Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn Ngữ văn 9, bài 2: Ý nghĩa văn chương - Sách Chân trời sáng tạo

Thứ hai - 17/06/2024 04:10
Soạn Ngữ văn 9 Sách Chân trời sáng tạo, bài 2: Ý nghĩa văn chương - Trang 37, ...
 

* Chuẩn bị đọc:

Câu hỏi trang 37: Khi thưởng thức một tác phẩm văn chương, bản thân em thu nhận được điều gì?
Trả lời:
Khi thưởng thức một tác phẩm văn chương, bản thân em thu được các kiến thức văn chương mang lại, kinh nghiệm về đời sống, tình cảm, các bài học cuộc sống, năng lực cảm thụ,...
 

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Tác giả kể câu chuyện ở đầu văn bản nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Tác giả kể câu chuyện ở đầu văn bản nhằm mục đích dẫn dắt và giới thiệu về nguồn gốc của thi ca.

2. Suy luận: Xác định một số từ ngữ, câu văn thể hiện đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn này.
Trả lời:
- Từ ngữ: “cũng có thể xem”, “ngay”, “sẽ”, “còn”,…
- Câu văn: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thỏa mãn đối với tình cảm dồi dào của nhà văn?”; “Nếu có một người yêu Thúy Kiều còn nồng nàn hơn Kim Trọng, người ấy là Nguyễn Du và chính Nguyễn Du đã trao sự sống của mình cho thiếu nữ trong truyện.”

3. Suy luận: Văn nhân, thi sĩ làm phong phú thêm cuộc sống con người bằng cách nào?
Trả lời:
Văn nhân, thi sĩ làm phong phú thêm cuộc sống con người bằng cách soi chiếu thế giới, phản ánh nó vào thơ ca để từ đó biến cảm giác của riêng họ về thế giới thành cảm giác chung của mọi người, góp phần tô điểm thêm cho thế giới tinh thần của cuộc sống con người.
 

* Suy ngẫm và phản hồi:

Câu hỏi 1 trang 40: Luận đề của văn bản là gì? Xác định bố cục và luận điểm của văn bản dựa vào gợi ý sau (làm vào vở):
Bố cục văn bản Luận điểm
Phần 1: Từ đầu đến “lòng vị tha” Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.
Phần 2: …

Trả lời:
- Luận đề của văn bản là ý nghĩa của văn chương
Bố cục văn bản Luận điểm
Phần 1: Từ đầu đến “lòng vị tha” Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.
Phần 2: Từ “Văn chương gây cho ta … ý nghĩa sâu, rộng” Ý nghĩa của văn chương khơi gợi cho ta những tình cảm đáng quý, đáng trân trọng.

Câu hỏi 2 trang 40 : Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. Những lí lẽ, bằng chứng trong phần 2 đã góp phần làm sáng tỏ luận đề như thế nào?
Trả lời:
- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản là:

- Những lí lẽ và bằng chứng trong phần 2 cho thấy việc các thi nhân và văn nhân bao thế hệ đã góp sức mình vào việc phản ánh, tái hiện thế giới khách quan vào thế giới nghệ thuật trong văn chương, từ đó khơi gợi những cảm xúc và tình yêu thương trong mỗi cá nhân, trong mỗi cộng đồng, góp phần tạo nên ý nghĩa của văn chương là tô điểm cho đời người và trao cho đời người những ý nghĩa sâu, rộng.

Câu hỏi 3 trang 40: Lí lẽ, bằng chứng nào trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Hãy chia sẻ ấn tượng với các bạn.
Trả lời:
Em ấn tượng nhất với lí lẽ và bằng chứng ở luận điểm 2 có tác dụng làm rõ luận đề về ý nghĩa của văn chương.  Tác giả đã đưa ra câu chuyện của nhà thi sĩ Ấn Độ để làm rõ luận điểm lòng thương người, thương vạn vật là nguồn gốc của thi ca. Bên cạnh đó tác giả cũng nhất mạnh là  quan niệm trên cũng không hoàn toàn đúng, còn phải có lòng vị tha, văn chương còn phải sáng tạo ra sự sống

Câu hỏi 4 trang 40: Nhận xét về cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan trong đoạn: “Làm trọn nhiệm vụ ấy … thiếu nữ trong truyện.”
Trả lời:
Có thể thấy, trong đoạn văn này, người viết đã lựa chọn cách trình bày vấn đề chủ quan. Cả 9 câu văn đều mang tính chất chủ quan, thể hiện suy nghĩ, thái độ, cảm xúc của người viết ở những trạng thái, mức độ khác nhau, khi chậm rãi dẫn dắt bạn đọc, khi lại mạnh mẽ nhằm nhấn mạnh lí lẽ trong đoạn.

Câu hỏi 5 trang 40: Hoài Thanh cho rằng: “Trên quả đất này từ khi có loài người bao giờ vẫn núi non ấy, cây cỏ ấy, thế mà một người đời xưa với một người đời nay nào có trông thấy như nhau”. Em hãy tìm một ví dụ trong văn học cho thấy những cách nhìn khác nhau về cảnh thiên nhiên.
Trả lời:
Cùng là mùa thu nhưng mỗi thi nhân lại có cách cảm nhận khác nhau:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”


 “Thu điếu” – Nguyễn Khuyến với cảnh thu thân thuộc, bình dị của làng quê đồng bằng Bắc Bộ

“Đây mùa thu tới”, Xuân Diệu lại mang đến bức tranh thu sinh động, ấn tượng đồng thời tác giả bày tỏ cảm xúc u sầu, trầm tư khi mùa thu đến.
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phụ
Trong lòng người cô phụ
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”


Đây chính là lời của bài thơ Tiếng thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư, một bài thơ bất hủ về mùa thu. Mùa thu của Lưu Trọng Lư dịu dàng, nồng nàn, thổn thức, không khí mơ màng sâu lắng. Qua đó khám phá nỗi lòng đau thương, tình cảm sâu lắng của người phụ nữ, những tâm tư của người vợ đối với người chồng đang chiến đấu xa xôi.

Câu hỏi 6 trang 40: Trong bối cảnh đương đại với nhiều vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, sự bùng nổ của mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo,… văn chương có còn cần thiết với chúng ta không? Vì sao em cho là như vậy? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Trả lời:
Trong bối cảnh đương đại với nhiều vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, sự bùng nổ của mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo,… văn chương lại càng trở nên cần thiết hơn đối với đời sống của chúng ta. Một thời đại mà mọi thứ diễn ra nhanh chóng từ việc con người cần di chuyển nhanh, cần chuyển phát nhanh, cần đồ ăn nhanh, cần nắm bắt nhanh mọi thông tin,… thì những gì tạo ra trong quá trình đó đối với cuộc đời họ củng chỉ là một khoảnh khắc chóng vánh và nhanh trôi dạt đi. Bởi chỉ có thứ gì chạm được vào trái tim ta, làm ta rung cảm mới thực sự tồn tại và tạo ra những giá trị bền vững. Và đây cũng chính là nhiệm vụ, là sứ mệnh cũng là thách thức của văn chương trong một bối cảnh xã hội nhiều rối ren cùng những sự cạnh tranh khốc liệt giữa những thứ có thể giúp cho con người giải tỏa sau những áp lực như các nền tảng trên mạng xã hội.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây