 1 bản điếu văn bằng thơ rất đẹp mà Thanh Thảo – 1 nhà thơ hậu thế – đã dành tặng Lor-ca. Thông qua đó, Thanh Thảo đã thể hiện sự đồng điệu trong tâm hồn mình, sự phá cách đối với thơ ca giai đoạn thời kì hậu chiến.
Đến với "Đàn ghi ta của Lor-ca", ấn tượng đầu tiên đối với độc giả bạn đọc là những vần thơ:
 
“Những tiếng đàn bọt nước
Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt”

 
2 câu thơ này được xem như lời mở đầu dựng lên bức chân dung của thi sĩ Lor-ca. Ở đây ta cần phải hiểu “những tiếng đàn” theo nghĩa gợi mở. Đó chính là những tiếng thơ của Lor-ca, những tiếng ghi ta của Lorca. Như vậy “những tiếng đàn” ở đây là đa nghĩa. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, đó chính là NT của Lorca mà NT của Lorca lại được hiểu dưới nhiều lĩnh vực: 1 nhà thơ nổi tiếng; 1 nhà viết kịch, soạn kịch tài ba; là 1 nghệ sĩ ghi ta xuất chúng đã từng được ví như con chim sơn ca. Tuy nhiên tất cả những cái NT này được dự báo vô cùng mong manh như những gì là bọt nước, nhất là lúc bấy giờ chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện.
 
Đối lập với tiếng đàn, đến câu thơ thứ 2 ta lại bắt gặp h/a:
 
“Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt”
 
H/a chiếc “áo choàng đỏ gắt” gợi cho người yêu thơ 1 nền VH rất Tây Ban Nha, giúp ta liên tưởng đến 1 đấu trường bò tót ở xứ sở Tây Ban Nha. Nhưng trong đấu trường này, người nghệ sĩ 1 mình đơn độc đó là Lorca đang phải đối lập lại với 1 nền VC già cỗi ở Châu Âu, phải đối lập lại với 1 nền chính trị của bọn phát xít Phrăng-cô. 1 mình anh vô cùng kiêu hãnh chẳng khác nào như 1 chàng Đông-ki-sốt của nhà văn Xéc-van-tét.
 
Đến đây, chân dung của Lor-ca lại 1 lần nữa được dần dần hiện ra qua những câu thơ:
 
“Đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”

 
Cuộc sống của Lorca lúc bấy giờ được hiện lên 1 cách rõ nét thông qua những từ như “đơn độc”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn”. Nó dựng lên cho ta thấy 1 bức chân dung rất đơn độc của người nghệ sĩ. Đơn độc bởi Lorca là 1 người cách tân trong NT. Người đi đầu trong cách tân bao giờ cũng rất cô đơn. Lorca đã mang đến cho thi đàn Châu Âu 1 thể thơ đó là thể thơ siêu thực. Vì vậy, khi viết bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca", Thanh Thảo đã mượn lại cái lối viết thơ siêu thực. Thơ siêu thực người nghệ sĩ thường tổ chức theo cấu trúc của 1 hình thang:
 
Tây-ban-nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du

 
Thơ siêu thực cách tân từ hình thức cho đến ND. Vì vậy, ông thường đặt 2 h/a bên cạnh nhau tưởng như vô nghĩa nhưng lại tạo ra rất nhiều trường nghĩa. Tiêu biểu ta phải kể đến đó là h/a “những tiếng đàn bọt nước”. Tuy giữa “những tiếng đàn” và “bọt nước” không hề có 1 liên từ nào nhưng người yêu thơ bằng sự nhạy cảm về NT có thể tự mình đặt liên từ vào: giọt nước mắt như vầng trăng, giọt nước mắt là vầng trăng. Như vậy, rõ ràng câu thơ này hiện lên với rất nhiều ngữ nghĩa khác nhau. Để hiểu được "Đàn ghi ta của Lor-ca", người yêu thơ phải dùng tất cả mọi giác quan để tổng hợp tất cả những ngữ nghĩa này bởi thơ hay ý tại ngôn ngoại, lời ít ý nhiều, 1 câu thơ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
 
Cần phải khẳng định 1 điều rằng “vầng trăng chếnh choáng” và “yên ngựa mỏi mòn” là những h/a xuất hiện rất nhiều trong thơ của Lorca. Vì vậy, Thanh Thảo khi viết về Lorca đã mượn lại nhiều thi liệu trong thơ của Lorca. Ngay từ lời đề từ, Thanh Thảo đã mượn lại tứ thơ trong bài “Ghi nhớ” của Lorca:
 
“Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”
 
Điều ấy đã khiến cho bức chân dung của người nghệ sĩ được dựng lên rất thành công. Tuy nhiên, đây không phải là 1 NT mới đối với thơ viết chân dung bởi khi viết bài thơ “Kính gửi cụ Ng Du”, Tố Hữu đã từng mượn NT tập Kiều, nảy Kiều:
 
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều…
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, bánh bèo lênh đênh.
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!

 
Lấy chất liệu trong thơ Lorca để viết về chân dung của Lorca, Thanh Thảo đã thể hiện sự đồng điệu trong thơ của mình và "Đàn ghi ta của Lor-ca" được xem như nhịp 1 câu nối để bắt nhịp giữa VH Tây Ban Nha và VH VN, để bắt nhịp giữa nhà thơ Lorca với nhà thơ Thanh Thảo
 
Một nét đặc sắc mà ta không thể bỏ qua trong bài thơ này đó là câu thơ:
 
“li-la li-la li-la”
 
Kết thúc bài thơ, 1 lần nữa câu thơ ấy cũng xuất hiện. Nếu nhìn từ góc độ âm nhạc thì đây như 1 bản nhạc, 1 bản sô-nat bởi “li-la” là tiếng đàn mà nhạc công chơi lên để thể hiện ND bài hát. Trước khi kết thúc, lại 1 tiếng đàn dạo lại cuối cùng:
 
“li-la li-la li-la”
 
Hiểu rộng hơn, li-la là 1 loài hoa tử đinh hương có màu tím như mê hoặc lòng người. Đây cũng là một màu hoa rất chuộng của người Âu Châu. Phải chăng ở đây, Thanh Thảo đã 2 lần mượn lại loài hoa tử đinh hương này để gửi gắm tấm lòng mình đối với hương hồn của Lorca. Nó như 1 chuỗi hoa tử đinh hương mà Thhanh Thảo đã kết lại để dâng lên cho Lorca.
 
Đến khổ thơ thứ 2, Thanh Thảo đã gợi lại cái chết bi thảm của Lorca:
 
“Tây-ban-nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du”

 
Mở ra khổ thơ này với câu thơ “Tây Ban Nha”, Thanh Thảo đã khẳng định tiếng thơ nà chính là tiếng lòng của tất cả người dân Tây Ban Nha yêu nước. Nó thể hiện tình yêu quê hương đất nước của xứ sở Tây Ban Nha. Nó tương phản hoàn toàn với lợi ích chính trị của bọn phát xít Phrăng-cô. Và nó đã dẫn đến cái chết đầy bi thảm:
 
“bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ”

 
Cái màu đỏ ấy giờ đây không còn là màu đỏ của VH Tây Ban Nha trong đấu trường bò tót nữa mà nó chính là máu của Lorca. Khi bị điệu về bãi bắn, vẫn biết rằng cái chết đang đến gần nhưng Lorca vẫn đi như người bị mộng du. Lúc này Lor ca không nghĩ đến hiện tại, không nghĩ đến cái chết, không nghĩ đến qua ra bãi bắn mà vẫn đang nghĩ đến cái miền cách tân đơn độc của mình. Điều này có nghĩa là bọn phát xít Phrăng-cô có thể tiêu diệt được Lorca về thể xác nhưng không thể tiêu diệt được tiếng đàn của Lorca, tiếng thơ của Lorca. Nó ăn sâu vào tâm hồn của những người Tây Ban Nha yêu nước, ăn sâu vào tâm hồn của những người yêu chuộng hòa bình trên TG này.
 
Từ tiền đề ấy, nhà thơ tập trung lại để phân tích tiếng thơ của Lorca. Lorca có thể không còn nhưng tiếng thơ của ông thì vẫn còn đấy bởi ND thơ của Lorca, NT của Lorca xuất hiện:
 
“tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy”

 
Ở đây vần “âu” trong từ “nâu” bắt vần với vần “âu” trong từ “bầu”. Như vậy, muốn hiểu được tiếng ghi ta nâu trong câu thơ này ta phải xuất phát từ h/a cô gái ấy. Đó chính là cô gái di gan, người yêu của Lorca. Năm 19 tuổi, cô gái ấy đã bói cho Lorca và khẳng định rằng anh là người chết yểu. Thế là cô đã tặng Lorca 1 chiếc bùa hộ mệnh. Nhưng chiếc bùa ấy nó tượng trưng cho 1 lực lượng siêu nhiên nào đó, hoàn toàn bị bất lực trước tội ác của loài người, tội ác mà bọn phát xít gây ra. Như vậy rõ ràng tiếng ghi ta nâu ở đây là 1 ND trong thơ của Lorca: đó chính là tình yêu Lorca dành cho người gái Di gan.
 
Bên cạnh tiếng ghi ta nâu, ta cũng bắt gặp tiếng ghi ta lá xanh:
 
“tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy”
 
H/a lá xanh ở đây tượng trưng cho màu xanh của những rặng ô liu xanh mướt, một màu xanh trầm mặc của quê hương. Như vậy, thơ Lorca thể hiện tình yêu quê hương đất nước rất rõ trong từng cung bậc thơ. Đó chính là màu xanh tượng trưng cho miền quê hương Andaluxia của Lorca.
 
“tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan”
 
Ở đây h/a tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan làm ta liên tưởng đến câu thơ đầu tiên: “Những tiếng đàn bọt nước”. Như vậy rõ ràng cái tiếng đàn này chẳng khác nào tiếng đàn của Kiều năm xưa trong thơ Ng Du. H/a “bọt nước vỡ tan” này dự báo cho tiếng đàn NT của Lorca cũng sẽ như những bọt nước vô cùng mong manh và đến đây thì hoàn toàn bị vỡ. Kéo theo đó ta thấy xuất hiện:
 
“tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy”

 
Như vậy rõ ràng Thanh Thảo đã mượn cái nỗi bi nhất trong đời Lorca để viết lên bài thơ này.
 
Đến khổ thơ tiếp theo, ta bắt gặp câu thơ:
 
“không ai chôn cất tiếng đàn”
 
Ở đây không ai chôn được tiếng đàn bởi tiếng đàn là âm thanh. Nó là giá trị tinh thần được lưu truyền mãi trong không gian và TG bởi nó là cái đẹp. Cũng như tiếng đàn, không ai chôn được thơ của orca bởi đó là những bài thơ yêu chuộng hòa bình là những vần thơ đấu tranh cho quyền sống, cho loài người, để tiêu diệt thế lực phát xít trong XH lúc bấy giờ.
 
“tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
 
Cái h/a cỏ mọc hoang ấy gợi cho ta nhơ đến 1 địa điểm vắng người qua lại. Miền đất ấy vắng người bởi đây là 1 miền cách tân về NT chưa ai đặt chân đến. Tuy nhiên ta cũng cần phải hiểu cỏ mọc hoang ở đây tượng trưng cho cái sức sống mãnh liệt rất riêng của Lorca mà phát xít không thể tiêu diệt được. Nó vọng mãi với TG, vọng sang cả VN, nhập vào tâm hồn của Thanh Thảo để đến với người yêu thơ VN.
 
“giọt nước mắt vầng trăng
 
Đây là 1 trong những câu thơ tiêu biểu cho thẻ thơ siêu thực. Khi SD thể thơ này, người nghệ sĩ thường đặt 2 h/a bên cạnh nhau tưởng như vô nghĩa nhưng người yêu thơ suy nghĩ lại thì thấy nó lại vô cùng nhiều nghĩa. Nó tạo nên được nhiều trường nghĩa ví như “giọt nước mắt vầng trăng”. Người yêu thơ chỉ cần thêm những liên từ như “giọt nước mắt” và “vầng trăng” để tạo ra quan hệ đẳng lập, “giọt nước mắt” của “vầng trăng” để tạo quan hệ sở hữu, “giọt nước mắt” như “vầng trăng” tạo quan hệ so sánh,… Tất cả những ngữ nghĩa này đều là ngữ nghĩa của câu thơ. Nếu hiểu theo nghĩa “giọt nước mắt” của “vầng trăng” thì người yêu thơ dễ dàng nhận ra cái chết của Lorca rung động đến tận cả trời.
 
“long lanh trong đáy giếng”
 
Có câu thơ này bởi bọn Phát xít Phrăng-cô tiêu diệt Lorca và tiêu hủy xác. Hiện nay xác của Lorca đang ở đâu đang là 1 điều đáng bàn. Báo văn nghệ 5/2006 đã đưa ra 3 dữ liệu đó là quăng xác xuống 1 đáy giếng, quăng xác bên 1 dòng sông và quăng xác ở quê hương Andaluxia của Lorca. 3 dữ liệu này đều được Thanh Thảo đưa vào bài thơ, nhất là h/a long lanh trong đáy giếng.
 
“Đường chỉ tay đã đứt
Dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
Trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái Digan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li – la li – la li – la”


Toàn bộ đoạn thơ này được Thanh Thảo viết như 1 lời cầu siêu thoát cho cái chết của Lorca

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây