Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn Ngữ văn 9, bài 2: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) - Sách Kết nối tri thức

Thứ năm - 13/06/2024 04:41
Soạn Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức, bài 2: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát) - Trang 52, ...
* Yêu cầu:
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm thơ song thất lục bát (tên tác phẩm, tên tác giả), nêu được nhận định chung của người viết về tác phẩm.
- Làm rõ được nội dung chủ đề tác phẩm.
- Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, tập trung vào những yếu tố đặc trưng của thể thơ song thất lục bát và tác dụng của thể thơ này trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm.
- Triển khai được hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ, bằng chứng xác đáng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.
- Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

* Phân tích bài viết tham khảo
Văn bản “Hồn tôi vang tiếng trống trường”
1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm, nêu nhận định chung về tác phẩm.
Trả lời:
- Tác giả Hồ Dzếnh (1916 - 1991), là tác giả đã khẳng định được tên tuổi từ phong trào thơ mới.
- Bài thơ Trưa vắng in trong tập thơ Quê ngoại (1942) là một sanngs tác tiêu biểu cho giọng thơ, hồn thơ của thi sĩ.

2. Phân tích để làm rõ nội dung chủ đề của bài thơ.
Trả lời:
- Phân tích các từ ngữ “hồn tôi”, hình ảnh ngôi trường. => Làm rõ nội dung: lời chia sẻ về thế giới ăm ắp kỉ niệm, những cảm xúc thân thương của tác giả.
- Phân tích từ ngữ miêu tả “những giờ vui trước” và cảm xúc của hai anh em trong buổi trưa hè. => Làm rõ nội dung: Kỉ niệm không thể nào quên.
- Phân tích hình ảnh cỏ cây, trời đất, bạn trường thay đổi => Làm rõ nội dung: Nỗi xót xa về thời gian chảy trôi nhanh.
- Phân tích hình ảnh chim cành động nắng, lá, buổi trưa. => Làm rõ nội dung: Những kỉ niệm xưa không bao giờ phải trong tâm trí tác giả.

3. Chỉ ra những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của thể thơ song thất lục bát trong việc thể hiện nội dung chủ đề.
Trả lời:
- Trong bốn câu thơ đầu:
+ Hình ảnh ngôi trường được cảm nhận qua cả thị giác, khứu giác và thính giác.
+ Những câu thơ song thất lục bát giàu vần điệu (mỗi khổ thơ goomg một cặp câu 7 chữ và một cặp lục bát có tới 7 tiếng được gieo vần, điều không một thể thơ nào khác có được) dẫn dắt người đọc vào thế giới tâm hồn thi sĩ.
- Trong bốn câu thơ từ “Sâu rộng quá… bắt đuôi chuồn chuồn”:
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, dùng cảm nhận không gian để miêu tả thời gian giúp thi nhân thể hiện những xúc cảm.
+ Phép đối trong câu thơ thứ tư.
- Bốn câu thơ từ “Đời đẹp quá… làm thơ suốt đời”:
+ Tác dụng của cách ngắt nhịp 2/2/2/2 hoặc 2/6 trong câu thơ thứ tư.
+ Câu hỏi tu từ.
- Trong bốn câu thơ từ “Có mấy bận…tóc nay dần hết xanh”:
+ Tác dụng của dấu chấm lửng ở câu thư thứ hai.
- Trong bốn câu thơ cuối:
+ Tác dụng của dấu chấm lửng cuối bài.
- Tóm tắt nghệ thuật của cả bài:
+ Ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc, giàu biểu cảm thể hiện những rung cảm nhẹ nhàng mà sâu lắng.
+ Thể thơ song thất lục bát xen kẽ từng cặp câu thơ bảy chữ và câu thơ lục bát đầy biến tấu, giàu vần điệu, ngắt nhịp đa dạng, có khả năng chuyển tải những xúc c ảm muôn màu, phù hợp để nhà thơ bộc bạch lòng mình.

4. Phân tích các phần kế tiếp nhau theo bố cục của bài thơ.
Trả lời:
- Phân tích theo bố cục 5 phần:
+ Bốn câu thơ đầu.
+ Từ Sâu rộng quá… bắt đuôi chuồn chuồn”.
+ Từ “Đời đẹp quá… làm thơ suốt đời”.
+ Từ Có mấy bận…tóc nay dần hết xanh”.
+ Bốn câu thơ cuối.

5. Liên hệ, mở rộng.
Trả lời:
- Liên hệ với bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu.

6. Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ.
Trả lời:
- Tóm tắt lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây