Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn Ngữ văn 9, bài 1: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Sách Cánh diều

Thứ hai - 10/06/2024 03:14
Soạn Ngữ văn 9 Sách Cánh diều, bài 1: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Trang 27, ...
1. Định hướng
2. Thực hành

Bài tập trang 27: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của ý kiến trình bày về sự giống nhau và khác nhau giữa bài thơ “Sông núi nước Nam” và văn bản “Nước Đại Việt ta" (trích “Đại cáo bình Ngô” – Nguyễn Trãi).
Bài làm 1:
“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ra đời sau “Nam quốc sơn hà” mấy trăm năm và quả thực là sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, ý thức về quốc gia dân tộc.

“Nam quốc sơn hà” tương truyền là bài thơ thần của nhà thơ, vị tướng quân Lý Thường Kiệt. Bài thơ tứ tuyệt này có thể coi là một trong những bài thơ sớm nhất đề cao tinh thần dân tộc. Lúc ấy khái niệm quốc gia, chủ quyền độc lập còn đơn giản chứ chưa được hiểu sâu sắc và toàn diện như sau này. Tuy nhiên khi bài thơ khẳng định:

Nam quốc sơn Hà Nam đế cư

Thì ý thức dân tộc đã được tiến một bước dài rồi. Thời trung đại, phong kiến Trung Hoa lớn mạnh vô cùng. Người Trung Quốc tự cho rằng họ là tinh hoa của vũ trụ. Chỉ có vua của Trung Hoa mới được xếp vào hạng “đế”, hàng “Thiên tử” có thể thay trời hành đạo. Còn tất cả các nước khác xung quanh chỉ là hàng “man di, mọi rợ” và cùng lắm phong cho vua các nước chư hầu một chữ “vương” thôi. Trong con mắt của phong kiến Trung Hoa, nước ta lúc ấy cũng được coi là một nước chư hầu. Thế nhưng câu thơ trong Nam quốc sơn hờ lại khẳng định vô cùng đanh thép. Nước Nam ta cũng có “hoàng đế” cũng xứng danh “Thiên tử” bởi:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
(Rành rành định phận ở sách trời)


Chúng ta có lãnh thổ riêng. Ranh giới Bắc – Nam phân định rõ ràng “tại thiên thư”. Và như vậy người Đại Việt có quyền tự hào và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ngàn đời.

Từ “Nam quốc sơn hà” đến “Bình Ngô đại cáo” (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu


Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.

Quốc gia, dân tộc, chủ quyển… của Nguyễn Trãi còn là:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, lý, Trần hao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương


Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ớ trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với “Nam quốc sơn hà” thì ở điểm này, “Bình Ngô đại cáo” có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.

Có thể nói, ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nói riêng và “Bình Ngô đại cáo” nói chung, có một sự chuyển biến lớn về tư tưởng. Ở đây, cái quan niệm về quốc gia dân tộc hoàn thiện hơn nhiều so với “Nam quốc sơn hà”. Trên cơ sở những gì đã có, nhà văn Nguyễn Trãi đã kế thừa trọn vẹn Nam quốc sơn hà để rồi từ đó tạo ra bản anh hùng ca bất hủ, bản “tuyên ngôn độc lập thứ hai” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của đồng bào ta.

Bài làm 2:
Bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt và do vua triều Lý trị vì. Đây là một lẽ tất nhiên, không thể chối cãi, đã được “Sách trời” phân định. Hơn thế nữa, nếu tìm hiểu theo nghĩa gốc Hán tự, thì trong bài “Nam quốc sơn hà”, Lý Thương Kiệt đã đề cao tinh thần tự tôn của một dân tộc độc lập và tư tưởng thoát ly khỏi tư duy nước lớn với tư tưởng bành trướng bá quyền của nhà nước phong kiến Trung Quốc, để khẳng định sự độc lập, tự chủ và bình đẳng về phương diện chính trị. Ngược dòng lịch sử, nước Đại Việt từ xa xưa luôn bị Trung Hoa xem là một châu, một quận của họ và họ luôn luôn tìm mọi cách để đồng hoá dân tộc Việt thành bộ phận của Trung Quốc. Tuy nhiên, không chịu khuất phục, trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, người Việt không ngừng đứng lên đấu tranh dành độc lập dân tộc. Đến thời nhà Lý, Lý Thường Kiệt đã dõng dạt tuyên bố với nhà nước phong kiến Trung Quốc về sự độc lập và bình đẳng của Đại Việt trên vũ đài chính trị thông qua việc sử dụng từ “Nam quốc” trong bài thơ của mình. Song hành với chữ “Nam quốc” là “Nam đế”. Nếu đã có “Nam quốc” thì phải có “Nam đế”, đó là tất yếu. nước Đại Việt thời Lý là một quốc gia độc lập, tự chủ và có quyền tự quyết.

Để có được nền độc lập ấy, hơn 1.000 năm nhân dân Việt Nam đã gồng mình lên chống lại sự đô hộ và âm mưu đồng hoá của Trung Quốc. Dù là một dân tộc nhỏ bé, đất hẹp, người thưa nhưng mang trong tim dòng máu Lạc Hồng, nhân dân Việt Nam đã liên tục đứng lên khởi nghĩa và sự thật lich sử đã chứng minh “chúng bây sẽ bị đánh tơi bời” với những chiến công vang dội của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền, Lê Đại Hành…

Nếu như “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt viết trong quá trình đánh giặc Tống xâm lược, thì “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết sau khi hoàn thành đại cuộc kháng Minh và thiết lập nên triều Hậu Lê (để phân biệt với triều Tiền Lê của Lê Đại Hành). Khác với “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt khẳng định sự độc lập, tự chủ của Đại Việt là do ý trời “Rành rành đã định tại sách trời”, Nguyễn Trãi, trong “Bình Ngô đại cáo” khẳng định sự độc lập tự do của Tổ quốc là do nhân dân lựa chọn và cũng chính nhân dân hy sinh để có được nền độc lập ấy, hoàn toàn không phải được trời ban. Chính vì vậy, mở đầu “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi viết:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có…”


Tiếp tục khẳng định tư thế độc lập, tự chủ của nước ta, Nguyễn Trãi đã đặt các vương triều Đại Việt sánh ngang cùng với cái triều đại phong kiến Trung Quốc, để chứng minh nước Việt có truyền thống văn hiến từ lâu đời, truyền thống ấy là do những hào kiệt của nước Việt xây dựng nên và để bảo vệ đất nước giàu văn hiến đó, nhân dân Đại Việt sẽ không chịu khuất phục và sẽ đánh bại bất cứ kẻ thù xâm lược nào.

“Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi như một bản anh hùng ca bất tận về sự chiến đấu ngoan cường của nhân dân Đại Việt trước sự bạo tàn của kẻ thù xâm lăng đã“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ” để làm nên chiến thắng “Đánh một trận sạch không kịch ngạc/Đánh hai trận tan tác chim muôn” với tinh thần“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Có thể khẳng định, đến thế kỷ XV, chủ quyền của Việt Nam đã trải qua nhiều cam go, thử thách, đã có những lúc đứng trước sức mạnh của quân thù (qua các cuộc xâm lăng của giặc Hán, Tống, Nguyên-Mông, Minh), nhưng nhờ sự tài trí, quả cảm của nhân dân, với truyền thống đoàn kết mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, Đại Việt vẫn đứng vững hiên ngang trước quân thù. Mặc dù Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, nhưng Việt Nam bao đời nay, dù nhỏ bé nhưng không thiếu nhân tài cùng với nghị lực phi thường của nhân dân tạo nên sức mạnh tinh thần không có gì địch nổi.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây