Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Soạn văn 10 sách Cánh diều, bài 4: Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa

Thứ năm - 02/11/2023 22:23
Soạn văn 10 sách Cánh diều, bài 4: Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa - Trang 113, 114, 115.

1. Định hướng

 

2. Thực hành

Bài tập: Chọn và thực hiện một trong các nhiệm vụ sau:
Đề 1: Hãy thuyết trình về một địa chỉ văn hoá ở nơi em đang sống. 
Đề 2: Hãy thuyết trình về lễ hội Đền Hùng hoặc lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận).
Đề 3: Hãy thuyết trình về Di tích lịch sử văn hoá Hoàng Thành Thăng Long. 

a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 2) 
- Xác định yêu cầu của đề: thuyết trình về lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận). 
- Xem lại văn bản thuyết minh về lễ hội Ka-tê trong phần Thực hành đọc hiểu.
- Tim đọc thêm các tài liệu khác về lễ hội Ka-tê (sách, báo hoặc các bài viết trên trang Thông tin điện tử của Chính phủ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận,..). Sưu tầm một số tranh, ảnh, video có liên quan.

b) Tìm ý và lập dàn ý 
- Tim ý theo các gợi dẫn sau:
+ Tên địa chỉ văn hoá là gì, ở địa phương / vùng miền nào?
→ Khu di tích đền Hùng, xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
+ Mục đích và nội dung chính sẽ trình bày là gì?
→ Ý nghĩa lễ hội, thời gian tổ chức, quá trình diễn ra lễ hội cụ thể theo từng đền 
+ Đặc điểm của địa chỉ văn hoá đỏ thế nào?
→ Quy mô tổ chức, những nét văn hóa đặc sắc của đền Hùng, Phú Thọ.
+ Ý nghĩa của địa chỉ văn hoá đó đối với cuộc sống, con người là sao?
→ Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.
- Lập dàn ý cho bài thuyết trình:

Mở đầu
Giới thiệu khái quát về lễ hội Ka-tế của người Chăm ở Ninh Thuận và mục đích của bài thuyết trình. Ví dụ: Thông qua việc giới thiệu những nét đặc sắc của lễ hội Ka-tô, mọi người hiểu rõ về văn hoá, tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận, từ đó, cũng góp phần gin giữ và phát huy những giá trị văn hoả tốt đẹp của dân tộc (mục đích).

Nội dung chính
+ Trình bày cụ thể các đặc điểm của lễ hội Ka-tệ, chẳng hạn: Tên gọi: thời gian, không gian tổ chức; phần lễ phân hội, ... Có thể đan cài các cảm nhận, đánh giá riêng của bản thân theo từng phần,
+ Trình bày ý nghĩa của lễ hội Ka-tế đối với cuộc sống, con người. Ví dụ: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn và cùng nhau tận hưởng những giây phút bình an, hạnh phúc.

Kết thúc
Khẳng định lại giá trị văn hoá chủ yếu của lễ hội Katê (giá trị về vật chất, tinh thần) đối với người Chăm nói riêng và với cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

c) Thực hành nói và nghe
* Bài nói mẫu tham khảo: Hãy thuyết trình về lễ hội Đền Hùng hoặc lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận)
Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Chăm theo đạo Bà La Môn được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm nhằm khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch (tháng 9 âm lịch) để tưởng nhớ các vị Nam thần như Pô Klong Garai, Pô Pôme... Lễ hội diễn ra trên một không gian rộng lớn, lần lượt từ đền tháp đến làng rồi về từng gia đình tạo thành một dòng chảy phong phú, đa dạng.

Lễ hội Katê của người Chăm hàng năm được tổ chức vào 1/7 lịch Chăm (khoảng cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 dương lịch), diễn ra trong 3 ngày trên một không gian rộng lớn tại các đền tháp Chăm thuộc xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Lễ hội Katê, Ninh Thuận được đánh giá là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn. Về bản chất, Lễ hội Katê tựa như Tết Nguyên đán của người Kinh. Trong dịp này, người Chăm sửa soạn nhà cửa, diện những bộ trang phục mới, tham gia lễ hội theo tín ngưỡng nhằm tưởng nhớ các vị thần, ông bà, tổ tiên; thăm hỏi trong gia đình, cộng đồng, chúc nhau những lời tốt lành.

Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận chính thức được ghi tên trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ban hành kèm theo quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL, ngày 20/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Lễ hội không chỉ gắn với đền tháp cổ kính ngàn năm tuổi, nơi lưu giữ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật cao nhất của nền văn hoá Chăm, mà còn gắn với nhiều lĩnh vực khác của văn hoá: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ; những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với nước với dân. Lễ hội còn là dịp để cộng đồng người nhân dân địa phương và những người tham dự được thưởng thức một nền nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian với phong cách độc đáo.

Một ngày, trước khi lễ hội chính thức diễn ra tại các đền tháp thì tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có tổ chức lễ đón rước y trang từ người Raglai tại đền Pô Nưgar. Theo truyền thuyết, người Raglai là em út của người Chăm có nhiệm vụ giữ gìn y trang để mỗi năm trao lại cho người Chăm. Các lễ hội Katê đều có sự tham dự của người Raglai với các điệu múa đặc sắc dâng lên thánh thần.

Vào ngày thứ hai, lễ diễn ra tại Tháp Pô klong Garai nằm trên ngọn đồi Trầu thuộc phường Đô Vinh và tháp Pô Rôme trên đồi " Bôn acho" tại thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu. Trong buổi lễ này người Chăm sẽ thực hiện nghi thức tắm và mặc y trang cho vua. Đây là nghi thức kỳ bí nhất diễn ra bên trong tháp. Mở đầu là vị cả sư và ông từ giữ tháp làm lễ mở cửa tháp sau đó đoàn người gồm cả sư, bà bóng, thầy kéo đàn Kanhi và các giáo đồ trung tín tiến vào tháp. Vị cả sư cầm lọ nước thánh có pha trầm hương tưới lên tượng thần ( tượng thần bằng đá dưới hình thể Mukhalinga - linga hình mặt người).

Lễ mặc y trang cho vua diễn ra ngay sau đó nhịp nhàng theo các câu hát của thầy kéo đàn Kanhi. Thầy kéo đàn Kanhi kết thúc bài hát đầu tiên thì cả sư, bà bóng... đã mặc trong váy cho vua. Cứ như thế y trang lộng lẫy được khoác lên tượng ngài theo các lời hát. Nghi lễ tắm và mặc y trang cho nhà vua diễn ra thành kính đầy tính tâm linh. Những người được tắm cho vua còn thấm nước trên tượng ngài bôi lên đầu mình để cầu may mắn, sức khỏe. Thầy kéo đàn Kanhi là người giữ nhịp cho buổi lễ, mỗi bài thầy hát đều mang một ý nghĩa tín ngưỡng và tưởng nhớ tổ tiên.

Vào ngày thứ ba, lễ hội diễn ra tại làng Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Làng Mỹ nghiệp có tên Chăm là Caklaing, theo truyền thuyết đây là nơi sinh ra vị vua Chăm Pô Klong Garai. Làng còn có một nghề dệt thủ công truyền thống nổi tiếng có lịch sử phát triển lâu đời. Trong ngày Hội Katê, làng Chăm Mỹ Nghiệp tổ chức Lễ dâng cúng thần làng, tổ sư nghề dệt và tổ tiên. Trong ngày hội họ còn tổ chức nhiều trò chơi như thi dệt vải, đội nước, đá bóng, văn nghệ...

Lễ hội Katê cũng bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ: các nghi lễ cơ bản giống nhau về nội dung, nghi thức hành lễ như lễ đón rước y phục, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần, và đại lễ. Khi điệu múa thiêng trong tháp vừa kết thúc thì ở ngoài tháp bắt đầu mở hội. Những điệu trống Gi Năng và kèn Saranai cùng vang lên hoà với các điệu múa và làn điệu dân ca Chăm làm náo nức lòng người.

Chiều tối ngày thứ 2 lễ hội ở các tháp Chăm kết thúc và sau đó là lễ hội Katê ở làng và từng gia đình. Tại các làng Chăm không khí lễ hội lại bừng lên tuy nhiên qui mô nhỏ hơn và phần lễ cũng đơn giản hơn. Trong thời gian này gia đình nào có điều kiện thì mới tổ chức, nếu gặp lúc kinh tế khó khăn thì có thể mỗi dòng họ cử một gia đình để tổ chức, chứ không nhất thiết gia đình nào cũng cúng lễ Katê.

Chủ lễ cúng Katê là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Vào ngày lễ này mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh rủi ro, gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục cho các thế hệ con cháu nhớ ơn, kính trọng tổ tiên. Trong dịp lễ này, mỗi gia đình cũng chuẩn bị bánh trái mời họ hàng, bạn bè đến thăm viếng, chúc tụng nhau.

Katê được tổ chức trong 3 ngày nhưng thực tế nó thường được kéo dài cả tuần lễ để bà con người Chăm vui chơi giải trí và cầu cho một năm mùa màng tốt tươi. Sau khi làm lễ ở đền tháp, Katê được đưa về gia đình để các gia đình, dòng tộc tổ chức lễ cúng. Mọi thành viên viên trong gia đình sum họp, ngồi quay quần bên hương hồn tổ tiên và chúc nhau những điều tốt lành.

Qua một chặng dài lịch sử, Katê là tấm gương phản chiếu những sinh hoạt của một cộng đồng, là nơi hội tụ di sản văn hóa Chăm đồ sộ mà người Chăm tích lũy được trên dặm đường lịch sử của mình.

Lễ hội Katê mang nhiều yếu tố đối lập của cấu trúc lưỡng hợp: màu sắc, nghi lễ, hội hè... từ đực-cái, ngày – đêm, sáng – tối. Tất cả đều thể hiện ước vọng phồn thực trong sự liên kết lứa đôi, hầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người, vật nuôi và mùa màng tươi tốt của cư dân nông nghiệp.

Có thể nói lễ hội Katê chính là dịp cho người Chăm phô bày sắc thái văn hóa của dân tộc mình. Chính vì vậy lễ hội Katê không chỉ đem đến cho người dự hội những vẻ đẹp của Tháp Chăm cổ kính, những sản phẩm của nghề trồng lúa và đi biển thông qua lễ vật dâng cúng mà nó còn trình diễn trước công chúng một nền ca- múa - nhạc dân gian giàu bản sắc riêng.

* Các hoạt động của Lễ hội Katê 2017
Lễ hội Katê năm 2017 của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận sẽ diễn ra từ ngày 18/10 - 21/10/2017 (Từ ngày 30/6 - 03/7 Chăm lịch), với nhiều hoạt động đặc sắc và ý nghĩa.

Ngày 18/10/2017 (Ngày 30/6 Chăm lịch): Từ 13h00’ - 15h00’: tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, Đền Pô Inư Nưgar, người Chăm trong làng sẽ làm nghi lễ rước xiêm y Thánh Mẫu do người Raglai cất giữ mang đến. Nghi lễ xong xuôi, bộ xiêm y được rước quanh làng trong sự cung kính của mọi người rồi tiến vào đền để cúng tế trong những ngày Katê. Sau phần lễ là những màn múa quạt, khăn truyền thống của các thiếu nữ Chăm duyên dáng. Mọi người chúc tụng và mời nhau ly rượu, tưởng nhớ công ơn các vị thần đã nâng niu che chở và cho mùa màng bội thu.

Ngày 19/10/2017 (Ngày 01/7 Chăm lịch): 06h 00’: Tại thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, Tháp Po Rome: lễ rước xiêm y từ thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu lên Tháp Po Rome. Ngôi tháp tọa lạc trong một làng Chăm cổ với nhiều nét huyền bí, linh thiêng. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đồ sộ với kiến trúc độc đáo, mang dáng vẻ uy nghiêm khác lạ so với những ngôi tháp Chăm khác dọc dải miền trung. Song song với lễ tục là những điệu múa duyên dáng, đầy uyển chuyển của thiếu nữ Chăm với trang phục truyền thống cùng gam màu rực rỡ.

06h 00’: Tại thôn Phước Đồng, xã Phước Hậu, Tháp Pô Klông Garai: lễ rước xiêm y thần Pô Klông Garai từ thôn Phước Đồng lên Tháp Pô Klông Garai, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Du khách sẽ ngỡ ngàng trước khối kiến trúc hùng vĩ tại tháp Chăm cổ. Đây là nơi hành hương đông đúc của người Chăm. Hầu hết các làng Chăm đều đến cúng lễ và cầu nguyện, giúp gia đình một mùa Katê tràn đầy sức khỏe và bình an.

07h 30’: Diễn ra Lễ Công bố và đón nhận Bằng chứng nhận “ Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận” được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Tháp Pô Klông Garai, Tháp Po Rome và Đền Pô Inư Nưgar.

Ngày 20/10/2017 (02/7 Chăm lịch): 07h 30’ Diễn ra Lễ Công bố và đón nhận “ Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc” được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Sân vận động làng nghề Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.

Ngày 21/10/2016 (03/7 Chăm lịch): là Katê tại gia đình. Ngoài ra trong suốt lễ hội còn liên tục diễn ra các hoạt động truyền thống của người Chăm như: Hội thi tay nghề dệt thổ cẩm, Hội thi tay nghề gốm, biểu diễn văn nghệ,…

Bên cạnh tìm hiểu Lễ hội Katê, tham quan di tích các Đền và các Tháp, du khách còn tự mình khám phá nghệ thuật kiến trúc Chăm hay lựa chọn và mua sắm những món quà thủ công mỹ nghệ dân gian Chăm độc đáo, xem biểu diễn nghệ thuật Chăm đầy trải nghiệm thú vị.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37)

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây