Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 12 - Trang 28

Lớp 12

Bình giảng đoạn văn sau đây trích trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ.......buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”.

Bình giảng đoạn văn sau đây trích trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ.......buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”.

 11:01 11/05/2016

Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa, nhà văn nổi tiếng trong cả hai giai đoạn sáng tác: trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ông đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn học phong phú với nhiều tác phẩm như Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Tùy bút I, Tùy bút II (1943), Tóc chị Hoài (1943), Nguyễn (1945), Chùa Đàn (1946), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Tùy bút kháng chiến và hòa bình I (1955), Tùy bút kháng chiến và hòa bình II (1956), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Kí (1976), Chuyện nghề (1976),... Đặc biệt bài tùy bút Người lái đò sông Đà rút trong tập tùy bút Sông Đà là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo và tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân trên bước đường đi tìm vẻ đẹp của cảnh và người Tây Bắc - “chất vàng mười” của tâm hồn. Trích đoạn trong đề bài là một đoạn của tùy bút.
Phân tích nhân vật người lái đò trong Người lái dò sông Đà của Nguyễn Tuân. So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao để thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.

Phân tích nhân vật người lái đò trong Người lái dò sông Đà của Nguyễn Tuân. So sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao để thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.

 11:01 11/05/2016

Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ tài hoa, ông có sở trường về tùy bút. Sông Đà là tập tùy bút hay nhất của Nguyễn Tuân viết về cảnh và người Tây Bắc, là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của nhà văn. Ở Tây Bắc, ông sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân làm đường và đồng bào các dân tộc ít người. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã mang lại cho Nguyễn Tuân nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào. Phong cảnh Tây Bắc dưới ngòi bút Nguyễn Tuân vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừa tuyệt vời, thơ mộng. Trong bài Người lái dò sông Đà rút từ tập tùy bút Sông Đà, nhà thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn hết lời ngợi ca vẻ đẹp của con người Tây Bắc, nhất là những người lái đò trên con sông dữ dội và thơ mộng ấy.
Anh (chị) hãy phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Anh (chị) hãy phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

 10:58 11/05/2016

Rừng xà nu là một truyện ngắn hay của nhà văn Nguyễn Trung Thành được viết năm 1965 khi đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta. Truyện được đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền Trung Trung Bộ (số 2, 1965). Sau đó, in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Ngoài việc xây dựng thành công các hình tượng nhân vật: Tnú, Mai, Dít, bé Heng, cụ Mết, anh Quyết,... Nguyễn Trung Thành còn có sáng tạo nghệ thuật độc đáo khi miêu tả hình tượng cây xà nu. Và hình tượng cây xà nu cũng góp phần quan trọng để bộc lộ chủ đề và nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

 10:58 11/05/2016

Nguyễn Trung Thành là nhà văn quân đội, quê ở Quảng Nam. Năm 1950, đang học bậc trung học phổ thông, ông gia nhập quân đội và lên hoạt động ở chiến trường chính của Liên khu V (Tây Nguyên). Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Trong cả hai cuộc kháng chiến ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên. Nhà văn gần gũi thấu hiểu cuộc sống và tinh thần quật khởi, hiên ngang, bất khuất, yêu chuộng hào bình hang hái tham gia cách mạng của đồng bào dân tộc ít người ở nơi này. Đó cũng là nguyên do quan trọng dẫn đến thành công của tiểu thuyết đầu tay Đất nước đứng lên và truyện ngắn Rừng xà nu (Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu, 1995). Đặc biệt, ở truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn thể hiện rất thành công phẩm chất anh hùng của các nhân vật: cụ Mết, anh Quyết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng…
Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

 12:10 09/05/2016

Nguyễn Trung Thành là một nhà văn giàu tài năng. Ông có những thành công nổi bật ngay từ sáng tác đầu tay (Đất nước đứng lên, giải nhất về tiểu thuyết, giải thưởng của đội văn nghệ Việt Nam trao tặng 1954 – 1955). Trong cả hai cuộc kháng chiến của dân tộc ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên. Nhà văn sống hòa đồng, hiểu biết nhiều về lòng khát khao độc lập, tự do, tinh thần cách mạng quật khởi, bất khuất của đồng bào dân tộc thiểu số. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của truyện ngắn Rừng xà nu được ông sáng tác vòa mùa hè 1954, khi đế quốc Mĩ tấn công quyết liệt miền Nam nước ta. Tác phẩm này đã đạt giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu 1965 và được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Tnú là hình tượng nhân vật được Nguyễn Trung Thành xây dựng rất thành công trong thiên truyện.
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

 12:09 09/05/2016

Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta năm 1945, với nạn đói khủng khiếp đã làm chết hơn hai triệu người - hậu quả đường lối đô hộ của thực dân Pháp mấy mươi năm và hậu quả chính sách tàn bạo “thu thóc, nhổ lúa, trồng đay” của phát xít Nhật.
Nêu tóm tắt tình huống “nhặt” vợ trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân, từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn đối với con người và thực trạng xã hội đương thời được bộc lộ qua tình huống truyện độc đáo này.

Nêu tóm tắt tình huống “nhặt” vợ trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân, từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn đối với con người và thực trạng xã hội đương thời được bộc lộ qua tình huống truyện độc đáo này.

 11:59 09/05/2016

Kim Lân là một nhà văn tài năng, quê ở Bắc Ninh - một quê hương có truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Ông có sở trường về truyện ngắn và thường tập trung vào khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. Ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và nỗi lòng của những người nông dân nghèo. Chính vì vậy mà truyện ngắn Vợ nhặt - một tác phẩm xuất sắc của ông (rút từ tập Con chó xấu xí) đã thể hiện thành công hình tượng những con người Việt Nam lương thiện, trong tai họa đói kém khủng khiếp do thực dân, phát xít gây ra, đã cưu mang đùm bọc nhau và hi vọng, trông chờ vào sức mạnh giải phóng dân tộc của cuộc cách mạng do giai cấp công - nông lãnh đạo.
Phân tích những cách xử lí nghệ thuật của nhà văn Kim Lân đối với nhân vật người đàn bà vô danh trong truyện ngắn Vợ nhặt.

Phân tích những cách xử lí nghệ thuật của nhà văn Kim Lân đối với nhân vật người đàn bà vô danh trong truyện ngắn Vợ nhặt.

 11:59 09/05/2016

Có người đã thử đặt những nhan đề khác nhau cho tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Chẳng hạn như Nắng sớm tình yêu, Câu chuyện tình ở xóm ngụ cư; Bài ca sự sống, hay Vượt qua cái chết... Nhưng có lẽ tựa đề Vợ nhặt của chính tác giả là phù hợp nhất. Không một nhan đề nào khác có thể cô đọng và hàm súc hơn nhan đề ấy. Nhan đề ấy tạo cho độc giả cảm giác hiển nhiên là thế, hiển nhiên phải thế. Kim Lân không thể chọn nhan đề nào khác còn vì một lí do quan trọng hơn: nội dung của truyện ngán. Nội dung chính của tác phẩm nói về người đàn bà không tên - người đàn bà đã tự rẻ rúng mình, đã liều mạng, đã can đảm và quyết làm một thứ vợ nhặt khi bị dồn đẩy đến bên bờ vực thẳm.
Bình giảng một đoạn văn tả cảnh và cảm xúc của nhân vật Mị giữa ngày Tết trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đoạn từ “Hồng Ngài năm ấy...” đến ( … quả pao rơi rồi”).

Bình giảng một đoạn văn tả cảnh và cảm xúc của nhân vật Mị giữa ngày Tết trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đoạn từ “Hồng Ngài năm ấy...” đến ( … quả pao rơi rồi”).

 11:58 09/05/2016

Đọc truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, khó có thể quên nhân vật Mị đã đành, lại càng khó quên hơn “những đêm tình mùa xuân” Tây Bắc. Không từng sống với Tây Bắc, không từng yêu Tây Bắc thiết tha, không từng mong ước có sự đổi đời với người dân Tây bắc thì khó thể có được những trang viết đẹp thơ mộng rất miền núi như nhiều trang trong tập Truyện Tây Bắc, đặc biệt trong Vợ chồng A Phủ - và tập trung nhất là ở đoạn Tô Hoài tả tình cảnh và cảm xúc của Mị giữa ngày Tết.
Có nhà nghiên cứu văn học cho rằng: Nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một hình tượng đẹp về người phụ nữ Tây Bắc. Hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên.

Có nhà nghiên cứu văn học cho rằng: Nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một hình tượng đẹp về người phụ nữ Tây Bắc. Hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên.

 11:57 09/05/2016

Văn học Việt Nam đã xây dựng thành công nhiều hình tượng đẹp về người phụ nữ. Đó là những người mẹ, người chị, người em cần cù, tần tảo, giàu tình thương, giàu đức hi sinh, luôn lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn đáng quý dẫu bị hoàn cảnh dập vùi. Nhắc tới điều ấy, khó có thể quên nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.

 11:56 09/05/2016

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ được nhà văn Tô Hoài viết vào những năm 1952, 1953, sau chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Đấy là tác phẩm được nhà văn xây dựng bằng những chuyện mắt thấy tai nghe, chan chứa tình cảm sâu nặng của tác giả đối với đồng bào miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của các thế lực thực dân, phong kiến. Vợ chồng A Phủ còn là bài ca về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người miền núi trên con đường đấu tranh giải phóng cho bản thân và quê hương.
Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi cùng A Phủ trốn chạy khỏi Hồng Ngài).

Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi cùng A Phủ trốn chạy khỏi Hồng Ngài).

 11:55 09/05/2016

Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài thể hiện sự trỗi dậy giành lấy sự sống của những con người bị áp bức, bóc lột ở vùng dân tộc Mèo (nay gọi là H’mông) miền Bắc nước ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Nhưng tác phẩm gây được ấn tượng sâu sắc không phải chỉ do nội dung phù hợp với xu thế thời đại, mà còn do nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình, chân thật của tác giả. Điều này thể hiện tập trung trong việc miêu tả tâm lí nhân vật Mị.
Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

 11:53 09/05/2016

Văn xuôi giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) thực sự là một quá trình thí nghiệm, kiếm tìm sự phù hợp mới giữa nghệ thuật và đời sống. Thời gian ngắn, số lượng tác phẩm còn lại được đến hôm nay không nhiều, nhất là ở hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Chúng ta đặc biệt trân trọng những phẩm kết tinh được bước phát triển của chặng đường văn học đặc biệt này, trong đó có truyện ngắn xuất sắc Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Phân tích quá trình diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong cảnh đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).

Phân tích quá trình diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong cảnh đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).

 11:52 09/05/2016

Vợ chồng A Phủ là một trong những truyện ngắn hay nhất trong cuộc đời cầm bút của nhà văn Tô Hoài. Trong thiên truyện có nhiều nhân vật như Mị, A Phủ, A Sử, A Châu, thống lí Pá Tra,... nhưng nhân vật Mị nổi bật hơn cả. Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được bộc lộ rõ nhất qua cảnh đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài.
Nét riêng của Nguyên Đình Thi trong cảm nhận về đất nước và mùa thu qua bài thơ Đất nước.

Nét riêng của Nguyên Đình Thi trong cảm nhận về đất nước và mùa thu qua bài thơ Đất nước.

