Bài 1 trang 26: Quan sát bảng sau:
a) Khi số can mật ong tăng lên 2 lần thì số lít mật ong tăng lên bao nhiêu lần?
b) Khi số can mật ong tăng lên 4 lần thì số lít mật ong tăng lên bao nhiêu lần?
c) Khi số can mật ong giảm đi 2 lần thì số lít mật ong giảm đi bao nhiêu lần?
d) Nhận xét quan hệ phụ thuộc giữa số can mật ong và số lít mật ong.
Giải:
a) Khi số can mật ong gấp lên 2 lần thì số lít mật ong gấp lên 2 lần.
b) Khi số can mật ong gấp lên 4 lần thì số lít mật ong gấp lên 4 lần.
c) Khi số can mật ong giảm đi 2 lần thì số lít mật ong giảm đi 2 lần.
d) Nhận xét:
- Lượng mật ong trong 1 can là như nhau (đều là những can mật ong có thể tích 2 lít).
- Khi số can mật ong tăng lên hay giảm đi bao nhiêu thì lượng mật ong cũng gấp lên hay giảm đi bấy nhiêu lần.
Bài 2 trang 28: Chia đều 900 ml dầu dừa được 6 chai. Hỏi có 300 ml dầu dừa thì rót được mấy chai như vậy?
Giải:
Mỗi chai đựng được số ml dầu dừa là:
900 : 6 = 150 (ml)
300 ml dầu dừa thì rót được số chai là:
300 : 150 = 2 (chai)
Đáp số: 2 chai dầu dừa
Bài 3 trang 28: Cứ 100 kg thóc thì cho 60 kg gạo. Hỏi 2 tấn thóc thì cho bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Giải:
Đổi: 2 tấn = 2 000 kg
2 tấn thóc gấp 100 kg thóc số lần là:
2 000 : 100 = 20 (lần)
Xay 2 tấn thóc thì được số ki-lô-gam gạo là:
60 × 20 = 1 200 (kg)
Đáp số: 1 200 kg gạo
Bài 4 trang 28: Thực hành: Đo bề dày 100 trang sách theo đơn vị mi-li-mét. Dựa vào số đo đó, ước lượng xem nếu xếp các trang sách như thế cao khoảng 1 gang tay của em thì cần bao nhiêu trang sách.
Giải:
- Đo bề dày 100 trang sách theo đơn vị mi-li-mét
.
- Đo độ dài 1 gang tay của em theo đơn vị mi-li-mét.
- Em thực hiện phép chia để tính xem độ dài 1 gang tay gấp bề dày 100 trang sách bao nhiêu lần.
- Em lấy 100 trang sách nhân với số lần vừa tính được.