I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Nêu được một số tình huống thực tế cần sử dụng các chức năng tạo biểu đồ.
- Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ của phần mềm bảng tính.
2. Năng lực
- Giải quyết vấn để với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Sử dụng được chức năng tạo biểu đồ của chương trình bảng tính để giải quyết một số tình huống thực tế (NLc).
3. Phẩm chất
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì thông qua hoạt động luyện tập, thực hành tạo biểu đồ trong chương trình bảng tính.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bài giảng điện tử, phòng máy tính sẵn sàng để HS thực hành.
III. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH
* Hoạt động khởi động
GV yêu cầu HS nhận xét về hai cách trình bày dữ liệu ở Hình 7.1 và Hình 7.2 trong SGK. Mọi câu trả lời của HS đều được ghi nhận để dẫn dắt vào Hoạt động 1 của nội dung hình thành kiến thức.
1. Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
Hoạt động 1. Trình bày dữ liệu bằng biểu đổ
Mục tiêu |
Tiến hành |
Kết quả |
Chú ý |
HS thấy được ưu điểm của việc trình bày dữ liệu bằng biểu đồ trong những tình huống yêu cầu so sánh hoặc chỉ ra xu hướng của dữ liệu. |
- GV chia nhóm HS (2 - 4 HS) và giao nhiệm vụ thảo luận Hoạt động 1.
- HS tiến hành HĐ nhóm.
- GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tiến hành đánh giá. |
Câu trả lời dự kiến
1. Quan sát biểu đồ cột trực quan ở Hình 7.2 dễ dàng so sánh số HS quan tầm các nội dung Tin học. Do đó, cách trình bày dữ liệu ở Hình 7.2 hiệu quả hơn
2. Khi cần so sánh tỉ lệ phần trăm số HS quan tâm đến mỗi nội dung Tin học trên tổng số HS được khảo sát, em sẽ dùng biểu đồ hình quạt tròn để thể hiện dữ liệu. |
Câu hỏi này được dẫn dắt từ hoạt động khởi động, là câu hỏi huy động kinh nghiệm, hiểu biết đã có của HS, vì vậy không đánh giá đúng/sai GV chú ý phân tích câu trả lời của HS để dẫn dắt vào hoạt động hình thành kiến thức. |
* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
HS đọc và so sánh với câu trả lời ở Hoạt động 1 để hiểu được ý nghĩa của việc biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ, đồng thời hiểu được ý nghĩa của mỗi loại biểu đồ để sử dụng từng loại biểu đồ trong nhũng tình huống cụ thể của bài toán thực tiễn.
Sau hoạt động đọc, GV có thể yêu cầu HS nêu lại ý nghĩa của từng loại biểu đồ để chốt kiến thức trong Hộp kiến thức: Biểu đồ là cách minh hoạ dữ liệu trực quan. Nhờ biểu đồ, em dễ dàng so sánh, nhận định xu hướng thay đổi của dữ liệu. Cần sử dụng loại biểu đồ phù hợp với mục đích của việc biểu diễn và thể hiện dữ liệu.
* Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhổ kiến thức)
GV chốt kiến thúc cần ghi nhớ.
* Câu hỏi (hoạt động củng cố kiến thức)
HS nêu một số tình huống thực tế cẩn tạo biểu đồ. Có thể liên hệ sang các môn học khác như Toán học, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí,... Ví dụ:
- Biểu đổ hình quạt tròn cho biết tỉ lệ phần trăm số HS ở mỗi kết quả xếp loại học tập: giỏi, khá, trung bình,...
- Biểu đổ đoạn thẳng cho biết lượng mưa hằng tháng trong năm của một địa phương.
- Biểu đồ cột cho biết số thuê bao di động đăng kí thêm hằng năm trong một giai đoạn cho trước,...
2. Thực hành: Tạo biểu đồ
Trước khi thực hành, GV nêu tình huống thực tế có thể sử dụng loại biểu đồ cần tạo giải quyết được yêu cầu mà tình huống đặt ra.
GV tổ chức hoạt động thực hành theo từng bước hướng dẫn trong SGK.
* Hoạt động luyện tập
1. a) Biểu đồ cột thể hiện số HS sử dụng thiết bị số của mỗi khoảng thời gian như Hình 7.1.
Nhận xét về tình hình sử dụng thiết bị của HS khối 8:
Ngoài giờ học ở trường, số lượng HS nhiều nhất sử dụng thiết bị số từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày, đứng thứ 2 là số HS sử dụng thiết bị số dưới 1 giờ. Số HS không sử dụng thiết bị số ít hơn số HS sử dụng từ 3 giờ đến 4 giờ mỗi ngày. Cá biệt có một số ít HS mỗi ngày sử dụng thiết bị số từ 5 giờ trở lên.
b) Biểu đồ hình quạt tròn thể hiện tỉ lệ phần trăm của số HS sử dụng thiết bị số theo mỗi khoảng thời gian như Hình 7.2.
2. a) Nhận xét về doanh thu công nghiệp phần mềm giai đoạn 2016 - 2020: Giai đoạn 2016 - 2020 doanh thu công nghiệp phần mềm tăng dần.
b) Bảng dữ liệu từ biểu đồ như Hình 7.3.
c) HS thực hành tạo biểu đồ hình cột theo hướng dẫn thực hành.
* Hoạt động vận dụng
HS mở bảng dữ liệu của Bài luyện tập 2. Thực hành chèn biểu đồ đoạn thẳng để được biểu đồ như minh hoạ trong Hình 7.4.
IV. MỘT SỐ LƯU Ý VÀ KIẾN THỨC BỔ SUNG
Một số lưu ý
Bài học thực hiện trong 2 tiết: 1 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành. Tuy nhiên, nếu có điểu kiện vẽ phòng máy tính, giờ lí thuyết có thể tiến hành trong phòng máy để HS có thể thực hành ngay.
GV nên khuyến khích HS chủ động đề xuất những yêu cầu về tạo biểu đồ để so sánh và nhận xét về xu hướng của dữ liệu, tức là cho biết ý nghĩa của dữ liệu.
GV nên tạo cơ hội để HS chia sẻ với các bạn và cả lớp về những yêu cầu tạo biểu đồ trên bảng dữ liệu tìm hiểu phần mềm mà các em quan tâm. Qua đó, HS được rèn luyện và phát triển năng lực xử lí thông tin để giải quyết bài toán thực tế đáp ứng nhu cầu của chính các em.