Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Hướng dẫn dạy học Tin học 8 Kết nối tri thức, bài 9a: Tạo đầu trang, chân trang cho văn bản

Thứ hai - 07/10/2024 00:30
Hướng dẫn dạy học Tin học 8 Kết nối tri thức, bài 9a: Tạo đầu trang, chân trang cho văn bản
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức

- Thực hiện được các thao tác: đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang.
- Tạo được sản phẩm là văn bản có tính thẩm mĩ phục vụ nhu cầu thực tế.
2. Năng lực
- Có ý thức và biết cách khai thác môi trường số, biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu; bước đầu tạo ra được sản phẩm số phục vụ cuộc sống nhờ khai thác phần mềm ứng dụng (NLa).
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, có tinh thẩn tự học, nhiệt tình tham gia công việc chung.
 
B. CHUẨN BỊ
- GV: Hình ảnh một số trang văn bản có sử dụng đầu trang, chân trang, số trang. Tệp văn bản CLBTinhoc.docx. Một số cuốn sách, truyện,... có đánh số trang.
- HS: Tệp văn bản CLBTinhoc.docx tự tạo.
 
C. GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHÍNH
* Hoạt động khởi động

Hoạt động này nhằm mục đích để HS phát hiện ra trong văn bản, ngoài phần văn bản chính còn có thêm các phần khác, từ đó HS muốn tìm hiểu về các phần văn bản này. Ngoài ra, Hình 9a.l và Hình 9a.2 còn cung cấp cho HS cái nhìn tổng quát về các trang văn bản.

1. Đầu trang và chân trang
Hoạt động 1. Đầu trang và chân trang cho em biết gì?
Mục tiêu Tiến hành Kết quả Chú ý
HS biết được trong văn bản, ngoài phần văn bản chính còn có phần đầu trang và chần trang.
Phần đầu trang và chân trang thường cung cấp các thông tin ngắn gọn về văn bản.
- HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi. (GV cũng có thể chia nhóm để HS làm việc nhóm.)
- Tuỳ theo cách tổ chức, GV gọi hai HS hoặc đại diện hai nhóm trả lời câu hỏi.
- Trong quá trình HS trả lời, GV có thể gợi ý và bổ sung để hướng câu trả lời đúng vào mục tiêu của hoạt động.
Sản phẩm của hoạt động là nội dung trả lời các câu hỏi.

Câu trả lời dự kiến:
- Phần văn bản phía trên có thể là tên của văn bản, cho người đọc biết văn bản này chứa nội dung về một dự án.
- Phần văn bản phía dưới cho người đọc biết văn bản này thuộc về CLB Tin học, hoặc có nội dung nói về CLB Tin học.
Thời gian cho hoạt động khoảng 10- 15 phút.

* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
Đoạn văn bản cung cấp kiến thức mới cho HS, đó là: vị trí của phần đầu trang và chân trang trong văn bản và chúng là phần riêng biệt với văn bản chính. HS cũng biết phần đầu trang và chân trang thường được sử dụng nhằm mục đích gì,... Đọc xong đoạn văn bản này HS sẽ biết đủ mọi thông tin về cách sử dụng đầu trang và chân trang trong văn bản.

* Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức)
Kiến thức mới trong hoạt động đọc được nêu lại ngắn gọn, rõ ràng để HS một lần nữa đọc và ghi nhớ.

? Câu hỏi (hoạt động củng cố kiến thức)
Đáp án: B, C.

2. Đánh số trang
Hoạt động 2. Số trang trong văn bản
Mục tiêu Tiến hành Kết quả Chú ý
HS nhớ lại các cuốn sách, tài liệu, truyện mà mình đã từng đọc đều được đánh số trang.
HS biết được số trang trong các cuốn sách, truyện có thể được đặt ở nhiều vị trí
- HS nhớ lại hoặc GV cho HS xem một số cuốn sách, truyện, hay đơn giản là xem luôn cuốn SGK Tin học 8 để HS nhìn thấy số trang trong sách. HS trả lời các câu hỏi (GV cũng có thể chia nhóm để HS làm việc nhóm.)
- Tuỳ theo cách tổ chức, GV gọi hai HS hoặc đại diện hai nhóm trả lời câu hỏi.
- Trong quá trình HS trả lời, GV có thể gợi ý và bổ sung để hướng cầu trả lời đúng vào mục tiêu của hoạt động.
Sản phẩm của hoạt động là nội dung trả lời các câu hỏi.
Câu trả lời dự kiến:
- Trong hầu hết các cuốn sách, truyện,... đều có đánh số trang.
- Số trang nằm ở phần đầu trang và chân trang, có thể ở nhiều vị trí khác nhau, ví dụ ở bên trái, bên phải, ở giữa,...
Thời gian cho hoạt động khoảng 10 - 15 phút.

* Kiến thức mới (hoạt động đọc)
Đoạn văn bản nhấn mạnh lại các kiến thức mà ở Hoạt động 2 HS đã tìm hiểu, khám phá được. Ngoài ra, phần này còn cung cấp các hình ảnh minh hoạ rõ ràng về vị trí thường đặt số trang. HS nhìn hình minh hoạ sẽ dễ dàng thu nhận và nhớ kiến thức.

* Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức)
Kiến thức mới trong hoạt động đọc được nêu lại ngắn gọn, rỗ ràng để HS một lần nữa đọc và ghi nhớ.

? Câu hỏi (hoạt động củng cố kiến thức)
Đáp án: D.

3. Thực hành: Đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang
Các bước thực hành đã được hướng dẫn chi tiết trong SGK. GV yêu cầu HS thực hành theo từng bước hướng dẫn.
Sau khi thực hành với tệp CLBTinhoc.docx, HS có thể sử dụng các tệp văn bản của riêng các em để thực hành việc đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang.
Nếu còn thời gian GV có thể yêu cầu HS thực hành để đánh số trang vào các vị trí khác nhau trong trang văn bản (vị trí trên, bên trái, bền phải,...) và định dạng (căn lề, thay đổi phông, cỡ, màu sắc,...) cho phần văn bản nhập vào đầu trang và chân trang.
GV lưu ý nhắc HS ghi lại nội dung đã thực hành để sử dụng cho các phần thực hành ở các bài học sau.
 
* Hoạt động luyện tập
Phần này HS chỉ cần thực hiện lại các bước đã biết trong phần thực hành để hoàn thành yêu cầu.

* Hoạt động vận dụng
Phần mềm soạn thảo văn bản có các công cụ cho phép người sử dụng chèn hình ảnh và hình đồ hoạ và phần đầu trang và chân trang.
Cách thực hiện tương tự như khi chèn hình ảnh và hình đồ hoạ vào phần văn bản chính. Sau khi chọn Insert/Header hoặc Insert/Footer thi vị trí để nhập nội dung cho đầu trang và chân trang được hiển thị, phần nội dung văn bản chính sẽ được làm mờ đi. Khi đó các thao tác chèn hình ảnh và hình đồ hoạ sẽ được thực hiện giống như khi chèn vào phần văn bản chính mà HS đã biết (chọn Insert/Picture/...).
Các bước thực hiện:
- Mở tệp CLBTinhoc.docx.
- Nháy đúp chuột vào vị trí đầu trang (dòng Tài liệu dự án) để mở phần đầu trang và chần trang.
- Chọn Insert/Shapes để mở thư viện các hình đồ hoạ.
- Trong phần Lines, nháy chuột chọn hình đồ hoạ Line (hình đường thẳng).
- Nhấn giữ phím shift đồng thời kéo thả chuột ở phần đầu trang để tạo hình đường thẳng. Nếu không nhấn giữ phím shift thì đường thẳng tạo ra có thể bị xiên, không thẳng như mong muốn.
- Thực hiện tương tự để vẽ thêm một đường thẳng ở phần chân trang.
- Ghi lại kết quả vừa thực hiện.

D. MỘT SỐ LƯU Ý VÀ KIẾN THỮC BỔ SUNG
Một số lưu ý

Nội dung đặt trong phần đầu trang và chân trang mặc dù cần thiết nhưng cũng không nên lạm dụng. Nội dung trong phần đầu trang và chân trang nên chọn lọc, cô đọng và thực sự cần thiết. GV nên nhắc và nhấn mạnh cho HS biết về điểm lưu ý này.

Kiến thức bổ sung
HS cũng có thể đặt ra câu hỏi: Sau khi chèn đầu trang và chân trang, muốn xoá bỏ thì làm thế nào? Cách đơn giản là xoá bỏ phần nội dung đã chèn vào đầu trang và chân trang giống như xoá bỏ nội dung trong phần văn bản chính. Nếu muốn xoá bỏ hoàn toàn phần đầu trang và chần trang thì thực hiện các thao tác sau:
- Chọn Insert/Header rồi nháy chuột chọn Remove Header để xoá phần đầu trang.
- Tương tự, chọn Insert/Footer rồi nháy chuột chọn Remove Footer để xoá phần chân trang.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây