Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cảm nhận về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Chủ nhật - 08/11/2015 05:13
Bài thơ " Việt Bắc" - một sáng tác thành công của nhà thơ Tố Hữu. Được viết ra như một lời hát tâm tình của một mối tình tha thiết và day dứt giữa đồng bào Việt bắc với người kháng chiến. Việt Bắc không chỉ hấp dẫn người đọc bởi nội dung sâu sắc, mà còn bởi giọng thơ tâm tình ngọt ngào da diết cùng nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc.
Việt bắc là bài ca được viết bởi giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết. Bài thơ tái hiện cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa những người kháng chiến. Nhưng đặc sắc nhất của bài thơ đó chính là cách mà nhà thơ giãi bày tâm sự, đó là cách dùng lời lẽ của những đôi nam nữ đang yêu để nói lên nỗi lòng của mình. Việc sử dụng lối đối đáp dao duyên trong ca dao, dân ca với cặp đại từ nhân xưng" mình - ta".
 
Mở đầu là cuộc chia tay của những người đã gắn bó rất bền lâu với nhau, đó là những người kháng chiến và người dân Việt bắc. Người ở lại bổi hổi khi nhắc lại cội nguồn của nghĩa tình trong suốt 15 năm:
 
" Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng"
 
Người ở lại dường như rất nhạy cảm trước sự đổi thay của hoàn cảnh. Người ra đi cũng tâm trạng ấy, họ mang trong mình một nỗi nhớ khôn nguôi, không sao nói ra bằng lời hết được:
 
" Bâng khuâng trong dạ, bổn chồn bước đi"
 
Ta thấy được tâm trạng của người đi kẻ ở đều là nỗi nhớ một mối ân tình sâu nặng khó phai:
 
"Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn"
 
Đó là tiếng lòng của ngững người đã từng sống cùng nhau trong suốt 15 năm chiến đấu. Những kỉ niệm, những niềm vui nỗi buồn, những khó khăn gian khổ,   họ đều cùng nhau vượt qua. Ngày chia tay thì ai cũng cảm thấy buồn, thấy nuối tiếc, nhưng có cuộc gặp gỡ nào lại không có ngày kết thúc. Nhưng đổi lại là những khi gặp lại chúng ta sẽ có những câu chuyện đề ôn lại, để chia sẻ.
 
Với cách sử dụng cặp đại từ nhân xưng "mình - ta", "ta - mình" một cách tài tình và sáng tạo. Đó chính là sự chuyển hóa đa nghĩa có sự thống nhất giữa người đi và kẻ ở.
 
"Mình về mình có nhớ ta"
 
Ở đây, từ "mình" chỉ người kháng chiến hỏi" ta" là người Việt Bắc. Nhưng trong câu "Ta về mình có nhớ ta" thì lại khác, từ "ta" lại chỉ người kháng chiến hỏi "mình" là người Việt Bắc. Nhưng rồi câu " Mình đi mình lại nhớ mình", từ "mình" cuối cùng vừa là người Việt bắc, vừa là người kháng chiến.
 
Sau khúc nhạc dạo đầu, tác giả đã nhắc lại hàng loạt kỉ niệm nghĩa tình giữa "mình và ta", " ta và mình" và kỉ niệm từ "thuở còn Việt Minh" bằng giọng thơ ngọt ngào tha thiết. Cả bài thơ là một nỗi nhớ, kỉ niệm cũng gắn liền với nỗi nhớ, từ nhớ cảnh tới nhớ người, ngớ nghĩa tình cách mạng với điệp từ "nhớ" được nhắc lại 35 lần. Đây chính là sự rung động, là tình cảm chân thật thắm thiết của nhà thơ.
 
Không chí là một bài  thơ có giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết, Việt Bắc còn thể hiện khá rõ tính dân tộc qua thể thơ lục bát. Nhà thơ đã phát huy được thế mạnh của thể thơ lục bát với kết cấu của lối đối đáptrong dao duyên ca dao tạo nên sự uyển chuyển của từng câu chữ khiến cho từng câu chữ khiến cho người đọc cảm thấy dễ nhớ, dễ thuọc, không bị nhàm chán. Với ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân bài thơ càng trở nên hấp dẫn hơn.
 
Qua đây ta thấy được cách thể hiện một loại thơ của dân tộc một cách sáng tạo mà không bị lẫn vào một thể thơ khác. Việt Bắc được coi là một thành công lớn của Tố Hữu trong việc thể hiện nghĩa tình cách mạng, thành công đó chính nhờ vào giọng thơ ngọt ngào tha thiết của bài thơ cùng tính dân tộc được thể hiện rõ qua bài Việt Bắc.

ST

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây