* Khởi động
Câu hỏi trang 12: Kể về tiết mục văn nghệ đáng nhớ nhất mà em đã được xem hoặc tham gia.
Trả lời:
Tối thứ 7 vừa rồi em được bố mẹ cho đi xem xiếc ở nhà hát lớn. Em rất thích tiết mục “Xiếc mô tô”. Sân khấu xiếc mô tô chỉ chứa được khoảng trăm người trở lại. Khách đã đứng thành vòng tròn quanh sân khấu. Bỗng nhiên, em thấy sân khấu rung lên, rồi trục xoay chuyển động cả cái khối tròn hình thì như cái giống quay nhanh dần. Và bỗng nhiên ba chiếc mô tô từ đáy giếng rồ ga, bay vọt lên theo thành giếng. Hai nghệ sĩ trẻ nam và một nghệ sĩ nữ, tay cầm lái, tay đưa ra vẫy cháo khán giả, miệng cười tươi như hoa. Họ lượn lên, lượn xuống không khác gì những cánh chim chao liệng trong không trung. Đó là tiết mục xiếc “Mô tô bay” mà lần đầu tiên em mới thấy. Em cảm phục lòng dũng cảm của các nghệ sĩ xiếc. Đó quả thật là buổi biểu diễn để cho em ấn tượng khó thể quên.
* Đọc văn bản
Văn bản: Thi nhạc
Hôm nay là ngày thi tốt nghiệp của các học trò thầy giáo vàng anh.
Ve sầu được thầy mời trình bày tác phẩm trước tiên. Mặc áo măng tô trong suốt, đôi mắt nâu lấp lánh, đầy vẻ tự tin, ve sầu biểu diễn bản nhạc “Mùa hè”. Gian phòng tràn ngập âm thanh sáng chói. Tiếng vi-ô-lông réo rắt, tiếng cla-ri-nét trong sáng, xen-lô ấm áp,… Tiếng nhạc gợi màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng, bầu trời xanh mênh mông. Bên hàng giậu, hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì. Thầy giáo xúc động, cúi xuống ghi điểm.
Sau ve sầu, gà trống đĩnh đạc bước lên, kiêu hãnh ngẩng đầu với cái mũ đỏ chói. Gà mở đầu khúc nhạc “Bình minh” bằng tiết tấu nhanh, khỏe, đầy hứng khởi: Tờ-réc…Tờ-re-te-te-te… Phần cuối bản nhạc là niềm mãn nguyện khi thấy mặt trời lên rực rỡ. Tiết tấu trở nên vui nhộn khi gà sử dụng bộ gõ: Cục – cục!... Cục – cục!... Cục – cục!...
Đến lượt dế mèn. Dế bước chân ra khỏe khoắn và trang nhã trong chiếc áo nâu bóng. Bản nhạc “Mùa thu” gợi hình ảnh những chiếc lá khô xoay tròn, rơi rơi trong nắng. Tiếng gió xào xạc thầm thì với lá… Đôi mắt thầy vàng anh nhòa đi.
Trong tà áo dài tha thướt, họa mi trông thật dịu dàng, uyển chuyển. Bản nhạc “Mùa xuân” vang lên réo rắt, say đắm, rồi dần chuyển sang tiết tấu rạo rực, tưng bừng. Những giọt mưa xuân rơi trên đôi má nóng rực. Những chiếc mầm bật khỏi cành. Hoa đào rộ lên hoa mắt…
Thấy vàng ánh đứng dậy, vẻ nghiêm trang. Các học trò im lặng, hồi hộp.
- Thầy rất vui vì sự thành công của các em. Các em đã tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai. Cảm ơn các em đã cho thầy niềm vui này.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 - Trang 13: Câu chuyện có những nhân vật nào? Những nhân vật đó có điểm gì giống nhau?
Trả lời:
- Câu chuyện có các nhân vật: thầy giáo vàng anh, ve sầu, gà trống, dế mèn, họa mi.
- Những nhân vật này có điểm giống nhau là: đều tham gia ngày thi tốt nghiệp với những bản nhạc độc đáo của mình.
Câu 2 - Trang 13: Giới thiệu về tiết mục của một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện.
- Tên nhân vật
- Ngoại hình, trang phục của nhân vật
- Những hình ảnh được gợi ra từ bản nhạc mà nhân vật biểu diễn
Trả lời:
- Tên nhân vật: họa mi
- Ngoại hình, trang phục của nhân vật: Họa mi mặc một chiếc áo dài tha thướt trông rất uyển chuyển, dịu dàng.
- Những hình ảnh được gợi ra từ bản nhạc mà nhân vật biểu diễn: Những giọt mưa xuân rơi trên đôi má nóng rực. Những chiếc mầm bật khỏi cành. Hoa đào rộ lên hoa mắt...
Đoạn văn giới thiệu:
Trong câu chuyện, em thích nhất là tiết mục của họa mi. Họa mi mặc một chiếc áo dài tha thướt trông rất uyển chuyển, dịu dàng. Bản nhạc “Mùa xuân” vang lên réo rắt, say đắm, rồi dần chuyển sang tiết tấu rạo rực, tưng bừng. Những giọt mưa xuân rơi trên đôi má nóng rực. Những chiếc mầm bật khỏi cành. Hoa đào rộ lên hoa mắt...
Câu 3 - Trang 13: Vì sao thầy vàng anh rất vui và xúc động khi xem các học trò biểu diễn?
Trả lời:
Thầy vàng anh rất vui và xúc động khi xem các học trò biểu diễn vì: các học trò đã thành công, tự tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai.
Câu 4 - Trang 13: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên? Tìm câu trả lời đúng.
A. Nhiều loài vật có tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót rất hay.
B. Thế giới của các loài vật muôn màu, muôn vẻ.
C. Mỗi người hãy tạo cho mình nét đẹp riêng.
D. Muốn hát hay, đàn giỏi phải tập luyện chăm chỉ.
Trả lời:
Đáp án C. Mỗi người hãy tạo cho mình nét đẹp riêng.