 12:43 08/05/2016

Đất nước của Nguyễn Đình Thi ra đời khá đặc biệt. Đó là sự ghép nối các mảng tâm trạng khác nhau, mảng nọ đặt cạnh mảng kia trong một trường cảm xúc đồng nhất về đất nước. Nguyễn Đình Thi, bằng những cảm nhận riêng của mình đã đóng góp vào đề tài đất nước những nét riêng, độc đáo cả về hình tượng đất nước và mùa thu đất nước.
Đất nước của Nguyễn Đình Thi đã tạo dựng thành công một tượng đài hùng vĩ bằng thơ về Tổ quốc Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử gian khổ mà anh dũng.  Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên qua việc phân tích bài thơ.

Đất nước của Nguyễn Đình Thi đã tạo dựng thành công một tượng đài hùng vĩ bằng thơ về Tổ quốc Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử gian khổ mà anh dũng. Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên qua việc phân tích bài thơ.

 12:32 08/05/2016

Đề tài chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn Đình Thi là đề tài đất nước. Âm hưởng trong nhạc, sự kiện trong tiểu thuyết, cảm hứng trong thơ của Nguyễn Đình Thi đều bắt nguồn từ một ý thức là làm sao thể hiện được một đất nước Việt Nam tươi đẹp và gian lao, vất vả đau thương nhưng kiên cường, bất khuất. Những bài thơ ông viết về đất nước là những nét vẽ tài hoa, chân thực, xúc động về đất nước mình. Bài thơ Đất nước là một bài thơ hay của Nguyễn Đình Thi nói riêng và của thơ ca Việt Nam viết về đất nước nói chung.
Qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, anh (chị) hãy thể hiện cảm nhận của mình về vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca.

Qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, anh (chị) hãy thể hiện cảm nhận của mình về vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca.

 12:31 08/05/2016

Cứ như là gió mênh mang, là mây xanh thẳm chở nỗi nhớ chơi vơi đi muôn dặm… Cứ vương vấn trong lòng người khúc độc hành sông núi ngân vang lời vĩnh quyết trầm hùng… Đã hơn bốn mươi năm trôi qua kể từ cái “mùa xuân ấy” “Tây Tiến” ra đời, âm hưởng đó vẫn vẹn nguyên trong ký ức những ai đã một lần thả hồn phiêu du cùng đoàn binh “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Phải chăng, vẻ đẹp ngôn ngữ thơ ca đã tạo nên sức sống vững bền cho “Tây Tiến”?
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:  Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc .... Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc .... Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

 12:30 08/05/2016

Thơ hay thường tạo nên nhiều rung cảm thẩm mĩ phong phú cho người tiếp nhận, thưởng thức, thậm chí còn gây nên nhiều tranh luận xung quanh những câu chữ, hình ảnh… Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những bài thơ như thế. Hơn nửa thế kỉ trôi qua, Tây Tiến không chỉ đứng vững mà còn có sức sống kì diệu. Trong tâm hồn thi nhân, Tây Tiến là một thời để thương, để nhớ – nhớ những kỉ niệm của người chiến binh trong những ngày tháng sống và chiến đấu cùng binh đoàn – nhớ cảnh rừng núi Tây Bắc vừa hiểm trở vừa hùng vĩ vừa không kém phần thơ mộng – nhớ những tháng ngày hành quân gian khổ – nhớ những kỉ niệm đẹp, những thời khắc nghỉ lại bản làng đầm ấm, thắm thiết tình quân dân… Nếu như ở hai đoạn đầu của bài thơ, người đọc được tiếp cận với hình ảnh người lính một cách gián tiếp thì đoạn thơ thứ ba trực tiếp khắc họa chân dung người lính Tây Tiến:
Tây Tiến của Quang Dũng là bài thơ được sáng tác chủ yếu theo bút pháp và cảm hứng lãng mạn. Hãy phân tích bài thơ để làm rõ điều đó.

Tây Tiến của Quang Dũng là bài thơ được sáng tác chủ yếu theo bút pháp và cảm hứng lãng mạn. Hãy phân tích bài thơ để làm rõ điều đó.

 12:27 08/05/2016

Quang Dũng sáng tác không nhiều nhưng thơ ông để lại ấn tượng sâu sắc với những rung cảm sâu lắng trong tâm linh người đọc. Thơ Quang Dũng hiện lên cái tôi hào hoa thanh lịch giàu chất lãng mạn, với khả năng cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người đồng thời lại rất mực hồn nhiên, bình dị, chân thật. Bài thơ Tây Tiến tiêu biểu cho hồn thơ ấy. Không lẩn tránh đề cập đến cái bi nhưng cảm hững lãng mạn đã đem đến cho cái bi màu sắc và âm hưởng tráng lệ, hào hùng. Tinh thần bi tráng, cảm hứng lãng mạn đã được triển khai trên nền cảm xúc kí ức- Nhớ Tây Tiến.
Phân tích những nội dung sâu sắc, mới mẻ và vẻ đẹp hình thức của bài nghị luận “Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc” của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Phân tích những nội dung sâu sắc, mới mẻ và vẻ đẹp hình thức của bài nghị luận “Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc” của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.

 12:26 08/05/2016

Phạm Văn Đồng vừa là một nhà hoạt động cách mạng xuất sắc vừa là một nhà văn hóa lớn. Tuy không có chủ định lập thân bằng sự nghiệp văn chương nhưng xuất phát từ ý thức về sức mạnh của văn chương trong sự nghiệp cách mạng, Phạm Văn Đồng đã có những tác phẩm mang giá trị đạc biệt là những tác phẩm nghị luận đặc sắc về Nguyễn Trãi, Nguyền Đình Chiểu, Hồ Chí Minh,... Bài viết Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc được viết vào năm 1963 nhân dịp kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu là một bài viết chứa đựng những nội dung sâu sắc, mới mẻ về vẻ đẹp hình thức, cách nêu vấn đề độc đáo, hùng hồn và giàu màu sắc biểu cảm.
Phân tích giá trị lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập. Nêu một vài cảm nhận của anh (chị) về phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn.

Phân tích giá trị lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập. Nêu một vài cảm nhận của anh (chị) về phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn.

 12:25 08/05/2016

Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, các nước Đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng, đòi chia quyền kiểm soát những vùng bọn phát xít từng chiếm đóng, bản Tuyên ngôn Độc tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nói với nhân dân Việt Nam mà còn nói với tất cả thế giới, không chỉ tuyên bố độc lập mà còn mở đầu cho một cuộc đấu tranh, không chỉ đấu tranh với thực dân Pháp mà còn đấu tranh với bọn đế quốc, thực dân, phát xít.
Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hổ Chí Minh là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, ... giá trị nhân bản và giá trị nghệ thuật cao.  Anh (chị) hãy phân tích để làm rõ các giá trị đó của bản tuyên ngôn.

Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hổ Chí Minh là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, ... giá trị nhân bản và giá trị nghệ thuật cao. Anh (chị) hãy phân tích để làm rõ các giá trị đó của bản tuyên ngôn.

 10:28 08/05/2016

Bài làm Văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết với mục đích đấu tranh chính trị hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua từng chặng đường lịch sử. Cách mạng tháng Tám là một sự kiện lịch sử trọng đại và Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lớn được Bác viết ra để tuyên bố trước công luận trong và ngoài nước về quyền độc lập dân tộc. Bản tuyên ngôn có giá trị nhiều mặt: giá trị lịch sử to lớn; giá trị pháp lí vững chắc; giá trị nhân bản sâu sắc và giá trị nghệ thuật cao.
Vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua nhân vật Tnú và nhân vật Việt.

Vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua nhân vật Tnú và nhân vật Việt.

 05:40 06/05/2016

Trong bài “Nhận đường”, Nguyễn Đình Thi có viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”. Từ chiến trường đầy ác liệt, từ những nỗi đau chiến tranh chất chứa đầy máu và cả sự hy sinh , những áng văn bất hủ đã được tạo nên. “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Dẫu hai tác phẩm ấy được viết theo hai phong cách khác nhau nhưng cả hai nhà văn đã gặp nhau ở nơi hội tụ của mọi ánh sáng văn chương chân chính mọi thời đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng lớn lao, cao cả, hào hùng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật Tnú và nhân vật Việt.
Trong bài Nhận đường Nguyễn Đình Thi viết: Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta. Anh chị hãy bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.

Trong bài Nhận đường Nguyễn Đình Thi viết: Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta. Anh chị hãy bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.

 05:37 06/05/2016

Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội. Ông là một trong những thành viên đầu tiên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do Mặt trận Việt Minh thành lập từ năm 1943 và hăng hái tham gia Cách mạng tháng Tám 1945 tại Hà Nội, lật đổ ách thống trị tàn bạo của phong kiến, thực dân, giành chính quyền về tay nhân dân, mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
So sánh nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" với người đàn bà làng chài trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"

So sánh nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" với người đàn bà làng chài trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"

 05:33 06/05/2016

Đại thi hào Nga M. Goocki cho rằng "Văn học là nhân học" Còn Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc của chúng ta quan niệm: "Một tác phẩm văn học có giá trị phải vượt lên mọi bờ cõi và giới hạn ca ngợi tình thương bác ái, sự công bình... làm cho người gần người hơn do tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người do con người tạo ra để phục vụ con người. Vì thế nhà văn chân chính đồng thời phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy". Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là những tác phẩm thành công với tinh thần vì con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Vẻ đẹp bi tráng của người lính trong bài thơ Tây Tiến

Vẻ đẹp bi tráng của người lính trong bài thơ Tây Tiến

 00:38 18/04/2016

Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Ở trong thơ Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian.
Vẻ đẹp bi tráng của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Vẻ đẹp bi tráng của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

 00:23 18/04/2016

Trong thời kì đấu tranh chống giặc cứu nước, người lính trở thành một hình tượng trung tâm được nhiều nghệ sĩ đi vào khai thác, thể hiện. “Tây Tiến” của Quang Dũng cũng là một trong số những sáng tác như thế. Tác phẩm đã thực sự thành công khi đi vào khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến trong thời kì kháng chiến chống Pháp trong đó có vẻ đẹp bi tráng là vẻ đẹp nổi bật để lại trong người đọc nhiều xúc cảm.
Có ý kiến cho rằng, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đậm chất lãng mạn. Qua bài thơ, em hãy làm rõ điều này.

Có ý kiến cho rằng, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đậm chất lãng mạn. Qua bài thơ, em hãy làm rõ điều này.

 11:49 12/04/2016

Tây Tiến là bài thơ xuất sắc của Quang Dũng. Toàn bộ Tây Tiến là nỗi nhớ sâu sắc, cồn cào của tác giả về một thời kì lịch sử hào hùng, về một đoàn quân kiêu dũng và hào hoa.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến  ....... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ....... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

 11:48 12/04/2016

Quang Dũng là một nghệ sĩ có nhiều tài năng: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, sáng tác nhạc. Dù ở mỗi thể loại, ông đều có những đóng góp đáng kể nhưng những người thưởng thức nghệ thuật vẫn nhớ nhất bài Tây trong tập thơ Mây đầu ô - một bài thơ vượt thời gian được viết theo cảm hứng lãng mạn chủ nghĩa với âm hưởng bi tráng. Đây là một đoạn đặc sắc trong bài Tây Tiến:
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu: Ta về, mình có nhớ ta  .........Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu: Ta về, mình có nhớ ta .........Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

 11:46 12/04/2016

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tố Hữu được Chủ tịch nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (Đợt I - 1996). Ông để lại cho đời nhiều tập thơ (tính đến năm 2001): Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999).
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây