Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải Kinh tế và pháp luật lớp 10, bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thứ sáu - 17/11/2023 23:00
Giải Kinh tế và pháp luật lớp 10, bài 21: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Trang 131, 132, ..., 139.
Mở đầu trang 131: Em hãy kể một số hoạt động của Quốc hội (hoặc Chủ tịch nước, Chính phủ) trong thực tiễn và chia sẻ ý nghĩa của hoạt động đó.
Trả lời:
- Hoạt động của Quốc hội: Chiều 27/11/2015, khép lại kỳ họp thứ 10, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới".
- Ý nghĩa: đánh giá đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông.
 

1. Quốc hội

a. Chức năng của quốc hội
Câu hỏi 1 trang 132: Quốc hội đã thực hiện chức năng lập pháp như thế nào?
Trả lời:
- Chức năng lập pháp của Quốc hội:
+ Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2013.
+ Kì họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua 10 luật.

Câu hỏi 2 trang 132: Chức năng lập hiến, lập pháp của Quốc hội được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
- Chức năng lập hiến, lập pháp của Quốc hội:
- Chức năng lập hiến của Quốc hội được biểu hiện thông qua hoạt động soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, thông qua, ban hành Hiến pháp.
- Chức năng lập pháp của Quốc hội được biểu hiện thông qua hoạt động lập chương trình xây dựng, soạn thảo, thẩm tra, lấy ý kiến, thông qua, ban hành các văn bản luật.

Câu hỏi 1 trang 132: Trong nhiệm kì khóa XIV, Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng nào của đất nước?
Trả lời:
- Trong nhiệm kì khóa XIV, Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng:
+ Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành
+ Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2017- 2020,
+ Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2012-2030, …

Câu hỏi 2 trang 132: Theo em, Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề nào để thực hiện chức năng của mình? Nêu ví dụ minh họa.
Trả lời:
- Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề về mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, phát triển nhà nước và nâng cao đời sống của nhân dân, những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh đất nước.
- Ví dụ: dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Câu hỏi trang 133: Theo em, tại sao hoạt động Nhà nước cần có sự giám sát tối cao của Quốc hội?
Trả lời:
- Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước.

b. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của quốc hội
Câu hỏi 1 trang 134: Em hãy cho biết, kì họp của Quốc hội có phải là hình thức hoạt động của Quốc hội không? Vì sao?
Trả lời:
- Kì họp của Quốc hội có phải là hình thức hoạt động của Quốc hội vì:
+ Kì họp là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của Quốc hội; đồng thời là nơi thể hiện trí tuệ tập thể của các đại biểu Quốc hội.
+ Tại kì họp, Quốc hội thảo luận dân chủ và quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân

Câu hỏi 2 trang 134: Nêu các hình thức hoạt động của Quốc hội mà em biết.
Trả lời:
- Các hình thức hoạt động của Quốc hội: kì họp Quốc hội, phiên họp Quốc hội, cuộc họp Quốc hội.
 

2. Chủ tịch nước

a. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước
Câu hỏi trang 135: Em hãy cho biết, các thông tin trên đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì của Chủ tịch nước?
Trả lời:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước qua 2 đoạn thông tin:
+ Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
+ Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước;
+ Quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b. Hình thức hoạt động của Chủ tịch nước
Câu hỏi trang 136: Dựa vào các thông tin trên, em hãy cho biết hình thức hoạt động của Chủ tịch nước là gì?
Trả lời:
- Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua:
+ Các hoạt động cá nhân trực
+ Việc ban hành lệnh, quyết định.
+ Việc ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình.
 

3. Chính phủ

a. Chức năng của chính phủ
Câu hỏi 1 trang 136: Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ- CP thể hiện chức năng gì?
Trả lời:
- Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ- CP thể hiện chức năng hành pháp của chính phủ.

Câu hỏi 2 trang 136: Vì sao Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội ở phiên họp, kì họp của Quốc hội?
Trả lời:
- Chính phủ phải báo cáo với Quốc hội ở phiên họp, kì họp của Quốc hội vì: Luật Tổ chức Chính phủ quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Câu hỏi 3 trang 136: Chức năng hành pháp của Chính phủ là gì? Vì sao Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội?
Trả lời:
- Chính phủ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện qua các phương diện như:
+ Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội
+ Đề xuất dự thảo luật trình Quốc hội;
+ Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền, ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành: tổ chức thực hiện pháp luật;
+ Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở quy định của pháp luật....
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội vị Chính phủ do Quốc hội bầu ra, chịu sự giám sát của Quốc hội.

b. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ
Câu hỏi trang 137: Dựa vào sơ đồ 2, em hãy trình bài cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Kể tên các bộ và cơ quan ngang bộ của nước ta hiện nay.
Trả lời:
 Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
+ Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao.
+ Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bộ và cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về một số ngành, lĩnh vực và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
+ Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Các bộ và cơ quan ngang bộ của nước ta hiện nay: Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ xây dựng, Bộ Y tế.

Câu hỏi 1 trang 138: Chính phủ hoạt động theo hình thức nào?
Trả lời:
- Chính phủ hoạt động theo 3 hình thức: thông qua các phiên họp của Chính phủ, thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Câu hỏi 2 trang 138: Việc Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số thể hiện nguyên tắc gì trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời:
- Việc Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số thể hiện nguyên tắc chế độ tập thể quyết định theo đa số trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 

4. Luyện tập

Luyện tập 1 trang 138: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Quốc hội có thể thực hiện quyền lập pháp bằng việc xem xét, thảo luận, thông qua các văn bản luật do Chính phủ soạn thảo.
b. Mọi công dân đều được đóng góp ý kiến khi Quốc hội trưng cầu ý dân.
c. Nhân dân là người bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời:
a. Đúng, vì Quốc hội thực hiện quyền lập pháp bằng cách trực tiếp xây dựng, thảo luận, thông qua các văn bản pháp luật hoặc thảo luận, thông qua các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền soạn thảo, xây dựng.
b. Sai, vì chỉ có công dân từ đủ 18 tuổi trở lên mới được tham gia biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
c. Đúng, vì nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ là đại biểu Quốc hội và được các đại biểu Quốc hội khác bầu nên. Do đó, nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

Luyện tập 2 trang 139: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau?
a. Thấy một số người trong khu phố lan truyền thông tin không chính xác về quy định quản lí, sử dụng pháo của Chính phủ, B đã lên mạng tìm hiểu các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung liên quan và gửi tới những người này để họ hiểu và ủng hộ.
b. A chăm chủ xem truyền hình tường thuật trực tiếp phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội.
c. Bà N đề nghị mọi người trong gia đình đưa phiếu đề minh đi bầu cử hộ.
d. Khi thấy một số anh, chị sinh viên tham gia cùng Chủ tịch nước đón mừng các nguyên thủ quốc gia mỗi khi sang thăm và làm việc tại Việt Nam, K lại cố gắng, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt để mong muốn minh sẽ được như vậy.
Trả lời:
- Trường hợp a. Hành vi của B là đúng. Việc làm của B giúp người dân hiểu rõ và chính xác quy định quản lý, sử dụng pháo của Chính phủ.
- Trường hợp b. Hành vi của A là đúng đắn, rất đáng noi theo. Việc xem tường thuật phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội giúp A có thêm nhiều thông tin bổ ích về tình hình đất nước.
- Trường hợp c. Hành vi của bà N là sai, đáng phê phán. Không ai có quyền được bỏ phiếu bầu cử thay người khác, trừ một số trường hợp theo luật định.
- Trường hợp d. Việc làm của K là đúng vị thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ công dân đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Luyện tập 3 trang 139: Em hãy xử lí các tình huống sau:
a. Thấy Đ chăm chủ xem danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, H liền nói với bạn rằng việc bầu cử đại biểu Quốc hội là chuyện riêng của người lớn, học sinh chưa đủ tuổi được bỏ phiếu nên không cần thiết phải quan tâm.
Nếu là Đ, em sẽ nói gì với H?
b. Buổi tối, V mang trái cây nhà trồng được sang biểu nhà chủ H hàng xóm đúng lúc cả gia định chủ đang ngồi xem thời sự. Khi con gái có những thắc mắc về vị trí, vai trò của một số lãnh đạo nhà nước, chủ H đã nhẹ những giải thích để con hiểu. Tuy nhiên, V phát hiện nhiều nội dung chủ H giải thích không đúng. V băn khoăn không biết có nên góp ý với chủ H hay không.
Nếu là V, em sẽ làm gì?

Trả lời:
- Tình huống a. Ý kiến của H như vậy là sai, Đ nên giải thích cho H hiểu về vai trò của Quốc hội đối với đất nước và đối với nhân dân nói chung và đối với học sinh nói riêng. Đồng thời, khuyền Đ nên tìm hiểu những thông tin về Quốc hội để phục vụ cho học tập cũng như cuộc sống.
- Tình huống b. V nên giải thích, góp ý để chủ H hiểu đúng về vị trí, vai trò của một số lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.

Luyện tập 4 trang 139: Em hãy tìm hiểu và cho biết Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ của nước ta hiện nay là ai?
Trả lời:
- Chủ tịch Quốc hội: Vương Đình Huệ
- Phó Chủ tịch Quốc hội: Trần Quang Phương
- Chủ tịch nước: Võ Văn Thưởng
- Phó Chủ tịch nước: Võ Thị Ánh Xuân
- Thủ tướng Chính phủ: Phạm Minh Chính
- Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Lưu Quang
 

5. Vận dụng

Vận dụng 1 trang 139: Em và các bạn hãy liệt kê các việc học sinh có thể làm để góp phần ủng hộ các chính sách của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đối với người dân ở địa phương em.
Trả lời:
- Việc học sinh có thể làm:
+ Đi bỏ phiếu khi đến tuổi theo quy định
+ Tìm hiểu về Hiến pháp, pháp luật.
+ Tìm hiểu về bộ máy nhà nước.
- Việc không nên làm: tránh những tư tưởng sai lệch, xuyên tạc thông tin về Chính phủ.

Vận dụng 2 trang 139: Em hãy viết một bài luận về ý nghĩa của việc Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi làm Hiến pháp và chia sẻ sản phẩm với cả lớp.
Trả lời:
- Ý nghĩa của việc Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân khi làm Hiến pháp:
+ Lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự;
+ Tạo điều kiện người dân có thể thể hiện các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp
+ Nếu không lấy ý kiến của nhân dân, không có thảo luận công khai hay không có đủ thời gian để thảo luận công khai về (các) dự thảo, để hình thành (các) dự thảo cuối cùng sẽ dẫn đến một Hiến pháp không tốt, không tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân và như thế có thể gây chia rẽ, có hại cho sự phát triển của đất nước.
+ Khi thực hiện trưng cầu dân ý, ngay cả ý kiến khác trái chiều chúng ta cũng cần trân trọng, ghi nhận và suy nghĩ một cách thấu đáo để giúp chất lượng Hiến pháp cao hơn.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây