Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 8 sách Cánh Diều, bài 4: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Chủ nhật - 23/07/2023 22:41
Soạn văn 8 sách Cánh Diều, bài 4: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục - Trang 98, ...

1. Chuẩn bị

- Đọc trước văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Mô-li-e.
Trả lời:

- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin.
- Mô-li-e sinh ở Paris, gia đình làm thợ của triều đình rất lâu đời. Lên 10 tuổi, Mô-li-e mồ côi mẹ.
- Ông là một người đa tà, ông vừa viết kịch, viết văn, làm thơ, là diễn viên. Mô- li-e được nhận xét là một trong số các nhà văn vĩ đại nhất của ngôn ngữ Pháp và văn học phổ quát.
- Được sự bảo trợ từ các quý tộc Philippe I, Công tước xứ Orleans,… Mô- li- e đã biểu diễn một màn trình diễn ấn tượng tại Louvre trước mặt Nhà vua. Sau đó, Mô- li- e đã được cấp quyền cho phép sử dụng salle du Petit-Bourbon gần Louvre, đây là một căn phòng rộng được dùng để trình diễn cho những buổi biểu diễn sân khấu. Tiếp theo đó, Mô- li- e được cấp thêm quyền sử dụng nhà hát. Không làm khán giả thật vọng, Mô- li- e tạo được tiếng vang và thành công lớn qua các vở kịch đặc sắc. Với sự ưu ái của hoàng gia, ông và đoàn kịch đã nhận được một khoản trợ cấp cùng danh hiệu “Đoàn kịch của nhà vua”.
- Năm 1658, ông thành lập đoàn kịch của riêng mình, được biết đến với cái tên Troupe de Monsieur, và bắt đầu viết và sản xuất các vở kịch của riêng mình.
- Năm 1673, trong khi đang trình diễn đóng vai một người bệnh, khi vở kịch tới đoạn cao trào, ông đã bị ho và xuất huyết, cuối cùng ông vẫn hoàn thành biểu biểu diễn và được đưa về nhà rồi mất sau đó vài giờ. Theo luật lệ, một diễn viên kịch như Mô- li- e không được an tán theo những nghi lễ của nhà thờ, nhưng nhờ có sự can thiệp của nhà vua, ông đã được chôn cất ở nơi đây.
- Ông có nhiều vở kịch nổi tiếng: Ác-tuýp (1664), Đông Gioăng (1665), Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670),...
 

2. Đọc hiểu

*Nội dung chính: đoạn trích châm biếm, đả kích thói dởm đời, thích hư danh của bọn trưởng giả lỗi thời, đã dốt nát lại còn thích học đòi.
 

*Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 - Trang 97: Chú ý cách nói phóng đại của phó may.
Trả lời:
- Cách nói phóng đại của phó may: hai chục chú thợ phụ để may bộ lễ phục.

Câu 2 - Trang 97: Ông Giuốc-đanh bực bội vì điều gì?
Trả lời:
Ông Giuốc-đanh bực bội vì trang phục khiến ông cảm thấy khó chịu: đôi tất bị chật, đôi giày đi vào thì đau chân ghê gớm.

Câu 3 - Trang 98: Phó may đã lừa ông Giuốc-đanh ra sao?
Trả lời:
Phó may lừa ông Giuốc - đanh rằng ông tự tưởng tượng mình đau nên mới thấy khó chịu. Ông ta bảo đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất. Các thợ may giỏi nhất không làm ra được. Hoa ngược là do ông Giuốc-đanh không bảo và người quý phái đều mặc áo ngược.

Câu 4 - Trang 99: Ông Giuốc-đanh phát hiện ra điều gì?
Trả lời:
- Ông Giuốc-đanh phát hiện ra phó may đang mặc áo được may bằng vải mà ông đưa cho để may bộ lễ phục.

Câu 5 - Trang 99: Các chỉ dẫn (in nghiêng) có tác dụng gì?
Trả lời:
- Tác dụng: chỉ dẫn hành động của các nhân vật.

Câu 6 - Trang 99: Chi tiết nào chứng tỏ ông Giuốc-đanh thích nịnh nọt?
Trả lời:
- Chi tiết chứng tỏ ông Giuốc-đanh thích nịnh nọt: thích được gọi là ông lớn, cụ lớn.

Câu 7 - Trang 100: Chữ “nói riêng” trong phần cuối này cho em biết điều gì?
Trả lời:
Chữ "nói riêng" trong phần cuối này là lời tự độc thoại về suy nghĩ của ông Giuốc-đanh.
 

*Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 - Trang 100: Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về chuyện gì? Nhận biết và nêu tác dụng của các chỉ dẫn sân khấu ở văn bản này.
Trả lời:
Đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục kể về việc ông Giuốc-đanh mặc thử bộ lễ phục do bác phó may may nhưng vì may hoa ngược nên ông rất tức giận. Tuy nhiên, sau khi thấy bác phó may bảo các quý tộc đều mặc thể nên đã vui vẻ mặc. Ngoài ra, ông lại được bốn thợ phụ đi theo bác phó may mặc đồ phụ, tung hô với cách xưng hô ông lớn, cụ lớn, đức ông nên ông Giuốc-đanh rất hài lòng và thưởng cho họ tiền.
- Những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản này được in nghiêng, đặt trong dấu ngoặc đơn, có tác dụng hướng dẫn người đọc nắm được các hành động của diễn viên kịch. Đồng thời giúp hiểu rõ về bối cảnh, không gian vở kịch.

Câu 2 - Trang 100: Nêu lên một số chi tiết gây cười trong văn bản. Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết nào?
Trả lời:
- Một số chi tiết gây cười là:
+ Thợ may may ngược áo lại bảo những người quý phái đều mặc vậy.
+ Thợ may may tất chật, đóng giày cứng lại bảo đó là khách tự tưởng tượng ra.
+ Thợ may may xấu lại thách thợ may giỏi nhất may được.
+ Bộ quần áo xuề xòa, lố bịch lại được khen đẹp, quý phái.
+ Ông Giuốc-đanh ba lần được gọi là "ông lớn", "cụ lớn", "đức ông" là ba lần ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho người gọi ông như vậy.

- Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết Ông Giuốc-đanh ba lần được gọi là "ông lớn", "cụ lớn", "đức ông" là ba lần ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho người gọi ông như vậy.

Câu 3 - Trang 100: Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.
Trả lời:
- Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-Đanh là một người ngu dốt, thiếu hiểu biết, lại có tính háo danh và đầy lố bịch, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang thời đó. Tính cách của Giuốc-đanh được thể hiện rõ trong đối thoại với bác phó may về bộ lễ phục. Ngoài ra, khi được bốn thợ phụ mặc đồ cho, được gọi bằng những danh xưng ông lớn, cụ lớn, đức ông thì ông cảm thấy sung sướng ra mặt, thấy mình sang trọng, quý phái nên đã thưởng cho bốn thợ phụ cả ba lần nịnh bợ mình.

Câu 4 - Trang 100: Theo em, đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục muốn phê phán điều gì?
Trả lời:
- Theo em, qua đoạn trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, tác giả muốn phê phán, châm biến những người trong xã hội có thói háo danh, sĩ diện, thích nịnh bợ.

Câu 5 - Trang 100: Nếu người thân hoặc bạn của em có tính cách như ông Giuốc-đanh, em sẽ khuyên họ như thế nào?
Trả lời:
- Nếu người thân hoặc bạn của em có tính cách như ông Giuốc-đanh, em sẽ khuyên họ nhìn nhận lại bản thân, cần phải loại bỏ lập tức tính cách đó trong cuộc sống, bởi nó có thể gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh mình.

Câu 6 - Trang 100: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản.
Đoạn văn 1:
Nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục được xây dựng với tính cách tham lam và dối trá. Điều đó được khắc họa rõ nét khi chúng nhận may y phục và mặc cho ông Giuốc - đanh. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và ham hư vinh của ông Giuốc - đanh, chúng đã cắt xén vật liệu khiến giày của ông bị chật. Bộ áo quần thì bị may ngược hoa văn nên trông rất dị hợm, thì chúng lại lừa ông Giuốc - đanh rằng đó là kiểu mà những người quý phái thường hay mặc. Ngoài ra, trước các hành động kệch cỡm của ông Giuốc - đanh, chúng vẫn thản nhiên nịnh nọt ông ta nhằm trục lợi cho bản thân. Những chi tiết đó đã khắc họa một cách chân thực và sống động những tên phó may và thợ phụ vừa tham lam lại dối trá.

Đoạn văn 2:
Qua đoạn trích ta thấy rằng nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản là những kẻ tham lam và giả dối. Chúng là những kẻ thích lợi dụng sự ngu dốt của người khác để mưu cầu lợi ích cho bản thân. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của ông Giuốc-đanh chúng đã lừa ông một số tiền lớn. Phó may cắt xén nguyên liệu và khi bị nói thì trơ tráo nói dối như thể điều ông ta nói là đúng, khiến ông Giuốc-đanh phải tin là thật. Những thợ phụ là những tên thích nịnh nọt, họ sẵn sàng nói dối, tôn vinh người khác để bản thân có tiền tiêu. Nhìn chung thì những nhân vật như phó may hay các thợ phụ đều đại diện cho một nhóm người trong xã hội, những kẻ sống tham lam và giả dối.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây