Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài giảng Tiếng Việt 1, bài 83: ÔN TẬP – Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Thứ bảy - 26/09/2020 08:39
Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Tiếng Việt 1, bài 83: ÔN TẬP - Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vn đã học.
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 15 chữ).
3. Thái độ
- Bi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm của những vần đã học; cấu tạo, quy trình và cách viết các chữ ghi những vần này. Chú ý hiện tượng một vần (cũng như âm) được ghi bằng nhiều con chữ. Bên cạnh đó, GV cần có kiến thức cơ bản về văn học (mối quan hệ giữa nhân vật và hành động của nhân vật trong truyện) để hướng dẫn HS trao đổi và trả lời câu hỏi,

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS xem một số tranh về hổ, voi, khỉ. Sau đó hỏi HS: Trong những câu chuyện đã đọc về loài vật, em thấy hổ là con vật thế nào? Voi là con vật thế nào? Khỉ là con vật thế nào?
- GV giới thiệu tranh trong SHS: trong bức tranh này có 3 nhân vật: voi, khi và hổ. Em có thấy có điều gi đặc biệt?
2. Đọc câu chuyện sau
VOI, HỔ VÀ KHỈ
Thua hổ trong một cuộc thi tài, voi phải nộp mạng cho hổ. Khỉ bày mưu giúp voi. Khỉ cưỡi voi đi gặp hổ. Đến điểm hẹn, khỉ quát lớn:
Hổ ở đâu?
Voi tỏ vẻ lễ phép:
- Thưa ông, hổ sắp tới rồi ạ.
Hổ ngồi trong bụi cây nhìn ra. Thấy voi to lớn mà sợ một con vật nhỏ bé, hổ sợ quá, liền bỏ chạy.
(Phỏng theo Truyện cổ dân gian Khơ-me)
- GV đọc toàn bộ câu chuyện,
- 5- 6 HS đọc nối tiếp.
- 1-2 HS đọc toàn bộ câu chuyện.
GV nhận xét theo một số tiêu chí: đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, giọng đọc to, rõ ràng, biết ngắt nghỉ sau dấu câu.
3. Trả lời câu hỏi
Hình thức tổ chức: nhóm đôi.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về 3 câu hỏi trong SHS. Từng thành viên trong nhóm trình bày quan điểm của mình. Mỗi nhóm có thể tham khảo ý kiến của nhóm khác để bổ sung, điều chỉnh kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
TIẾT 2
4. Đọc
Nắng xuân hồng
- GV đọc thành tiếng một lần bài thơ, HS đọc nhm theo.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ từng không (nếu cần): khoảng không gian bao trùm cảnh vật và con người.
- 5 -6 HS đọc nối tiếp.
- 1- 2 HS đọc toàn bộ bài thơ,
- Cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
Những cảnh vật nào được nói tới trong bài thơ?
Tìm từ ngữ miêu tả bảy chim. Từ “lung linh” dùng để miêu tả sự vật gì? Hai tiếng trong từ “rộn rã” có điểm gì giống và khác nhau?

Hai tiếng trong từ “lung linh” có điểm gì giống và khác nhau (giống: giống nhau về âm r/k khác nhau về vần và dấu thanh).
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
5. Viết chính tả
- GV yêu cầu HS chép đoạn văn vào vở.
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn và chữ cái đầu tiên của câu; khoảng cách giữa các chữ, cỡ chữ,
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
6. Củng cố
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV nhắc một số từ ngữ xuất hiện trong bài thơ Nắng xuân hồng (lung linh, rộn rã, hớn hở), cho HS đặt câu với những từ ngữ đó.
- GV khuyến khích HS kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè chuyện Voi, hổ và khi.

-Hs chơi
-HS trả lời


-Hs lắng nghe














-HS lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc
-Hs lắng nghe và quan sát




-Hs lắng nghe
- HS thảo luận

-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe, quan sát




-HS đọc

-HS lắng nghe

-HS đọc
-HS đọc
-HS đọc

-HS trả lời
-HS trả lời


-HS trả lời


-HS trả lời

-HS viết
-HS lắng nghe



-HS lắng nghe

-HS lắng nghe

 

LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT CÁC CHỮ HOA

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố về đọc viết các chữ hoa đã học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
G.H,K,L,M,N
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
G.H,K,L,M,N
Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.


- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.




- HS viết vở ô ly.




- Dãy bàn 1 nộp vở.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây