Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 8 sách Cánh Diều, bài 4: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

Thứ tư - 26/07/2023 22:55
Soạn văn 8 sách Cánh Diều, bài 4: Nghị luận về một vấn đề của đời sống - Trang 104, ...

1. Định hướng

1.1. Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sóng rất đa dạng và phong phú nhưng yêu cầu chung của kiểu bài này là:
- Cần nêu lên được vấn đề đáng quan tâm trong đời sống.
- Trình bày rõ vấn đề và nêu ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó.
- Nêu được lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc đồng tình.

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề của dời sống, các em cần lưu ý:
- Xác định vấn đề của đời sống cần bàn luận. Vấn đề của đời sống rất phong phú, cần lựa chọn vấn đề gần gũi với cuộc sống, có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc,...
- Trước khi viết cần tìm ý và lập dàn ý theo một trong các cách: đặt câu hỏi, suy luận hoặc so sánh.
- Cần nêu dược ý kiến (quan điểm) riêng của mình: khẳng định hay phủ định, đồng tỉnh hay phản đối,...
- Các lí lẽ và bằng chứng cần nêu cụ thể, phong phú và có sức thuyết phục.
 

2. Thực hành

Đề bài: Trình bày ý kiến của em về vấn đề “Tự tin và khiêm nhường”.
Bài làm:
Tự tin và khiêm nhường là một trong những đức tính tốt cần có của mỗi người. Nhiều người khẳng định đó là hai yếu tố cần có để đạt được sự thành công trong cuộc sống. Vậy tại sao lại nói tự tin và khiêm nhường là hai đức tính cần có ở mỗi người?

Điều đầu tiên chúng ta phải hiểu tự tin và khiêm nhường là gì? Sự tự tin là cảm giác hoặc trạng thái dựa trên sự tin tưởng và dựa vào một định hướng, một suy nghĩ hay bất kì người nào mà bạn đặt niềm tin. Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ đối xử, không giành cái hay cho mình mà sẵn sàng nhường cho người khác. 

Những người tự tin là những người luôn tin vào khả năng của mình, tin rằng mình làm được và sẽ làm được. Họ luôn chủ động quyết định mọi việc, dám nghĩ, dám làm. Họ là những người luôn tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Những người tự tin luôn tạo cho người khác cảm giác yêu thích. Vậy còn những người khiêm nhường thì sao? Người khiêm nhường là người học rộng, biết nhiều nhưng chẳng mấy khi khoe khoang ra ngoài. Họ không tự đề cao mình mà biết đánh giá đúng mực về bản thân, luôn có ý thức học hỏi người khác. Những người có đức tính khiêm nhường thường hòa nhã, thân thiện, biết lắng nghe, tôn trọng người khác hơn là việc tự đề cao, tự mãn với những gì mình đạt được.

Khi một người có đầy đủ hai đức tính là tự tin và khiêm nhường, người đó thường có tầm nhìn xa trông rộng, biết mình cần làm gì và nên làm như thế nào. Họ nhận được sự yêu thích, tôn trọng từ những người xung quanh, luôn biết biết cách học hỏi để tiến bộ không ngừng. Những người như vậy thường rất thành công trong cuộc sống. Ngược lại những người sống khép nép, tự ti hoặc có tự tin nhưng sống tự cao, tự đại, kiêu căng, tự phụ, luôn tỏ ra hơn người thường hay bị người khác ghét bỏ. Những người đó không thích tiếp thu ý kiến của người khác, không chịu học tập để đổi mới bản thân, dễ dẫn đến thất bại. Ví dụ trong môi trường giáo dục, những bạn học sinh tự tin cởi mở, khiêm tốn, chăm chỉ học tập thường có thành tích học tập tốt và nhận được sự quý mến từ thầy cô, bạn bè. Trong khi các bạn học sinh tự cao, thích khoe khoàng thường rất ít bạn bè, hoặc chỉ có những người bạn xấu, thực dụng chơi cùng. 

Từ những phân tích trên, có thể thấy sự tự tin và khiêm nhường là hai đức tính quan trọng giúp bạn thành công trong cuộc sống. Ngay từ bây giờ hãy tập cho mình những thói quen tốt, chăm chỉ học tập, trau dồi kĩ năng, tự tin vào chính mình nhưng cũng không được tự phụ mà phải khiêm nhường biết nhìn nhận bản thân, điểm yếu, điểm mạnh để hoàn thiện chính mình.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây