Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 10 sách Cánh diều, bài 8: Bản sắc là hành trang

Thứ tư - 08/11/2023 21:11
Soạn văn 10 sách Cánh diều, bài 8: Bản sắc là hành trang - Trang 93, 94, 95, 96.

1. Chuẩn bị

- Văn bản nghị luận xã hội cũng như nghị luận văn học, thường có sự kết hợp với các yếu tố biểu cảm, thể hiện chủ yếu qua ngôn từ, giọng điệu nghị luận. Yếu tố biểu cảm góp phần quan trọng trong việc bộc lộ quan điểm, chính kiến của người viết. Vì thế, khi đọc hiểu văn bản nghị luận, cần chú ý những từ ngữ, câu văn, biện pháp nghệ thuật,... thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả.
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này 
- Khi đọc một văn bản nghị luận, các em cần chú ý:
+ Đọc nhan đề và suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận. 
+ Đọc kĩ văn bản, nhận diện hệ thống luận điểm của bài viết.
+ Ở mỗi luận điểm, tìm hiểu lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết và nét đặc sắc của hình thức trình bày.
+ Liên hệ, kết nối để thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.
- Đọc trước văn bản Bản sắc là hành trang, tìm hiểu thêm những bài viết về bản sắc dân tộc và yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Từ những hiểu biết và trải nghiệm cá nhân, em hãy suy nghĩ về ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nghị luận trên đã nêu lên.


Trả lời: 
- Suy đoán vấn đề xã hội được người viết đưa ra bàn luận:
- Hệ thống luận điểm của bài viết:
- Lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để hiểu rõ mục đích, quan điểm của người viết và nét đặc sắc của hình thức trình bày:
- Thấy ý nghĩa và tác động của vấn đề đặt ra trong văn bản đối với bản thân.
- Những bài viết về bản sắc dân tộc và yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nghị luận trên đã nêu lên: Nhắc nhở, kêu gọi mỗi cá nhân có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, không để những cái mới, sự hiện đại, hội nhập làm mất đi vẻ đẹp vốn có của truyền thống, dân tộc.
 

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản “Bản sắc là hành trang” là văn bản nghị luận để tôn vinh những nét đặc sắc trong bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh việc tiếp thu văn hóa, hội nhập và toàn cầu hóa, chúng ta vẫn phải giữ được những nét riêng biệt, giữ gìn bản sắc riêng cho dân tộc là nhiệm vụ của tất cả chúng ta.
 

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 - Trang 94: Tỉ lệ các con số nói lên điều gì?
Trả lời:
Tỷ lệ các con số làm nổi bật vấn đề làm thế nào để giữ gìn bản sắc, không bị hòa tan khi hội nhập toàn cầu.

Câu 2 - Trang 94: Câu nào nêu cách hiểu khái quát về bản sắc dân tộc? Những câu còn lại trong đoạn văn có tác dụng gì?
Trả lời:
- Câu văn khái quát: Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới.
- Những câu còn lại trong đoạn văn có tác dụng dẫn chứng cho câu văn khái quát.

Câu 3 - Trang 95: Tác giả mượn hình ảnh chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu để nói về điều gì?
Trả lời:
- Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. 
- Hai hình ảnh này tạo nên sự xung đột giữa sự hiện đại và truyền thống vốn có, vấn đề được đặt ra làm sao để cân bằng với nhau, đây cũng chính là vấn đề tương tự cho việc làm sao để hội nhập và giữ gìn bản sắc dân tộc không còn mâu thuẫn, triệt tiêu nhau. 

Câu 4 - Trang 95: Hai đoạn cuối phần (2) khẳng định thêm điều gì về bản sắc văn hóa?
Trả lời:
- Hai đoạn cuối phần (2) khẳng định thêm về bản sắc văn hóa:
+ Bản sắc là một lợi thế để cạnh tranh.
+ Bản sắc văn hóa còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hóa và dịch vụ của chúng ta.

Câu 5 - Trang 95: Kết bài, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Trả lời:
Tác giả nhấn mạnh: Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động mà còn là bản năng tồn tại của mỗi chúng ta.
 

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 - Trang 96: Em hiểu như thế nào về nhan đề “Bản sắc là hành trang”? Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là gì? Vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập?
Trả lời:
- Nhan đề Bản sắc là hành trang mang ý nghĩa: Bản sắc là nét riêng, nét độc đáo trong văn hóa của mỗi quốc gia hay cá nhân nào đó. Cũng chính vì vậy, bản sắc ấy sẽ là nền móng để nước ta bước ra thế giới, hội nhập và phát triển.
- Nhan đề ấy cho em biết vấn đề mà tác giả đang bàn luận chính là gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập.
- Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Khi mà những giá trị, bản sắc truyền thống đang có nguy cơ bị mai một thậm chí bị thay thế hoàn toàn.

Câu 2 - Trang 96: Hãy nêu ý chính được trình bày ở ba phần của bài viết theo gợi ý sau:
Phần 1 M. Làm thế nào để hội nhập mà không bị tan biến vào thế giới (hoà nhập mà không hoà tan)?
Phần 2  
Phần 3  

Trả lời:
Phần 1 M. Làm thế nào để hội nhập mà không bị tan biến vào thế giới (hoà nhập mà không hoà tan)?
Phần 2 Bản sắc và việc giữ gìn bản sắc trong quá trình hội nhập
Phần 3 Khẳng định tầm quan trọng của giữ gìn bản sắc dân tộc 

Câu 3 - Trang 96: Phân tích những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam được tác giả nêu lên trong văn bản Bản sắc là hành trang. Em có thể bổ sung những biểu hiện nào khác của bản sắc dân tộc?
Trả lời:
- Những biểu hiện của bản sắc dân tộc Việt Nam:
+ Tự hào về tiếng Việt.
+ Tự hào về những thành tựu văn hóa: trống đồng, tượng chùa Tây Phương, kho tàng dân ca, kho tàng văn học nghệ thuật (tiêu biểu là truyện Kiều).
+ Hệ thống giá trị tinh thần: tình yêu quê hương xứ sở, đời sống tâm linh phong phú (với việc thờ cúng tổ tiên)
+ Phố cổ Hà Nội, Hồ Gươm và các gánh hàng hoa trên đường phố,...
- Bổ xung một số biểu hiện khác:
+ Biểu hiện về lối tư duy và tính thẩm mỹ truyền thống.

Câu 4 - Trang 96: Phân tích mối quan hệ giữa hiện đại và truyền thống, cái riêng và cái chung được tác giả nêu lên qua ví dụ về chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu.
Trả lời:
- Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. 
- Hai hình ảnh này tạo nên sự xung đột giữa sự hiện đại và truyền thống vốn có, vấn đề được đặt ra làm sao để cân bằng với nhau, đây cũng chính là vấn đề tương tự cho việc làm sao để hội nhập và giữ gìn bản sắc dân tộc không còn mâu thuẫn, triệt tiêu nhau. 

Câu 5 - Trang 96: Tác giả có thái độ như thế nào đối với vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hoá? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ thái độ ấy.
Trả lời:
- Thái độ của tác giả: Đánh giá khách quan, nhìn nhận bao quát.
- Một số câu văn, đoạn văn:
+ Chiếc xe Lếch - xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch - xớt.
+ Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta sẽ rất khó phát triển. 
+ Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hóa Việt.

Câu 6 - Trang 96: Em hiểu như thế nào về câu kết của bài viết: “Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta."? Vấn đề đặt ra trong văn bản trên có ý nghĩa gì với cá nhân em?
Trả lời:
- Câu kết có ý nghĩa như một lời khẳng định, mỗi người trong số chúng ta đều phải ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm mà mỗi người con đất Việt nên làm. Đó chính là cách tiếp thu tinh hoa của nhân loại có chọn lọc, là cách thức khi chúng ta hội nhập với thế giới. 
- Vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân em, đây như một lời nhắc nhở bản thân em nói riêng cũng như giới trẻ nói chung nhìn nhận lại và có những hành động cụ thể đối với việc giữ gìn bản sắc của dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây