A. HƯỚNG DẲN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
1. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
Câu hỏi (Trang 116 SGK)
Dựa vào hình 1, em hãy cho biết:
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- Ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
Trả lời:
Qua hình 1. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, ta biết:
- Trái Đất là hành tinh thứ 3.
- Ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời:
+ Vị trí thứ 3 nên Trái Đất nhận đủ lượng ánh sáng từ Mặt Trời, không quá lạnh, không quá nóng.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong Hệ Mặt Trời.
2. Hình dạng, kích thức của Trái Đất
Câu hỏi (Trang 117 SGK):
Có bạn cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng. Bằng hiểu biết và các thông tin, hình ảnh trong bài, em hãy nêu một số ví dụ để thuyết phục bạn đó rằng Trái Đất có dạng khối cầu.
Trả lời:
Ví dụ chứng tỏ Trái Đất có hình cầu:
- Vào đêm nguyệt thực, bóng Trái Đất che Mặt Trăng.
- Tháng 9 năm 1519, nhà thám hiểm Ma-gien-lăng chỉ huy 5 con tàu với 270 thủy thủ, xuất phát từ bờ biển Tây Ban Nha đi về phía Tây. Đến tháng 9 năm 1522 đoàn thám hiểm trở về (chỉ còn 1 con tàu quay trở về Tây Ban Nha). Như vậy con tàu đã đi một vòng quanh thế giới.
- Đi đến một bến cảng: Khi nhìn một con tàu đang ra khơi, con tàu sẽ dần biến mất khỏi tầm mắt, nhưng đầu tiên bạn sẽ thấy phần vỏ tàu bên dưới biến mất trước sau đó dần dần là đến cột buồm, và cuối cùng là biến mất hoàn toàn. Từ đó có thể khẳng định rằng, Trái Đất có hình "cong" một chút thì hiện tượng này mới có thể xảy ra.
- Trèo lên một cái cây: lên càng cao thì nhìn càng xa. Nếu Trái Đất phẳng, thì dù bạn leo cao bao nhiêu thì cũng chỉ nhìn được cùng một khoảng cách. Chỉ khi trái Đất hình cầu thì càng leo cao bạn mới càng nhìn xa hơn.
Vì độ cong của Trái Đất đã hạn chế tầm nhìn của bạn, trừ khi bạn leo lên một thật cao, hoặc một ngọn núi,... thì góc nhìn của bạn sẽ được tăng lên, làm bạn được xa hơn.
Hướng dẫn trả lời phần luyện tập và vận dụng
Câu 1 (Trang 117 SGK)
Dựa vào hình 1, hãy cho biết các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Trả lời:
Qua hình 1 trong SGK: ta xác định các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời, như sau:
Thủy Tinh; Kim Tinh; Trái Đất; Hỏa Tinh; Mộc Tinh; Thổ Tinh; Thiên Vương Tĩnh; Hải Vương Tinh.
Hướng dẫn trả lời câu 2 (Trang 117 SGK)
Có bạn cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng. Bằng hiểu biết và các thông tin, hình ảnh trong bài, em hãy nêu một số ví dụ để thuyết phục bạn đó rằng Trái Đất có dạng khối cầu.
Trả lời:
Giả sử có người sinh sống ở hành tinh khác, viết một lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về Trái Đất.
- Giới thiệu về hình dạng, kích thước Trái Đất (hình cầu, độ dài bán kính của Trái Đất là 6370 km, độ dài đường Xích đạo dài Trái Đất là 40076 km).
- Giới thiệu về những điều thú vị trên bề mặt Trái Đất.
- Giới thiệu về sự sống trên Trái Đất.
Ví dụ:
Chào các bạn, mình là An năm nay mình 12 tuổi và mình đến từ hành tinh thứ ba trong Hệ Mặt Trời - đó là Trái Đất hay còn gọi là "Hành tinh Xanh". Không biết các bạn đã biết đến hành tinh của mình chưa, nó thực sự rất xinh đẹp và nhiều điều lí thú
Trái Đất, nó không chỉ là nơi con người có thế sinh sống, mà còn được biết đến như nguồn gốc của sự sống. Nó có hình dạng cầu và tự quay quanh trục, quay hết 1 vòng với khoảng thời gian là 24 giờ.
Trái Đất của mình cũng như hành tinh của bạn, quay quanh Mặt Trời. Trái Đất được cấu tạo đất đá cứng, khác với những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc.
Trái Đất là hành tinh lớn nhất trong bốn hành tinh đất đá của Hệ Mặt Trời, về cả kích thước và khối lượng, đồng thời nó cũng là hành tinh đất đá duy nhất mà các mảng kiến tạo còn hoạt động.
Khoảng 70% hành tinh được bao phủ là nước, còn 30% là lớp vỏ rắn nằm trên mực nước biển. Với sự khám phá, tìm tòi cùng khoa học kĩ thuật phát triển, con người nơi đây đã đi thám hiểm và đặt chân đến một số hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời.
Đó chỉ là một số đặc điếm nổi bật của hành tinh chúng tớ thôi, còn hành tinh của - các bạn thì sao? Kể cho mình nghe với nhé. Mong sớm nhận được thư của bạn.
Chào thân ái!
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: Theo vị trí xa dần Mặt Trời, đứng vị trí thứ 3 đó là
A. Trái Đất.
B. Kim Tinh.
C. Thủy Tinh.
D. Hỏa Tinh.
Câu 2: Chuyển động xung quanh Mặt Trời gồm mấy hành tinh?
A. 6 hành tinh.
B. 7 hành tinh.
C. 8 hành tinh.
D. 9 hành tinh.
Câu 3: Ánh sáng chúng ta thấy từ các hành tinh là do
A. tự phát sáng.
B. Mặt Tráng chiếu sáng.
C. phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
D. các vụ va chạm các thiên thể.
Câu 4: Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo chuyển động từ
A. Đông sang Tây. .
B. Nam đến Bắc.
C. Bắc đến Nam.
D. Tây sang Đông.
Câu 5: Phát biểu nào đúng nhất khi nói về Vũ Trụ?
A. Là khoảng không gian vô tận chứa các vệ tinh.
B. Là khoảng không gian vô tận chứa các ngôi sao.
c. Là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên Hà.
D. Là khoảng không gian vô tận chứa các hành tinh.
Câu 6: Dựa vào các cụm từ đã cho, hãy điền nội dung thích hợp vào chồ trống (...) trong đoạn sau: “ba”; “cách Mặt Trời”; “tám”; “nhận được lượng nhiệt”; “ánh sáng”.
Trong hệ Mặt Trời có...(l)... hành tinh. Tính từ Mặt Trời trở ra, Trái Đất đứng ở vị trí thứ...(2)..
Trái Đất ...(3).... 149,6 triệu km, với khoảng cách này cùng với sự tự quay giúp Trái Đất ...(4)....và (5).... phù họp cho sự sống phát sinh và phát triển.
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: C
Câu 6: (1): “tám”; (2): “ba”; (3): “cách Mặt Trời”; (4); “nhận được lượng nhiệt”; (5): “ánh sáng”.