Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

KHBD Tin học 12 Định hướng tin học ứng dụng, Bài 1. trí tuệ nhân tạo và ứng dụng

Chủ nhật - 11/08/2024 04:28
KHBD Tin học 12 Định hướng tin học ứng dụng, Bài 1. trí tuệ nhân tạo và ứng dụng. Chủ đề 1. máy tính và xã hội tri thức
KHBD Tin học 12 Định hướng tin học ứng dụng, Bài 1. trí tuệ nhân tạo và ứng dụng
BÀI 1. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ ỨNG DỤNG
Thời gian thực hiện: 2 tiết
 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI).
- Một số ứng dụng điển hình của AI.

2. Năng lực

- Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo.
- Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của AI.

3. Phẩm chất

- Hình thành ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới trong Tin học.
- Có khả năng phân tích và nhận biết cách thức hoạt động của các ứng dụng AI.
- Rèn luyện tính kiên nhẫn và tập trung trong học tập.
- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động. 

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- GV: SGK, SBT, Slide máy tính, máy chiếu.
- HS: SGK, vở ghi, máy tính. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. MỞ ĐẦU
Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp HS thấy được AI có mặt trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống khác nhau.
b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV dẫn dắt vào bài học: Em đã nghe nói nhiều về Trí tuệ nhận tạo hay trí thông minh nhân tạo (AI – Artificial Intelligence). Hãy nếu một vài ví dụ về ứng dụng của AI mà em biết?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV chiếu slide cho HS thấy được một số hình ảnh về ứng dụng của AI, thuyết trình cho các hình ảnh và video trên slide.
Slide: AI.pptx
 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. KHÁI NIỆM VỀ AI

Hoạt động 1. Tìm hiểu về AI
a) Mục tiêu: HS có khái niệm về AI, HS có thể chỉ ra và lấy được nhiều ví dụ hơn về AI.
b) Nội dung: HS tìm hiểu SGK, thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện
 
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của GV và HS
1. KHÁI NIỆM VỀ AI
AI là khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang tính trí tuệ của con người như đọc chữ, hiểu tiếng nói, dịch thuật, lái xe hay khả năng học và ra quyết định
Một số đặc trưng cơ bản của AI nói chung:
Khả năng học: Khả năng nắm bắt thông tin từ dữ liệu và
điều chỉnh hành vi dựa trên thông tin mới.
Khả năng suy luận: Khả năng vận dụng lôgic và tri thức để đưa ra quyết định hoặc kết luận.
Khả năng nhận thức: Khả năng cảm nhận và hiểu biết môi trường xung quanh thông qua các cảm biến và dữ liệu đầu vào.
Khả năng hiểu ngôn ngữ: Hiểu và xử lí ngôn ngữ tự nhiên của con người, bao gồm cả việc hiểu văn bản và tiếng nói.
Khả năng giải quyết vấn đề: Khả năng tìm ra cách giải quyết các tình huống phức tạp dựa trên thông tin và tri thức.
Phân chia AI theo chức năng
1) Trí tuệ nhân tạo hẹp hay Trí tuệ nhân tạo yếu, được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
GV dẫn dắt vào vấn đề bằng cách nhắc lại câu chuyện cổ tích Alibaba:
Alibaba đọc câu thần chú “Vừng ơi! Mở ra!” và “Vừng ơi! Đóng lại” để cửa hang tự động mở ra hay đóng lại.
GV chuyển giao NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Chia lớp thành 4 nhóm HS để thảo luận và đặt câu hỏi:
? Theo em AI thường được nhắc đến ở đâu và khi nào người ta gắn cho một máy móc nào đó có khả năng AI?
HS: Lắng nghe để thực hiện yêu cầu của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Thảo luận theo nhóm.
GV: Quan sát và trợ giúp HS.
 
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của GV và HS
2) Trí tuệ nhân tạo tổng quát hay Trí tuệ nhân tạo mạnh, có khả năng tự học, tự thích nghi và thực hiện được nhiều công việc giống như con người.
Ghi nhớ:
AI là khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang tính trí tuệ của con người như đọc chữ, hiểu tiếng nói, dịch thuật, lái xe hay khả năng học và ra quyết định,... Mục tiêu của việc phát triển ứng dụng AI là nhằm xây dựng các phần mềm giúp máy tính có được những đặc trưng  trí  tuệ  như  khả  năng  học,  suy   luận,   nhận thức, hiểu ngôn ngữ và giải quyết vấn đề. Mọi ứng dụng AI trong thực tế đều cần có sự kết hợp ở các mức độ khác nhau của những đặc trưng trí tuệ nêu trên.
Câu hỏi củng cố kiến thức
1. Hãy nêu một số đặc điểm chính của AI
2. Các phần mềm dịch máy, kiểm tra lỗi chính tả có thể coi là các ứng dụng AI hay không?
Trả lời:
Câu 1. Một số đặc trưng của AI là khả năng học, suy luận, nhận thức, hiểu ngôn ngữ và giải quyết vấn đề.
Câu 2. Các phần mềm dịch máy, kiểm tra lỗi chính tả đều có khả năng thực hiện các nhiệm vụ này, cụ thể:
- Dịch máy: Tự động dịch văn bản từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi sự hiểu biết về ngôn ngữ, khả năng suy luận và khả năng học hỏi.
- Kiểm tra lỗi chính tả: Tự động phát hiện và sửa các lỗi chính tả trong văn bản. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi sự hiểu biết về ngôn ngữ và khả năng phân tích.
Vì vậy, các phần mềm dịch máy, kiểm tra lỗi chính tả có thể coi là các ứng dụng AI, vì chúng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi trí thông minh của con người.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các phần mềm dịch máy, kiểm tra lỗi chính tả vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Ví dụ, các phần mềm dịch máy có thể mắc lỗi trong trường hợp văn bản có chứa các từ ngữ mới, hoặc các cấu trúc câu phức tạp. Các phần mềm kiểm tra lỗi chính tả cũng có thể mắc lỗi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS: Các nhóm HS đại diện trả lời đưa ra chính kiến của nhóm.
Các nhóm HS nhận xét nhau.
GV: Điều khiển hoạt động của các nhóm HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chia sẻ về câu trả lời của các nhóm.
GV chuyển giao NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Đặt câu hỏi
? Qua các ví dụ và tìm hiểu SGK các em có thể cho biết khái niệm về AI, khả năng (đặc trưng nói chung) của AI và theo em AI có thể phân chia như thế nào?
HS: Lắng nghe để thực hiện yêu cầu của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Tìm hiểu SGK.
GV: Quan sát và trợ giúp HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV: Gọi HS lần lượt trả lời, nhận xét câu trả lời.
HS: Trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hoá lại các nội dung kiến thức.
 
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của GV và HS
trong trường hợp văn bản có chứa các lỗi ngữ pháp tinh tế. Đây cũng là các ví dụ minh họa cho “AI hẹp/AI yếu”, đồng thời cũng phần nào cho thấy sự hạn chế của AI trong giai đoạn hiện tại.  

2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA AI

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số ứng dụng của AI trong thực tế
a) Mục tiêu: HS nêu được các ví dụ về ứng dụng AI trong đời sống hàng ngày.
b) Nội dung: HS tìm hiểu SGK, thảo luận tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện
 
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của GV và HS
2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA AI Hệ chuyên gia MYCIN
Là một hệ chuyên gia trong lĩnh vực y học Các tri thức cơ bản của MYCIN bao gồm khoảng 600 luật suy diễn. Các luật này thực chất là các mệnh đề dạng "nếu có các triệu chứng A1, A2,... thì có kết luận B".
Đặc trưng:
- Khả năng suy luận
- Khả năng giải quyết vấn đề
Robot và kĩ thuật điều khiển
Các robot thông minh được coi là ứng dụng điển hình của AI trong lĩnh vực điều khiển. Nhiều loại robot công nghiệp được trang bị kĩ thuật Học máy  để  thích  ứng  và hoạt động trong môi trường sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ cơ khí và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Một số robot có hình dạng tương tự con người, được tạo ra để chứng minh khả năng của kĩ thuật robot thay vì hướng vào ứng dụng cụ thể. Một số ví dụ:
Đây là robot Asimo (xuất hiện lần đầu vào năm 1986) hình người đầu tiên trên thế giới được tích hợp một loạt ứng dụng AI như tự động điều khiển (có khả năng di chuyển bằng hai chân), nhận dạng hình ảnh (có thị giác máy để “nhìn thấy"), nhận dạng tiếng nói (biết chào hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên).
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Trình chiếu slide liên quan đến ứng dụng của AI và đặt câu hỏi?
?1. Em hãy giới thiệu các ứng dụng khác với các mô tả ngắn gọn về chức năng của ứng dụng đó, Với mỗi ứng dụng AI, cần yêu cầu HS nêu được những đặc trưng nào của AI đã được thể hiện trong ứng dụng đó.
?2. Em hãy truy cập các ứng dụng Google Assistant, thực hiện một số yêu cầu và cho biết kết quả; hoặc tìm hiểu robot thông minh Atlas hoặc Valkyrie cho biết những khả năng của các loại robot đó?
HS: Lắng nghe để thực hiện yêu cầu của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của GV và HS
Asimo đã tham gia nhiều sự kiện giáo dục trên khắp thế giới, tạo niềm cảm hứng nghiên cứu robot trong giới trẻ.
https://www.youtube.com/watch?v=hyG52gvZnKw
Robot Atlas của Boston Dynamics (có khả năng di chuyển bằng hai chân, thực hiện các động tác phức  tạp  và mang vác vật nặng).
https://www.youtube.com/watch?v=tF4DML7FIWk
Robot Valkyrie (robot hình người của NASA được thiết kế để hỗ trợ các phi hành gia trong các nhiệm vụ không gian).
https://www.youtube.com/watch?v=b2tZ0xpLkB0
Google dịch (Google Translator)
Nó được truy cập như một ứng dụng web độc lập, thậm chí được tích hợp vào một trình duyệt, giúp nhận dạng và đọc văn bản, tự động phát hiện ngôn ngữ, nhận ra các từ trong hình ảnh và phiên dịch tức thời,...
Đặc trưng:
- Khả năng học
- Khả năng suy luận
- Khả năng nhận thức
- Khả năng giải quyết vấn đề
Có thể giải thích như sau:
Khả năng học (Machine Learning): Google Dịch sử dụng kĩ thuật máy học để cải thiện chất lượng dịch. Hệ thống này có thể học từ dữ liệu đầu vào để tối ưu hoá quá trình dịch và làm cho dịch ngày càng chính xác theo thời gian.
Khả năng suy luận: Google Dịch có thể sử dụng các mô hình máy học để thực hiện một số suy luận đơn giản, nhưng không phải là một hệ thống suy luận mạnh mẽ.
Khả năng nhận thức: Google Dịch không có khả năng nhận thức môi trường xung quanh, nhận biết người dùng hay tương tác với người dùng ngoài chức năng cơ bản của việc dịch văn bản.
Khả năng giải quyết vấn đề: Google Dịch có khả năng giải quyết vấn đề trong việc chuyển đổi văn bản giữa các ngôn
HS: Quan sát và lần lượt thực hiện các yêu cầu.
GV: Quan sát và trợ giúp HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS: Lần lượt trả lời các yêu cầu. Các  HS nhận xét nhau.
GV: Điều khiển hoạt động của các HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác lại các nội dung trả lời của HS và nhận xét của HS.
 
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của GV và HS
ngữ, nhưng không thể giải quyết vấn đề phức tạp hay đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về ngữ cảnh.
Nhận dạng khuôn mặt
Nhiều ứng dụng thực tế đã được triển khai rộng rãi nhờ khả năng này. Từ việc mở khoá điện thoại cho tới việc kiểm tra an ninh để xác định nhân vật trong ảnh hoặc video,... Facebook cũng ứng dụng nhận dạng khuôn mặt để xác định và gán nhãn tên khá chính xác những người quen xuất hiện trong ảnh của người dùng đưa lên trang cá nhân.
Đặc trưng:
- Khả năng học
- Khả năng suy luận
- Khả năng nhận thức
- Khả năng hiểu ngôn ngữ
- Khả năng giải quyết vấn đề
Nhận dạng chữ viết tay
Hiện tại, công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong quá trình xử lí hoá đơn và các tài liệu khác trong giao dịch thương mại điện tử, tự động hoá quy trình nhập dữ liệu. Nó cũng được sử dụng để nhận dạng và xác minh chữ kí trong các giao dịch điện tử.
Đặc trưng:
- Khả năng học
- Khả năng suy luận
- Khả năng nhận thức
- Khả năng hiểu ngôn ngữ
- Khả năng giải quyết vấn đề
Trợ lí ảo
Các trợ lí ảo này có thể trò chuyện, hỗ trợ nhiều tính năng thông minh như tìm kiếm thông tin, gọi điện thoại theo tên có trong danh bạ, đọc tin nhắn, mở nhạc,... bằng chính tiếng nói của người dùng.
Đặc trưng:
- Khả năng học
- Khả năng suy luận
 
 
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của GV và HS
- Khả năng nhận thức
- Khả năng hiểu ngôn ngữ
- Khả năng giải quyết vấn đề
Ghi nhớ:
Ngày nay, các ứng dụng AI đang trở thành phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể ra những ví dụ tiêu biểu như điều khiển robot, chẩn đoán bệnh, dịch tự động, nhận dạng khuôn mặt, trợ lí ảo,...
Câu hỏi củng cố kiến thức
Hãy mô tả sơ bộ chức năng hoạt động của một số các ứng dụng AI được nêu ở trên?
Trả lời: Đã tóm tắt ở trên bài học.
 
 

C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Hoạt động 3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Giúp HS hệ thống khái niệm, đặc điểm, đặc trưng của AI.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS, HS tìm hiểu xem lại và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện hiểu biết về AI.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi cho HS: Những năng lực trí tuệ nào được thể hiện trong các ứng dụng dịch máy và trợ lí ảo?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời. GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV cho HS trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS.
Gợi ý câu trả lời:
Dịch máy và trợ lí ảo là hai ứng dụng AI phổ biến hiện nay, thể hiện nhiều năng lực trí tuệ của AI, bao gồm:
- Học: Cả hai ứng dụng đều sử dụng học máy để cải thiện hiệu suất của mình. Học máy là một nhánh của AI, chuyên nghiên cứu về việc tự động học từ dữ liệu. Trong trường hợp dịch
máy, các thuật toán học máy được sử dụng để học từ một lượng lớn dữ liệu song ngữ, bao gồm văn bản gốc và bản dịch. Bằng cách học từ dữ liệu này, các thuật toán có thể cải thiện khả năng dịch chính xác. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán học máy được sử dụng để học từ các tương tác của người dùng với ứng dụng. Bằng cách học từ dữ liệu này, các thuật toán có thể cải thiện khả năng hiểu và đáp ứng các yêu cầu của người dùng.
- Suy luận: Cả hai ứng dụng đều sử dụng khả năng suy luận để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán suy luận được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các từ và cụm từ trong hai ngôn ngữ. Bằng cách suy luận mối quan hệ này, các thuật toán có thể dịch các văn bản phức tạp một cách chính xác hơn. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán suy luận được sử dụng để hiểu các yêu cầu của người dùng và đưa ra các phản hồi phù hợp.
- Nhận thức: Cả hai ứng dụng đều sử dụng khả năng nhận thức để xử lí thông tin. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán nhận thức được sử dụng để hiểu ý nghĩa của văn bản gốc. Bằng cách hiểu ý nghĩa của văn bản gốc, các thuật toán có thể dịch văn bản một cách chính xác hơn. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán nhận thức được sử dụng để hiểu các yêu cầu của người dùng và đưa ra các phản hồi phù hợp.
- Hiểu ngôn ngữ: Cả hai ứng dụng đều sử dụng khả năng hiểu ngôn ngữ để giao tiếp với con người. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán hiểu ngôn ngữ được sử dụng để phân tích cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa của văn bản. Bằng cách hiểu ngôn ngữ, các thuật toán có thể dịch văn bản một cách chính xác hơn. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán hiểu ngôn ngữ được sử dụng để hiểu các yêu cầu của người dùng và đưa ra các phản hồi phù hợp.
- Giải quyết vấn đề: Cả hai ứng dụng đều sử dụng khả năng giải quyết vấn đề để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán giải quyết vấn đề được sử dụng để xử lí các tình huống không xác định hoặc khó khăn. Bằng cách giải quyết các vấn đề này, các thuật toán có thể dịch các văn bản phức tạp một cách chính xác hơn. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán giải quyết vấn đề được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu của người dùng một cách linh hoạt và hiệu quả.
Ngoài những năng lực trí tuệ được nêu trên, các ứng dụng dịch máy và trợ lí ảo còn thể hiện nhiều năng lực trí tuệ khác, chẳng hạn như:
- Khả năng giao tiếp: Các ứng dụng này có khả năng giao tiếp với con người thông qua ngôn ngữ tự nhiên.
- Khả năng học hỏi: Các ứng dụng này có thể học hỏi từ dữ liệu và kinh nghiệm để cải thiện hiệu suất của mình.
- Khả năng thích ứng: Các ứng dụng này có thể thích ứng với các tình huống mới và thay đổi.
Với sự phát triển của AI, các ứng dụng dịch máy và trợ lí ảo sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

Hoạt động 4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: HS hiểu khái niệm, đặc điểm, đặc trưng của AI sâu sắc hơn.
b) Nội dung: HS tìm hiểu trên Internet, thảo luận trả lời theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy truy cập Internet để tìm hiểu về khả năng của các trợ lí ảo như
Siri (Apple), Cortana (Microsoft), Alexa (Amazon),…?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời. GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. GV cho HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập. GV chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS.
Gợi ý câu trả lời, link tham khảo: https://sachthuvien.com/tin-hoc/siri-tro-ly-ao-cua-apple-16058.html

- Tìm kiếm bằng Siri

Tìm kiếm bằng Siri được người dùng đánh giá cao và khen ngợi về sự tiện dụng của nó. Siri có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ website, lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để đem lại kết quả gọn gàng cho những gì bạn tìm kiếm.
Ví dụ: Bạn muốn tìm số điện thoại người thân. Bạn chỉ cần nói tên người cần tìm, trợ lí thông minh này sẽ tìm kiếm giúp bạn một cách nhanh chóng.

- Tạo lời nhắc

Công dụng tạo lời nhắc đó là việc ghi nhớ mọi thứ trên Siri và Siri hiện lên và nhắc cho bạn. Chỉ cần nói đơn giản “remind me to…” và Siri sẽ ngay lập tức thêm lời nhắc đó vào ứng dụng Reminders trên thiết bị.

- Tạo sự kiện

Có những sự kiện bạn cần phải lên lịch thì Siri có thể làm điều đó cho bạn. Chỉ cần nói với Siri tạo một sự kiện “tên sự kiện” vào ngày và thời gian này, Siri sẽ thêm tất cả thông tin vào lịch cho bạn. Sau khi ghi lại tất cả chi tiết, Siri sẽ hỏi lại để xác nhận.

- Đặt báo thức

Bạn sợ ngủ quên hoặc bạn muốn Siri nhắc bạn đã tới giờ thực hiện một công việc gì đó thì Siri là một sự lựa chọn không làm bạn thất vọng.

- Gọi điện thoại

Khi bạn cần gọi điện thoại cho ai đó ngoài những người có trong danh bạ, bạn có thể yêu cầu Siri gọi một số điện thoại, xem lịch sử cuộc gọi và xem cuộc gọi nhỡ và có thể gần như tất cả các tính năng trong ứng dụng của iPhone.

- Tìm và đọc thư điện tử

Siri có thể giúp bạn tìm thư điện tử thông qua chủ đề, người gửi và thời gian. Sau khi đã tìm thấy thư điện tử, Siri có thể đọc nó giúp bạn, hoặc ấn vào thư điện tử đó để chuyển sang ứng dụng thư điện tử của thiết bị.

- Gửi tin nhắn

Bạn có thể yêu cầu Siri gửi tin nhắn đến một người trong danh bạ, nó sẽ hỏi lại bạn muốn gửi nội dung gì. Sau khi tin nhắn hoàn thành, bạn có thể yêu cầu gửi nó đi hoặc huỷ tin nhắn.

- Tính năng hữu ích khác

Ngoài những tiện ích trên thì Siri còn có những tính năng hữu dụng khác như Truy cập vào cài đặt ứng dụng, viết ghi chú, đọc tin nhắn, đổi đơn vị, thực hiện phép tính,... Trong tương lai nhà sản xuất có thể sẽ còn nâng cấp các tiện ích ở trợ lí Siri.
 

D. THÔNG TIN BỔ SUNG

1. Khái niệm AI nêu trong SGK là khái niệm mang tính đại chúng, được nêu trong Britannica

- Một trong những Bách khoa toàn thư được tham khảo nhiều nhất trên thế giới. Từ góc độ khoa học, có thể hiểu AI là lĩnh vực đa ngành sử dụng các thành tựu của KHMT để nghiên cứu và phát triển các mô hình mô phỏng, tái tạo những khả năng về tư duy của các sinh vật thông minh nói chung. Do vậy, các hệ thống AI được hiểu là các thực thể thông minh. Nhưng do chưa có sự thống nhất trong quan niệm thế nào là thực thể thông minh nên tới nay vẫn chưa có được sự thống nhất chung về khái niệm thế nào là một hệ thống AI. Các cách hiểu khác nhau về hệ thống AI có thể được chia thành bốn nhóm với những đặc điểm được xác định cụ thể (Hình dưới).
ai

Quan điểm “như người” (gồm các nhóm định nghĩa 1 và 2) được hình thành ngay từ những năm tháng ban đầu của AI, lấy khả năng suy nghĩ và hành động như người làm cơ sở để đánh giá mức độ thông minh (trí tuệ) của các hệ thống AI. Quan điểm này là cơ sở để phát triển các nghiên cứu tìm hiểu bản chất của quá trình tư duy và tìm cách biểu diễn bằng các ngôn ngữ thích hợp kết hợp các công cụ kĩ thuật, công nghệ khác nhau giúp tạo ra các hệ thống “bắt chước”, mô phỏng năng lực tư duy và hành động của con người. Một số chương trình có khả năng chứng minh định lí toán học theo cách tương tự tư duy của con người; chương trình có khả năng học và đánh thắng con người trong các trò chơi; các hệ thống chú trọng sử dụng nhiều tri thức, thông tin đặc thù trong phạm vi của vấn đề cần giải quyết như các hệ chuyên gia,… là những ví dụ cụ thể về các hệ thống AI có khả năng suy nghĩ và hành động như người trong một vài lĩnh vực hẹp.

Sự phát triển mạnh mẽ của năng lực xử lí thông tin bằng máy tính, đặc biệt khả năng tiếp nhận và xử lí dữ liệu lớn, kết hợp nhiều thành tựu khoa học và công nghệ khác, hướng tiếp cận dựa trên dữ liệu lớn trong nghiên cứu phát triển các hệ thống AI đã và đang thu được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng dữ liệu hợp lí quan trọng hơn việc xây dựng các thuật toán phức tạp. Do vậy, quan điểm “hợp lí” (gồm các nhóm định nghĩa 3 và 4) trong AI ngày càng được nhiều chuyên gia ủng hộ. Khả năng hành động hợp lí là hành động dựa trên việc suy luận hợp lí nhằm đem lại kết quả tốt nhất hoặc kết quả kì vọng tốt nhất khi có những yếu tố ngẫu nhiên, không chắc chắn. Đồng thời, cũng có trường hợp, ví dụ khi gặp nguy hiểm, hành động hợp lí có thể chỉ là hành động theo phản xạ, không đòi hỏi suy diễn phức tạp, nhưng lại cho kết quả tốt hơn. Vì thế, trong tiếp cận xây dựng các hệ thống AI thuộc loại hành động hợp lí, có thể sử dụng cả hai cách tiếp cận dựa trên suy diễn và dựa trên phản xạ để đạt được kết quả tốt nhất. Các ứng dụng phong phú trong những năm gần đây liên quan tới nhận dạng và xử lí hình ảnh, xử lí ngôn ngữ tự nhiên, dịch máy, thị giác máy,… là những minh hoạ cụ thể về các hệ AI có khả năng suy nghĩ và hành động hợp lí.

Cũng cần nói thêm, mặc dù các nhóm định nghĩa 1 và 3 quan tâm nhiều hơn tới khía cạnh tư duy, còn các nhóm 2 và 4 quan tâm chủ yếu tới hành vi, hành động của các hệ thống AI, nhưng điều đó không có nghĩa các nhóm 2 và 4 coi nhẹ khía cạnh tư duy. Bởi lẽ, hành động thông minh (hành động như người, hành động hợp lí) nói chung luôn được dẫn dắt bởi quá trình tư duy tương tự quá trình tư duy của các thực thể thông minh, có thể coi là kết quả, là thể hiện cụ thể của năng lực tư duy. Ở đây, năng lực tư duy được hiểu là khả năng suy nghĩ và học hỏi từ kinh nghiệm tích luỹ trong quá khứ. Do vậy, bất kì hệ thống AI nào cũng đều là những hệ thống kết hợp ở các mức độ khác nhau cả hai năng lực tư duy và hành động của con người cũng như các sinh vật thông minh khác.

2. AI, Học máy và Khoa học dữ liệu là các lĩnh vực thời sự, đang phát triển rất mạnh mẽ, có liên quan mật thiết với nhau (Hình dưới).
hoc may

Vì thế, không ít ứng dụng thực tế trong các tài liệu khác nhau có thể được mô tả như là ứng dụng của AI hoặc Học máy hay Khoa học dữ liệu. HS lựa chọn định hướng CS sẽ được tìm hiểu về Học máy và Khoa học dữ liệu trong phần Kiến thức cốt lõi riêng của CS. Do vậy, để tránh lặp lại, có thể gây bối rối cho HS khi mới làm quen với các lĩnh vực này, các ví dụ minh họa cho AI/Học máy/Khoa học dữ liệu đã được các tác giả cân nhắc một cách có chủ ý.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây