Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Đề kiểm tra giữa kì 1, môn: Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức

Thứ sáu - 01/11/2024 05:06
Đề kiểm tra giữa kì 1, môn: Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Gồm hai phần: Đọc hiểu và Viết văn. Có đáp án và hướng dẫn chấm điểm
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và ghi chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất vào giấy kiểm tra:
“Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi.
Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên.
Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng.
Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: “Nhà ngươi cần bao nhiêu người? bao nhiêu thuyền bè?”. “Tâu bệ hạ” - ông đáp - “Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó”. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc”.
                                                           (Nguồn: https//truyen-dan-gian/yet-kieu.html)

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại gì?
A. Truyện đồng thoại                                  C. Truyện truyền thuyết
B. Truyện cổ tích                                        D. Truyện ngụ ngôn
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Miêu tả                                                     C. Biểu cảm
B. Tự sự                                                         D. Nghị luận
Câu 3. Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất                                           B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai                                             D. Ngôi thứ nhất số nhiều  
Câu 4. Đoạn trích trên đã kể về sự việc nào?
A. Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế của Yết Kiêu
B. Chiến công phi thường của Yết Kiêu
C. Công trạng đánh giặc của Yết Kiêu
D. Tài năng xuất chúng của Yết Kiêu
Câu 5. Cụm từ “quyền cao chức trọng” có nghĩa là gì?
A. Người có của ăn, của để, được mọi người kính trọng
B. Người có địa vị cao trong bộ máy quan lại xưa
C. Người giàu có nhưng không được lòng người
D. Người có uy tín, được mọi người tôn vinh
Câu 6. Từ “kinh ngạc”có nghĩa ?
  • Hết sức sửng sốt, bất ngờ
  • Rất kinh hoàng, lo lắng
  • Cảm thấy chấn động, sợ hãi
  • Rất băn khoăn, thắc mắc
  • Câu 7. Chi tiết “Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó” đã thể hiện tấm lòng gì của Yết Kiêu?
    A. Nhân hậu
    B. Dũng cảm
    C. Nhân ái
    D. Bao dung
    Câu 8. Nhận xét chính xác nhất về nhân vật Yết Kiêu được gợi lên qua đoạn trích trên?
    A. Yết Kiêu là người thích thể hiện tài năng của bản thân trước mọi người.
    B. Yết Kiêu là người có phép lạ, được trâu thần hiển linh giúp đỡ.
    C. Yết Kiêu là người có võ nghệ xuất chúng, không một ai dám đương địch.
    D. Yết Kiêu là người có sức khỏe, tài năng hơn người, có tinh thần yêu nước.
    Ghi lại câu trả lời ra giấy kiểm tra
    Câu 9. Chỉ ra ít nhất một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích trên liên quan đến nhân vật Yết Kiêu. Theo em chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
    Câu 10. Từ câu nói của Yết Kiêu “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”, em hãy viết (khoảng 3-5 câu) trả lời câu hỏi: Để cống hiến, giúp ích cho cộng đồng em thấy bản thân mình cần phải rèn luyện những phẩm chất, năng lực gì?

    PHẦN II: VIẾT VĂN (4,0 điểm)
    Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân của em.
     
    - Hết -
    Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích thêm.
    --------------------------
    HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
     
     
    Phần Câu Nội dung Điểm






    I. Đọc hiểu
    1 C 0,25
    2 B 0,25
    3 B 0,25
    4 D 0,25
    5 B 0,25
    6 A 0,25
    7 B 0,25
    8 D 0,25
    9 - HS chỉ cần chỉ ra một chi tiết kì ảo:
    + Nhờ nhặt được và nuốt mấy cái lông trâu mà sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch.
    + Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên.
    - Ý nghĩa:
    + Làm cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo; thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của người xưa.
    + Các chi tiết này nhằm “thần thánh hóa” năng lực chiến đấu tài giỏi của người anh hùng; tăng sự tôn kính, ngưỡng vọng với người đã được phong thần hóa thánh.

    0.5


    0.5



    0.5


    0.5

     
    10 Để cống hiến, giúp ích cho cộng đồng em thấy bản thân mình cần phải rèn luyện những phẩm chất, năng lực:
    - Biết tự hào về lịch sử và truyền thống yêu nước của dân tộc.
    - Có ước mơ, khát vọng cao đẹp.
    - Cần phải rèn luyện phẩm chất: Dũng cảm, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải.
    - Chăm chỉ, tự chủ, sáng tạo trong học tập...       



    0.5

    0.5
    0.5

    0.5



    II. Viết
    1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. 0,25
    2. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại một trải nghiệm của bản thân.
    - Cụ thể:
    a. Mở bài:
    Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
    b. Thân bài:
    – Lý do xuất hiện trải nghiệm.
    – Diễn biến của trải nghiệm:
    + Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm.
    + Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười…
    + Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ…
    + Tình cảm, cảm xúc: yêu quý, trân trọng, biết ơn…
    c. Kết bài:
    – Bài học nhận ra sau trải nghiệm.
    – Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm.
    0,25



    2,5
    3. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5
    4. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5
    * Lưu ý: Tuỳ theo nội dung, cách trình bày của học sinh mà giáo viên chấm bài cần linh hoạt khi cho điểm.

      Ý kiến bạn đọc

    DANH MỤC

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây