Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn Ngữ văn 9, bài 4: Sơn Tinh, Thủy Tinh - Sách Chân trời sáng tạo

Thứ tư - 19/06/2024 04:25
Soạn Ngữ văn 9 Sách Chân trời sáng tạo, bài 4: Sơn Tinh, Thủy Tinh - Trang 108, ...
Câu 1 trang 108: Liệt kê và nêu tác dụng của một số chi tiết kì ảo trong văn bản.
Trả lời:
Các chi tiết kì ảo trong văn bản:
- “Sơn Tinh ngồi bạch hổ đi đầu”
- “Thuỷ Tinh ngồi trên lưng rồng vàng”
- “Thuỷ Tinh thúc rồng”
- “Đất nảy vù lên cao”
- Thuỷ Tinh dâng nước bể, đục núi
Tác dụng:
+ Tô đậm thể loại truyền thuyết, tính chất kì lạ, nguồn gốc khác thường về nhân vật thần linh. Lí giải các hiện tượng tự nhiên có giải thích.., thể hiện sự tôn sùng của nhân dân ta đối với thần thánh

Câu 2 trang 108: Phân tích một số hình ảnh, chi tiết thể hiện khung cảnh cuộc sống “ngày xưa” hoặc nét văn hóa cổ truyền của người Việt Nam
Trả lời:
Qua văn bản, ta thấy được nét văn hóa trong tập tục cưới xin của dân tộc. Điều đó được thể hiện qua sính lễ hỏi cưới Mị Nương của Sơn Tinh: năm chục con voi xám, gấm điều, tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng, sừng tê, ngà voi, sừng hươu. Sính lễ trong thách cưới thể hiện sự quan trọng trong việc kết hôn và trong văn hóa của người Việt Nam. Trong lễ cưới, sự trao đổi lễ vật không chỉ đơn thuần là một nghi thức mà còn bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn của nhà trai với nhà gái. Đồng thời cũng thể hiện khả năng chăm lo và bảo đảm hạnh phúc cho cô dâu trong tương lai. Đây là một phần quan trọng trong lễ cưới truyền thống của người Việt.

Câu 3 trang 108: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của văn bản.
Trả lời:
- Chủ đề:
+ Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai của người xưa.
+ Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước, giữ nước của các Vua Hùng.
+ Xây dựng nên hình tượng của hai nhân vật chính, cái thiện chống lại cái ác.
- Cảm hứng chủ đạo: 
Bài thơ lấy cảm hứng từ truyền thuyết dân gian, đưa vào thơ ca để tôn vinh và giữ gìn văn hóa truyền thống từ đó thấy được tư duy sáng tạp của tác giả.

Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở. Tìm một số chi tiết cho thấy sự khác biệt về cách miêu tả nhân vật trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (thơ Nguyễn Nhược Pháp) và văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh (truyền thuyết).
Nhân vật được miêu tả Chi tiết trong Sơn Tinh, Thủy Tinh(thơ Nguyễn Nhược Pháp) Chi tiết trong Sơn Tinh, Thủy Tinh(truyền thuyết)
Nhân vật
Sơn Tinh
   
Nhân vật Thủy Tinh    

Trả lời:
Nhân vật được miêu tả Chi tiết trong Sơn Tinh, Thủy Tinh(thơ Nguyễn Nhược Pháp) Chi tiết trong Sơn Tinh, Thủy Tinh(truyền thuyết)
Nhân vật
Sơn Tinh
Vị thần núi Sơn Tinh thì có ba mắt. Mắt thứ ba kia như nhìn thấy mọi thứ để có thể thấy cảnh nhân dân lầm than trong dòng nước lũ và quyết tâm chiến thắng kẻ thù Thủy Tinh. Thần Sơn Tinh phi bạch hổ, oai phong lẫm liệt. Một người ở vùng núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường: chỉ tay về phía đông, phía đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy núi. Nhân dân trong vùng gọi chàng là Sơn Tinh.
Nhân vật Thủy Tinh Thủy Tinh thì mang theo dáng vẻ phong trần với râu ria quăn xanh rì. Màu xanh của biển cả nhuốm trên mình chàng. Cưỡi rồng uy nghi càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp Thủy Tinh- vẻ đẹp của quyền lực, bão tố. Còn một người ở mãi tận miền biển Đông tài giỏi cũng không kém: gọi gió, gió đến, hò mưa, mưa tới.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây