Đọc văn bản “Cảnh vui của nhà nghèo” (trang 29 - 31 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 10):
Câu 1 trang 31: Cảnh vui của nhà nghèo được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Lục bát biến thể
C. Thất ngôn xen lục ngôn
D. Song thất lục bát
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 2 trang 31: Bài thơ thể hiện tâm trạng chủ yếu nào của nhân vật trữ tình?
A. Xót xa, buồn tủi vì cuộc sống nghèo khổ
B. Lo lắng về chuyện học hành của trẻ em nghèo
C. Vui vì nhà nghèo mà ấm cúng, con cái chăm ngoan.
D. Tin tưởng vào sự vươn lên của các gia đình nghèo.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 3 trang 31: Nhận xét nào đúng với những câu thơ sau: “Cơm dưa muối khó khăn mới có/ Của không ngon, nhà khó cũng ngon. / Khi vui câu chuyện thêm giòn. / Chồng chồng, vợ vợ, con con một nhà”?
A. Câu song thất tái hiện cuộc sống đạm bạc, câu lục bát thể hiện thái độ vui vẻ, đoàn kết trong gia đình.
B. Câu song thất trình bày nguyên nhân, câu lục bát lí giải kết quả với những điều bất ngờ, khác biệt.
C. Câu song thất miêu tả sự vất vả, câu lục bát bộc lộ những nỗ lực đáng quý của con người.
D. Câu song thất khắc họa nỗi buồn với những chạnh lòng, câu lục bát bộc lộ niềm vui đan xen.
Trả lời:
Đáp án D
Câu 4 trang 31: Phương án nào dưới đây nhận xét đúng về việc sử dụng từ ngữ trong bài thơ?
A. Dùng nhiều điển cố, điển tích phức tạp
B. Ngôn ngữ phóng đại, hài hước.
C. Từ ngữ mộc mạc, gần gũi
D. Dùng từ ngữ Hán Việt nhiều hơn thuần Việt.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 5 trang 32: Điểm giống nhau giữa bài thơ Khóc Dương Khuê và bài Cảnh vui của nhà nghèo là gì?
A. Cùng viết về niềm vui, nỗi buồn trong lúc khó khăn.
B. Cùng viết về tình cảm đáng quý trong gia đình.
C. Cùng sử dụng thể thơ song thất lục bát
D. Cùng mở đầu bài thơ bằng câu lục bát
Trả lời:
Đáp án C
Câu 6 trang 32: Nội dung chính của bài thơ có liên quan gì đến nhan đề Cảnh vui của nhà nghèo?
Trả lời:
Nội dung chính của bài thơ là nói về hoàn cảnh nghèo khó của gia đình nhưng vượt lên trên hết đó là niềm vui ấm áp, yêu thương nhau trong cảnh khó khăn và tinh thần lạc quan, niềm tin vào tương lai. Nhan đề bài thơ đã khái quát rất đúng nội dung của cả bài
Câu 7 trang 32: Hãy tìm các từ láy từ dòng 19 đến dòng 28 và cho biết tác dụng của chúng trong đoạn thơ.
Trả lời:
- Các từ láy từ dòng 19 đến dòng 28 là: xa xa, chồng chồng, vợ vợ, con con, thảnh thơi, chiều chiều, tối tối, mai mai.
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự vật, sự việc, thời gian xuất hiện trong bài thơ, mang đến cho con người cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề mà đoạn thơ nhắc đến.
Câu 8 trang 32: Nhận xét về vần và nhịp của bài thơ.
Trả lời:
- Nhịp: 3/2/2; 2/2/3
- Gieo vần: Gieo vần chân: “ngày – vay”; “co-no” …
Câu 9 trang 32: Theo em, cái vui của cảnh nhà nghèo được thể hiện qua bài thơ là gì?
Trả lời:
Cái vui của cảnh nhà nghèo là mặc dù khó khăn, vất vả nhưng vợ chồng, con cái vẫn đoàn kết, yêu thương nhau. Vợ chồng quan tâm nhau, con cái biết giúp đỡ cha mẹ, dù nghèo nhưng họ vẫn cảm thấy hạnh phúc
Câu 10 trang 32: Em thích nhất câu thơ nào trong bài Cảnh vui của nhà nghèo? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất câu thơ “Bày ra cái cảnh có trời/Vui buồn cũng tự ở người thế gian” vì hai câu thơ là triết lí rất đúng đắn. Vui buồn sướng khổ đề là tùy thuộc vào tâm thái, suy nghĩ của con người.