Đọc văn bản “Ngày cuối cùng của chiến tranh” (trang 62-65 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
Câu 1 - Trang 66: Câu chuyện xảy ra ở địa điểm nào?
A. Bên trong nhà thờ
B. Quanh nhà nguyện
C. Tên đài quan sát
D. Trong vườn cây
Trả lời:
Chọn đáp án: A. Bên trong nhà thờ
Câu 2 - Trang 66: Trong phần (1) chuyện gì làm đảo lộn công việc của các chiến sĩ?
A. Các ma xơ ngắn cản không cho các chiến sĩ vào ở cùng trong ngôi trường
B. Binh nhất Ruân, con chiên xứ đảo gốc Hải Hậu đi tìm phòng cầu nguyện
C. Mối nghi ngờ Giám đốc Cô nhi viện đã giấu ai đó vào trong nhà nguyện
D. Tiểu đội trưởng Vinh đi kiểm tra rau dền, rau rệu quanh trường và gặp địch
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Mối nghi ngờ Giám đốc Cô nhi viện đã giấu ai đó vào trong nhà nguyện
Câu 3 - Trang 66: Tình huống nào ở cuối truyện khiến ma xơ Giám đốc Cô nhi viện phải xuất hiện?
A. Bọn trẻ trong nhà nguyện khóc khi các chiến sĩ giải phóng đập cửa
B. Nhà nguyện, nơi giấu các em bé có thể trúng bom đạn máy bay
C. Khi nghe được lệnh phá khóa, gọi hàng người trốn trong nhà nguyện
D. Khi nghe tin thành phố Sài Gòn đã được giải phóng
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Khi nghe được lệnh phá khóa, gọi hàng người trốn trong nhà nguyện
Câu 4 - Trang 66: Lí do quan trọng nhất khiến các ma xơ giấu “ba đứa trẻ lai” trong nhà nguyện là gì?
A. Chăm sóc trẻ em mồ côi
B. Lo sợ bị quân giải phóng trả thù
C. Thương xót những đứa trẻ con lai
D. Tránh chiến tranh, bom đạn
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Thương xót những đứa trẻ con lai.
Câu 5 - Trang 66: Chi tiết nào trong phần kết thúc đã giải tỏa những lo lắng, nghi ngờ của bà Giám đốc cô nhi viện đối với các chiến sĩ Giải phóng?
A. Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện
B. Và bất ngờ đổ ụp dưới chân tôi, bà nấc lên
C. Mới chỉ qua một đêm, ma xơ đã gầy rộc hẳn đi
D. Người chiến sĩ nói: Lấy sữa trong ba lô pha cho các cháu mau đi!
Trả lời:
Chọn đáp án: A. Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện
Câu 6 - Trang 66: Trong phần (1) những người lính Giải phóng và các ma xơ ở trong tình huống nào? Tình huống đó có vai trò như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện
Trả lời:
- Những người lính và ma sơ trong tình huống: người thì hỏi giờ hành lễ nhưng ma sơ lại vờ như không nghe, khi nghe nói con của Chúa thì ma sơ lại nói làm lễ rồi trong khi mọi người đến đây từ sớm thì làm gì có buổi lễ nào diễn ra. Tiếp đến khi lính đi kiếm rau thì thấy nhà nguyện hé rồi lại đóng cửa vào, tiến gần thì nghe thấy có tiếng động.
- Tình huồng tạo sự hấp dẫn và kịch tính cho tác phẩm, tạo ra nhiều sự tò mò cho độc giả đã đọng lại dư vị nhói lòng và ám ảnh.
Câu 7 - Trang 66: Tìm những chi tiết trong phần (2) của văn bản miêu tả tâm trạng của người lính Giải phóng trong đêm cuối cùng của chiến tranh.
Trả lời:
- Thân xác căng hết lên, lắng nghe tiếng bước chân chiến thắng của đồng đội, lo làm nhiệm vụ được giao và tuyệt nhiên mọi người không ai chớp mắt.
- Khi tuần thì phát hiện bóng đen và chúng tôi theo dõi nhưng khi đến nhà nguyện thì bóng đen không may bước hụt nhưng rất nhanh bóng đen đấy vụt mất và chúng tôi không đuổi theo.
Câu 8 - Trang 67: Tìm những chi tiết miêu tả thái độ của ma xơ Giám đốc Cô nhi viện lúc được yêu cầu mở cửa nhà nguyện.
Trả lời:
- Bước chân run lẩy bẩy như khựng lại, đôi tay gầy guộc run lẩy rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện.
- Thái độ sợ hãi, lo lắng như sắp mất một thứ gì đó quan trọng.
Câu 9 - Trang 67: Nhận xét về phần kết thúc của truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh
Trả lời:
Kết thúc truyện ngoài sự tưởng tượng của nhiều người bởi nếu như vào những người khác thì có lẽ tính mạng của những đứa con lai kia sẽ mất chứ không phải là được cho sữa uống, đây có thể lòng thương người của người lính Việt Nam, khi chứng kiến sự hốc hác, gầy guộc, run rẩy của những đứa trẻ, người chỉ huy dày dặn đã rơi nước mắt. Và những giọt nước mắt, câu chuyện đong đầy tình người ấy như một soi chiếu giá trị sâu sắc về góc khuất của cuộc chiến mà tới tận ngày hôm nay, nhân loại, chúng ta còn nhắc nhớ.