Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài giảng Tiếng Việt 1, bài 82: ÔN TẬP – Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Thứ bảy - 26/09/2020 08:26
Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Tiếng Việt 1, bài 82: ÔN TẬP - Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật, loài hoa); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vn đã học.
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12, 15 chữ).
3.Thái độ
- Bi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm, vần; cấu tạo, quy trình và cách viết các chữ ghi âm, vần; nghĩa của các từ ngữ trong bài học (từ tuần 1 đến tuần 16) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này như lấm tấm (có nhiều hạt nhỏ xuất hiện trên bề mặt. Ví dụ: trán lấm tấm mỗ hôi); trám ngâm (đang suy nghĩ về một việc gi đó. Ví dụ: vẻ mặt trầm ngâm).
- Chú ý hiện tượng một âm được ghi bằng nhiều con chữ (âm “cờ” được ghi bằng 2 con chữ c/ k (xê/ ca); âm “gờ” dược ghi bằng hai con chữ: g/ gh (gờ đơn - gờ một chữ, gờ kép - gờ hai chữ); âm “ngờ” được ghi bằng 2 con chữ: ng ngh (ngờ đơn ngờ hai chữ/ ngờ kép - ngờ ba chữ).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- HS hát chơi trò chơi
2. Viết
- GV yêu cầu HS đọc nhẩm một lần các số.
- GV hướng dẫn HS viết vào vở các từ chỉ số. Ví dụ: 0: không. Mỗi số viết 1 lần.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
3. Tìm từ
-Tìm từ có cùng vần với mỗi từ chỉ số GV có thể sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau cho nội dung dạy học này.
4. Luyện chính tả
Tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ GV gắn thẻ chữ c, k lên bảng.
+ GV đọc, HS đọc nhẩm theo.
+ HS làm việc nhóm đôi: tìm những tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp (đọc tiếng tìm được, phân tích cấu tạo của tiếng).
- Tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh.
Các bước thực hiện tương tự như c, k.
- Tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.
Các bước thực hiện tương tự như c, k.
HS viết các tiếng tìm được vào Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một + 2 tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ 2 tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh
 + 2 tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.
GV quan sát, sửa lỗi cho HS.

-Hs chơi


-HS đọc
-HS lắng nghe
-Hs lắng nghe

- HS tìm




-Hs lắng nghe và quan sát
-Hs đọc
- HS thảo luận
- Hs trình bày


-HS thực hiện






-Hs lắng nghe, quan sát
 
TIẾT 2
5. Đọc
- GV đọc mẫu.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
Có những loài hoa nào được nói tới trong đoạn văn?




Theo em, đoạn văn miêu tả cảnh vật vào mùa nào trong năm? Vì sao em biết?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
6. Tìm trong đoạn văn Mùa xuân đến những tiếng cùng van với nhau
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có vần giống nhau (lâm - tấm, chào mào, trầm ngâm,..). Lưu ý: HS không nhất thiết phải tìm ra tất cả các tiếng cùng vần với nhau.
- GV hỏi HS về các tiếng có vần giống nhau:
Những câu nào có tiếng chứa vần giống nhau?
Những tiếng nào có vấn giống nhau?
Hãy phân tích cấu tạo của tiếng lấm và tấm...
GV thực hiện tương tự với các câu còn lại.
7. Tìm trong và ngoài đoạn văn tiếng có vần anh, ang
- Tìm những tiếng trong đoạn văn có vn anh, ang.
+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận các câu hỏi sau: Những câu nào có vần anh? Những câu nào có vần ang? Hãy phân tích cấu tạo của tiếng có vần anh/ ang
+ Các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
- Tìm những tiếng ngoài đoạn văn có vn anh, ang.
+ Nhóm đôi thảo luận theo yêu cầu của GV: Tìm các tiếng ngoài đoạn văn có vấn anh, ang. Sau đó chia sẻ kết quả với nhóm khác để điều chỉnh, bổ sung số lượng tiếng có vần anh, ang của nhóm mình.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
8. Củng cố
- GV khen ngợi, động viên HS, lưu ý HS ôn lại các âm, vấn xuất hiện trong bài ôn.
- GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh vẻ mùa xuân.

- HS lắng nghe
- HS lắng nghe

-HS đọc


- HS m những từ ngữ nói về đặc điểm của loài hoa đó. Kể tên những loài chim được nói tới trong bài, Tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của chúng.
- HS trả lời

- HS lắng nghe .

- HS đọc



- HS trả lời
- HS trả lời
- HS phân tích




- HS trao đổi.


- HS trình bày.
- HS lắng nghe.

- HS trả lời.
- HS trao đổi.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.



-Hs lắng nghe
 

LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT CÁC CHỮ HOA

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố về đọc viết các chữ hoa đã học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
G.H,K,L,M,N
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
G.H,K,L,M,N
Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.


- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.




- HS viết vở ô ly.





- Dãy bàn 1 nộp vở.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây