Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Lớp 11 - Trang 16

Lớp 11

Cái tôi phóng túng, ngông nghênh và khát khao khẳng định chính mình giữa cuộc đời của Tản Đà qua bài thơ Hầu Trời

Cái tôi phóng túng, ngông nghênh và khát khao khẳng định chính mình giữa cuộc đời của Tản Đà qua bài thơ Hầu Trời

 05:06 04/02/2015

Những năm 20 của thế ki XX, xã hội thực dân nửa phong kiến tù hãm. u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái xót đau. Những người trí thức có lương tri không chấp nhận nhập cuộc, nhưng để chống lại nó thì đó khòng phải là điều đơn giản ai cũng có thể làm được. Làm thơ giải sầu, đó là một cách thức khá phổ biến được nhiều người lựa chọn. Nhà t,hơ Tản Đà cũng thế. Nhưng khác với mọi người, Tản Đà là người đầu tiên, là người thứ nhất có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một bản ngã, dám có một cái tôi (Xuân Diệu).
Phân tích Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân

 09:06 31/01/2015

Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ năm 1944 đến giữa năm 1945, trước khi nổ ra cuộc Cách mạng tháng Tám nhân dân Việt Nam phải trải qua một tai họa khủng khiếp có lẽ chưa từng có trong lịch sử: nạn đói giết chết hai triệu người. Nhà văn Kim Lân đã ghi lại một phần cuộc sống ấy trong một truyện ngắn, truyện Vợ nhặt, một trong những truyện ngắn thuộc loại sắc sảo của văn xuôi Việt Nam. Trong tác phẩm này, qua việc xây dựng một tình huống nghệ thuật độc đáo, nhà văn đã rất thành công trong việc thể hiện tâm lí các nhân vật đặc biệt là nhân vật bà cụ Tứ. Bà cụ Tứ có một người con trai đứa con duy nhất là Tràng.
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân.

Phân tích giá trị nhân đạo của truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân.

 09:03 31/01/2015

"Vợ nhặt" là một truyện ngắn độc đáo, đặc sắc của Kim Lân. Truyện kể về chuyện anh cu Tràng nhà nghèo ở xóm ngụ cư đã nhặt được vợ khi trận đói đang diễn ra kinh khủng, người chết đói đầy đường.
Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm "Vợ nhặt"

Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm "Vợ nhặt"

 09:02 31/01/2015

Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám không chỉ giầu tính chiến đấu mà còn giầu tính nhân đạo . Hai tính chất này không tách rời nhau, luôn gắn bó khăng khít và hỗ trợ nhau cùng phát triển . Vợ nhặt của Kim Lân được hoàn thành vào thời gian sau năm 1955, trên cơ sở một bản thảo cũ viết ngay sau cách mạng tháng Tám 1945 . Khoảng cách mươi năm ấy đã giúp nhà văn thể nghiệm sâu sắc tư tưởng của tác phẩm , làm cho nó trở thành một tác phẩm mang những giá trị nhân đạo hết sức sâu sắc và phong phú .
Phân tích bài Hầu trời của Tản Đà

Phân tích bài Hầu trời của Tản Đà

 04:42 29/01/2015

Tản Đà (1889 – 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, ông sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn và Tây học cũng mới bắt đầu nên con người ông kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn “người của hai thế kỉ”(Hoài Thanh). Vào những năm 20 của thế kỉ XX, tên tuổi Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn, một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: “Thơ Tản Đà” (1925); “Giấc mộng lớn” (tự truyện – 1928); “Còn chơi” (thơ và văn xuôi – 1921)…Thơ Tản Đà thể hiện “cái tôi” lãng mạn, bay bổng vừa phóng khoáng lại vừa cảm thương, chính vì vậy ông đã được nhà phê bình văn học Hoài Thanh xếp ở vị trí đầu tiên trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”. Một bài thơ thể hiện khá rõ nét phong cách này của Tản Đà là bài “Hầu trời. Bài thơ được in trong tập “Còn chơi”, xuất bản năm 1921, thể hiện rõ nhất “cái tôi” cá nhân ngông nghênh, phóng túng và khao khát được khẳng định giá trị bản thân trước cuộc đời của Tản Đà.
Phân tích chi tiết Bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Phân tích chi tiết Bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

