Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 10 sách Cánh diều, bài 4: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Thứ năm - 02/11/2023 10:24
Soạn văn 10 sách Cánh diều, bài 4: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận - Trang 100, 101, 102, 103, 104.
Soạn văn 10 sách Cánh diều, bài 4: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

1. Chuẩn bị

Đọc trước văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Tìm đọc và ghi chép lại những thông tin cơ bản, ngắn gọn về dân tộc Chăm. Hãy cho biết nguồn thông tin mà em đã truy xuất.
Trả lời:
Người Chăm, người Chăm Pa hay người Champa (tiếng Chăm: Urang Campa; tiếng Khmer: ជនជាតិចាម, Chónchèat Cham), còn gọi là người Chàm, người Chiêm, người Chiêm Thành, người Hời..., hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia (người Nam Đảo) có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Từ thế kỷ 2 đến giữa thế kỷ 15, người Chăm cư trú tại Chăm Pa, một lãnh thổ tiếp giáp của các quốc gia độc lập ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Họ nói ngôn ngữ Chăm, thứ ngôn ngữ mà trước đây vẫn được người Chăm nói, và ngôn ngữ Tsat được dùng bởi con cháu người Utsul của họ trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, hai ngôn ngữ Chamic từ ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo của ngữ hệ Nam Đảo. Người Chăm và người Mã Lai là những dân tộc Nam Đảo lớn duy nhất định cư ở lục địa Đông Nam Á thời kỳ đồ sắt trong số những cư dân Nam Á (Austroasiatic) cổ hơn.
Dân số người Chăm tại Việt Nam theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 178.948 người, năm 2009 là 161.729 người, xếp thứ 14 về dân số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Theo phân loại của Joshua Project có hai nhánh là Chăm Tây với tổng dân số 321 ngàn cư trú ở Việt Nam, Campuchia và các nước khác, và Chăm Đông với tổng dân số 132 ngàn cư trú chủ yếu ở Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 
https://vi.wikipedia.org/wiki/Người_Chăm
 

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: - Văn bản “Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận” nói về truyền thống tổ chức lễ hội Ka-tê của người Chăm. Đây là một nét văn hóa dân gian đặc sắc, niềm tự hào của người dân tộc Chăm.  
             

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 - Trang 100: Phần in đậm này có tác dụng gì?
Trả lời:
- Phần in đậm này có tác dụng khái quát chung về lễ hội Ka-tê của người dân tộc Chăm.

Câu 2 - Trang 101: Phần 1 cung cấp thông tin nào cho người đọc?
Trả lời:
 Đoạn 1 nói về thời gian, hoàn cảnh diễn ra lễ hội Ka-tê. Đồng thời đoạn 1 cũng nêu ra được thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê của trước đây và thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê của ngày nay, từ đó so sánh và làm rõ sự thay đổi, khác biệt.

Câu 3 - Trang 102: Hoạt động nào của lễ hội Ka-tê được thể hiện qua bức ảnh này?
Trả lời:
Đây chính là thời điểm ngày thứ hai của lễ hội, đoàn nguời Chăm và Ra-glai mới tổ chúc rước y trang lên tháp Pô-klông Ga-rai. Thầy cả lẽo) vinh dự dẫn đầu đoàn rước y trang lên tháp. Ông khoác trên người áo choàng và đầu chít khăn, chúng đều mang màu trắng. Phía sau thầy cả lễ là các vị chức sắc, thanh niên và trí thức Chăm. Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên. Phía sau là các cô thôn nữ xinh đẹp trong trang phục áo dài Chăm truyền thống. Họ vừa đi vừa múa quạt vui vẻ rộn ràng. Tiếp đó là đoàn người Ra-glai múa và đánh mã la), thổi kèn bầu.

Câu 4 - Trang 103: Bức ảnh cho thấy hoạt động nào của phần hội?
Trả lời:
- Bức ảnh cho thấy phần hội trong lễ hội Ka-tê vô cùng náo nhiệt, sôi nổi. Trong bức ảnh là điệu múa truyền thống được trình diễn tại lễ hội.

Câu 5 - Trang 103: Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm.
Trả lời:
- “Trong mỗi năm, một gia đình được cử đại diện làm mầm cúng tế thần linh và phần lộc thụ hưởng được chia đều cho các hộ gia đình.”
- “Trong ngày hội, du khách dễ bắt gặp hình ảnh đội chum nước rất duyên dáng, khéo léo của các cô gái Chăm trong cuộc thi để nhanh về đích.”
- “Ở khoảng sân rộng, nam thanh nữ tú Chăm thể hiện những bài dân ca, biểu diễn dân vũ. Họ say sưa ca hát, nhảy múa đến đèm khuya.”
- “Hội làng tan dần, mọi người hân hoan trở về mái ẩm gia đình để họp mặt gia tiên.”

Câu 6 - Trang 104: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới điều gì?
Trả lời:
- Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn. Những vất vả, lo âu thường ngày đã tan biến, thay vào đó là niềm vui, sự thân thiện. Mọi người cùng nhau tận hưởng những giây phút bình an, hạnh phúc.
 

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 - Trang 104: Nhan đề cung cấp những thông tin ban đầu nào về nội dung văn bản? Vì sao tác giả không đưa tên gọi của lễ hội (Ka-tê) vào nhan đề?
Trả lời:
- Nhan đề văn bản liên quan trực tiếp đền đề tài của bài viết này, khi phần nhan đề đã nêu rõ địa điểm, đặc sắc lễ hội dân gian của dân tộc chăm. Do đó, nhan đề đã nêu lên chủ đề của văn bản.
- Tác giả không đưa tên gọi là lễ hội Ka-tê bởi nếu chỉ nêu ra như vậy thì người đọc sẽ chưa hình dung rõ ràng được đây là lễ hội gì, của toàn thể dân tộc hay chỉ thuộc về một dân tộc. Như vậy sẽ không để lại ấn tượng tốt cho người đọc.

Câu 2 - Trang 104: Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận?
Trả lời:
- Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê trong văn bản:
+ Thời gian diễn ra lễ hội Ka-tê
+ Phần lễ và phần hội của lễ hội Ka-tê
+ Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê
- Điểm đặc sắc của lễ hội: “phần nghi lễ” và “phần hội” rất đặc sắc và phong phú, làm nên nét riêng và độc đáo của lễ hội Ka-tê.

Câu 3 - Trang 104: Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này?
Trả lời:
- Phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng rất lớn đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này, bởi khi sử dụng kết hợp hai phương thức, người đọc sẽ vừa hình dung được quá trình tổ chức lễ hội, cùng các nét truyền thống đặc biệt.

Câu 4 - Trang 104: Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.
Trả lời:
Điểm giống nhau giữa phong tục của người chăm (qua lễ hội Katê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống) đó là về ý nghĩa: Đây là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, thể hiện sự tri ân với ông bà, tổ tiên, những bậc tiền bối và cầu chúc cho một năm hạnh phúc, bình an.
Nhận xét: Ở Việt Nam, dù là bất cứ dân tộc nào cũng luôn luôn đề cao lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên – những thế hệ đi trước đã có công sinh thành, dưỡng dục.

Câu 5 - Trang 104: Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh hoạ?
Trả lời:
- Những ngày Tết đến, xuân về, có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có.
Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt….
Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế.
Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, xum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn. Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình.
Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất. Sau khi màn pháo hoa kết thúc sẽ là lúc mà bọn trẻ tụi em gọi nhau í ới để ra cổng chùa hái lộc, mang những cành lộc may mắn về nhà cắm lên bàn thờ. Cầu mong cho năm mới mình sẽ học giỏi hơn, được nhiều điểm 10 hơn, cầu mong cho ông bà, cha mẹ được mạnh khỏe bình an.
Sáng mùng 1 Tết chúng em thường được cha mẹ đưa đi chúc Tết mừng tuổi ông bà, rồi các cô, dì, chú, bác trong gia đình.Tết thật sự là những ngày đặc biệt thiêng liêng nhất trong năm. Nó là cơ hội để cả gia đình có điều kiện sum vầy, vui vẻ bên nhau, là dịp cho mọi người diện những bộ quần áo mới, là khi khép lại mọi buồn phiền không may mắn ở năm cũ, để chào đón một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây