Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS viết uân, uât ,uyên, uyêt, oan, oăn, oat, oăt, oai, uê, uy 2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ - Đọc vần: HS (cá nhân, nhóm) đánh vần các vần . Lớp đọc trơn đồng thanh. - Đọc từ ngữ: HS (cá nhân, nhóm) đọc thành tiếng các từ ngữ. Lớp đọc trơn đồng thanh. GV có thể cho HS đọc một số từ ngữ; những từ ngữ còn lại, HS tự đọc ở nhà. 3. Đọc đoạn - GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có chứa các vần đã học trong tuấn. - GV đọc mẫu. - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV. - GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc: Hà thường được nghe bà kể chuyện khi nào? Hà đã được bà kể cho nghe những truyện gì? Giọng kể của bà thế nào? Hà có thích nghe bà kể chuyện không? Câu văn nào nói lên điều đó? - GV và HS thống nhất câu trả lời. 4. Viết câu - GV hướng dẫn viết vào vở Tập viết 1, tập một câu “Xuân về, đào nở thắm, quất trĩu quả” (chữ cỡ vừa trên một dòng kẻ). Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS. - GV quan sát và sửa lỗi cho HS. |
-Hs viết -Hs đọc - HS đọc - HS đọc -Hs lắng nghe -Một số (4-5) HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs lắng nghe -HS viết -Hs lắng nghe |
5. Kể chuyện a. Văn bản CẶP SỪNG VÀ ĐÔI CHÂN
Mỗi ngày, hươu đều tự soi mình dưới nước và tự nhủ: “Với cặp sừng lung linh, mình là con hươu đẹp nhất khu rừng”. Nhưng nó lại chẳng hề thích đôi chân chút nào vì cho rằng chúng trông thật xấu xí. Một ngày, khi đang tha thẩn trong rừng, hươu phát hiện một con sói lớn đang lao về phía mình. Nó vô cùng hoảng sợ liền co chân, chạy một mạch. Đôi chân khoẻ mạnh giúp hươu chạy thật nhanh. Tuy nhiên, cặp sừng lại bị kẹt trong các nhánh cây làm nó cảm thấy vô cùng vướng víu. Sau khi chạy một hồi lâu, hươu cảm thấy mình đã thoát khỏi con sói. Nó nằm dài dưới một bóng cây. “Thật là nguy hiểm! Mình gần như không thể trốn thoát được với cặp sừng này. May sao đôi chân đã cứu mình. Thì ra, cái gì cũng có giá trị riêng của nó”, hươu nghĩ thầm.b. GV kể chuyện, đặt cầu hỏi và HS trả lời Lần 1: GV kể toàn bộ cầu chuyện. Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. Đoạn 1: Từ đầu đến trông thật xấu xí. GV hỏi HS: 1. Vì sao hươu nghĩ nó là con hươu đẹp nhất khu rừng? 2. Hươu có thích đôi chân của mình không? Đoạn 2: Từ Một ngày đến cảm thấy vô cùng vướng víu. GV hỏi HS: 3. Khi tha thẩn trong rừng, hươu gặp phải chuyện gì? 4. Khi gặp sói, cặp sừng hay đôi chân giúp hươu thoát nạn? Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS: 5. Thoát nạn, hươu nghĩ gì? - GV có thể tạo điểu kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể c. HS kể chuyện -GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện. GV cần tạo điểu kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kể chuyện. Tuỳ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả, 6. Củng cố - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà; kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè cầu chuyện |
-Hs lắng nghe -Hs lắng nghe -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -Hs trả lời -HS kể -HS lắng nghe |
Ý kiến bạn đọc