 08:55 22/12/2014

Không hiểu sao khi đọc “Chí Phèo” của Nam Cao tôi luôn luôn hình dung ra một con đường in bóng hình những bước chân loạng choạng, ngật ngưỡng đầy phẫn uất của một Chí Phèo say – tỉnh. Và trên con đường – hành trình đời đầy nỗi đau và bi kịch ấy, những giây phút hạnh phúc, những cử chỉ yêu thương mà Chí được hưởng thật hiếm muộn như những giọt nước trên sa mạc mênh mông. Song dù chỉ là một giọt nước giữa sa mạc đời bao la của Chí thì bát cháo hành của thị Nở vẫn làm tròn nhiệm vụ của một nguồn nước mát lành góp phần thức tỉnh, hồi sinh tâm hồn Chí sau bao tháng năm đọa đày trong kiếp sống của con quỷ dữ. Cùng với những ám ảnh về bi kịch nhân sinh của con người, hương cháo hành thoang thoảng trong“Chí Phèo” mãi mãi còn vương vấn trong hồn người đọc như một biểu tượng của tình cảm nhân đạo sâu sắc đậm đà trong siêu phẩm này.
Phân tích tấn bi kịch cự tuyệt quyền làm người của “Chí Phèo” trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

Phân tích tấn bi kịch cự tuyệt quyền làm người của “Chí Phèo” trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

 08:00 22/12/2014

Khi Đôi lứa xứng đôi (tức Chí Phèo) xuất hiện trên văn đàn (1941) thì văn học hiện thực phê phán đã qua một thời kỳ phát triển rực rỡ. Là người đến muộn, nhưng Nam Cao đã tự khẳng định mình bằng những khám phá nghệ thuật mới mẻ, đem đến cho văn học đương thời một tiếng nói riêng đặc sắc.
Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

 20:54 20/12/2014

Những trang văn Thạch Lam như những dòng suối ngọt lành nồng nàn tình yêu thương. Sáng tác của Thạch Lam mang màu sắc hiện thực song lại không để cho người đọc thấy được những mảnh vá trên vai áo của những con người nghèo khổ. “Hai đứa trẻ”, một truyện ngắn thấm thía niềm xót thương, một trái tim giàu lòng trắc ẩn của Thạch Lam đã gợi ra tính nhân văn cao cả.
Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

 20:51 20/12/2014

“Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Nhận định của Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thiên chức của văn chương chính là tấm gương phản ánh trung thành hiện thực cuộc sống khách quan qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.
Sách văn 11, năm 1996 nhận định về truyện ngắn của Thạch Lam: "Mỗi truyện ngắn là một bài thơ trữ tình đầy xót thương (trang 148). Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ nhận định trên.

Sách văn 11, năm 1996 nhận định về truyện ngắn của Thạch Lam: "Mỗi truyện ngắn là một bài thơ trữ tình đầy xót thương (trang 148). Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ nhận định trên.

 08:11 20/12/2014

Trên văn đàn văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, Thạch Lam chưa được xếp ở vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng và khẳng định. Thạch Lam tuy có viết truyện dài nhưng sở trường của ông là truyện ngắn bởi tài năng nghệ thuật được bộc lộ một cách trọn vẹn, tài hoa. Nguyễn Tuân nhận xét : "Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài".
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân (Bài 3)

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân (Bài 3)

 05:02 20/12/2014

Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc được in trong tập “ Vang bóng một thời’’ của Nguyễn Tuân xuất bản năm 1940. Tấp truyện được xem là :”một văn phẩm đạt gần tới sự toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan). Một trong những làm nên giá trị của tác phẩm là ở đó tác giả đã xây dựng nhân vật Huấn Cao, một hình tượng nhân vật hết sức độc đáo.
Phân tích tâm trạng đợi tàu của chị em Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam

Phân tích tâm trạng đợi tàu của chị em Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam

 04:59 20/12/2014

Một truyện ngắn hay theo quan niệm truyền thống phải có cốt truyện đặc biệt được tạo ra bởi những tình huống éo le đầy kịch tính. Không đi theo lối mòn đó, truyện “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” của Thạch Lam chỉ là một chuyện tâm tình nhỏ nhẹ nhưng không vì thế mà ta có thể dễ dàng quên được tâm trạng thức đợi tàu của chị em Liên. Ngày lại ngày khi đêm về khuya, chuyến tàu từ Hà Nội về đi qua phố huyện vậy mà hai chị em Liên vẫn khắc khoải thao thức và nhẫn lại, hồi hộp chờ đợi được nhìn nó với bao vui buồn và hi vọng.
Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân

Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân

 23:36 18/12/2014

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Tóm tắt truyện Tấm Cám

Tóm tắt truyện Tấm Cám

 23:32 18/12/2014

Tấm Cám là một trong nhiều truyện tiêu biểu cho loại truyện cổ tích thần kì Việt Nam.Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở với dì ghẻ (mẹ Cám). Tấm vất vả, khổ cực, còn Cám thì được cưng chiều.
Viết bài văn nghị luận bàn về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác trên cơ sở truyện cổ Tấm Cám

Viết bài văn nghị luận bàn về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác trên cơ sở truyện cổ Tấm Cám

 23:27 18/12/2014

Truyện cổ Việt Nam là một kho tàng phong phú chứa đựng những bài học nhân sinh cần thiết và bổ ích cho cuộc sống của con người. Dường như tổ tiên chúng ta luôn luôn có chủ ý gửi gắm vào trong mỗi câu chuyện một bài học nào đó về đạo đức hay về cách sống. Tấm Cám là một truyện cổ thần kì đặc sắc, nói về cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác.
Ý nghĩa hình ảnh chuyến tàu đêm qua truyện ngắn Hai đứa trẻ

Ý nghĩa hình ảnh chuyến tàu đêm qua truyện ngắn Hai đứa trẻ

 23:23 18/12/2014

Con tàu là sản phẩm của nền văn minh phương Tây, xuất hiện ở Việt Nam trong bối cảnh người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương. Sự xuất hiện của nó không chỉ làm thay đổi đời sống kinh tế – xã hội, mà còn đem đến cho văn chương Việt Nam một nguồn thi liệu mới.
Cuộc gặp gỡ với Thị Nở và sự thức tỉnh lương tri của Chí Phèo trong tác phầm Chí Phèo của Nam Cao

Cuộc gặp gỡ với Thị Nở và sự thức tỉnh lương tri của Chí Phèo trong tác phầm Chí Phèo của Nam Cao

 06:55 16/12/2014

Nam Cao viết về người nông dân bị tha hoá nhưng ông vẫ có cái nhìn nhân đạo khi ông đi sâu vào miêu tả nội tâm, tâm lí của nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện vốn có của người khốn khổ bị xã hội vùi dập cả thể xác và linh hồn.
Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo

Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo

 06:33 16/12/2014

Nam Cao - một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng văn học hiện thực, phê phán trước Cách mạng tháng tám. Ông nổi tiếng với các sáng tác về đề tài người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Tiêu biểu cho đề tài về người nông dân là tác phẩm "Chí Phèo ".
Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

 04:03 12/12/2014

Nguyễn Tuân với những trang anh hùng dũng liệt hiện lên dưới một 1 lớp ngôn ngữ dân tộc thuần khiết và chuẩn mực, luôn cố gắng hết sức mình để làm sống dậy một thời quá khứ rực rỡ. Và dường như cảm thấy mình không đủ sức. Nguyễn Tuân kéo cả những nhân vật của mình theo khuynh hướng ấy. Đó là trường hợp của viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” (trong tập Vang bóng một thời).
Cảm nghĩ về nhân vật Chí Phèo

Cảm nghĩ về nhân vật Chí Phèo

 04:46 09/12/2014

Nếu Truyện Kiều của Nguyễn Du để lại cho đời những ấn tượng và định nghĩa về những kẻ Sở Khanh đểu giả, những mụ Tú Bà buôn thịt bán người, những Hoạn Thư ghen tuông đáng sợ…thì Chí Phèo của Nam Cao cũng đã có một anh Chí- nhân vật điển hình – đi vào đời sống tự lúc nào.
Phân tích nhân vật Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao

Phân tích nhân vật Thị Nở trong Chí Phèo của Nam Cao

 22:20 08/12/2014

Cùng với Lão Hạc, truyện ngắn Chí Phèo là một trong những kiệt tác của Nam Cao viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Cả hai truyện ngắn xuất sắc này đều được chọn đưa vào chương trình phổ thông (Ngữ văn 8 và Ngữ văn 11, tập 1) cùng với nhiều truyện ngắn khác, từng đem đến cho Nam Cao vinh dự là tác gia có số lượng truyện ngắn trong nhà trường phổ thông nhiều nhất.
Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

 04:44 06/12/2014

Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tac của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong "Chữ người tử tù" và "Hai đứa trẻ"

Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong "Chữ người tử tù" và "Hai đứa trẻ"

 19:58 24/11/2014

Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau. Trong hội họa, ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc họa con người và sự vật trong cuộc sống.
Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn hai đứa trẻ

Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn hai đứa trẻ

 19:53 24/11/2014

Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam in trong tập Nắng trong vườn (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội, năm 1938). Đây là một kiểu truyện ngẳn trữ tình có nhiều chi tiết ngỡ như vụn vặt, vô nghĩa, nhưng kì thực đã được tác giả chọn lọc và sắp xếp một cách chặt chẽ để diễn tả tâm trạng nhân vật. Nội dung tác phẩm đi sâu miêu tả những cảnh đời thường, những số phận nghèo khổ, tối tăm trong xã hội cũ. Qua đó, tác giả gửi gắm một cách kín đáo, nhẹ nhàng nhưng không kém phần thấm thía tư tưởng nhân đạo đáng quý.
Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)

Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)

 04:06 17/11/2014

Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn tiêu biểu của Tự Lực Văn Đoàn, thế nhưng ông lại có một lối đi riêng khiến văn chương của ông vừa tràn đầy vẻ đẹp lãng mạn mà vẫn đậm chất hiện thực. Truyện ngắn tiêu biểu Hai đứa trẻ của ông đã giúp người đọc không chỉ nhìn ra sự thực cuộc đời mà còn thấy được những giấc mơ lãng mạn của con người dù cho họ có bị bỏ rơi trong nghèo khổ. Và nhân vật trung tâm của câu chuyện đó là chị em Liên.
Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) (Bài 4)

Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) (Bài 4)

 22:33 16/11/2014

Xuất hiện trên văn đàn chỉ chừng bảy, tám năm song Vũ Trọng Phụng đã đóng góp một phần rất to lớn cho văn học Việt Nam. Tác phẩm Số đỏ của ông được coi là tác phẩm xuất sắc nhất trong dòng văn học hiện thực phê phán, được Nguyễn Khải đáng giá là tác phẩm độc nhất vô nhị, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học.
Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) (Bài 3)

Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) (Bài 3)

 20:14 15/11/2014

Số đỏ là cuốn tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm đã phát huy cao độ tài năng châm biếm, đả kích sắc sảo của Vũ Trọng Phụng. Khối căm ghét của ông đối với xã hội thối nát không còn là một lời chửi rủa tuyệt vọng nữa mà nổ ra thành một trận cười sảng khoái, có sức công phá mạnh mẽ tung vào giữa những cái lố bịch, kệch cỡm của xã hội đương thời.
Cảm nhận về vẻ đẹp của chữ và ý nghĩa tác phẩm “Chữ người tử tù”

Cảm nhận về vẻ đẹp của chữ và ý nghĩa tác phẩm “Chữ người tử tù”

 01:14 14/11/2014

Sống giữa cuộc đời đầy rẫy oan trái, nghịch lý, bất công, đã bao lần ta bắt gặp trong văn chương một đôi câu thơ nét bút, một vài điều nhỏ nhoi biến những điều tưởng chừng như không thể thành có thể.
Phân tích cảnh cho chữ trong bài “chữ người tử tù”

Phân tích cảnh cho chữ trong bài “chữ người tử tù”

 01:07 14/11/2014

Nguyễn Tuân là một trong năm tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Ông có đóng góp không nhỏ đối với nền văn học hiện đại. Suốt cả cuộc đời Nguyễn Tuân luôn khát khao đi tìm cái đẹp, cái tinh hoa của đất trời để sáng tạo nên những kiệt tác văn học độc đáo. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời” của ông cũng chứa đựng những nét đẹp đó.
Nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm: “Hạnh phúc của một tang gia”

Nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm: “Hạnh phúc của một tang gia”

 01:01 14/11/2014

Vũ Trọng Phụng được tôn vinh là “ông vua phóng sự đất Bắc” và mỗi tác phẩm của ông được ví như một quả bom ném vào cái xã hội lố lăng, ô trọc của Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây