A. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
1. Kí hiệu và bảng chú giải băn đồ
Hướng dẫn trả lời câu hỏi (Trang 108 SGK):
Hãy kể thêm tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích.
Trả lời:
Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu:
- Kí hiệu điểm: Công nghiệp, mỏ khoáng sản, điểm dân cư, cảng biển, sân bay,...
- Kí hiệu đường: Đường sông, đường biển, đường ô tô, đường sắt, hướng gió, ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, hướng tấn công của quân ta...
- Kí hiệu diện tích: Vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp, bãi tôm, bãi cá,...
Hướng dẫn trả lời câu hỏi (Trang 109 SGK):
Quan sát hai bảng chú giải ở hình 2, cho biết:
- Bảng chú giải nào của bản đồ hành chính, bảng chú giải nào của bản đồ tự nhiên?
- Hãy kể ít nhất ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hành chính và ba đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ tự nhiên.
Trả lời:
- Ở hình 2, bảng chú giải của bản đồ hành chính là b; bảng chú giải của bản đồ tự nhiên là a.
- Đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ:
+ Bản đồ hành chính: Thủ đô (ngôi sao đỏ), thành phố trực thuộc trung ương ( châm tròn tô đỏ), đường giao thông (bộ, sắt,...), ranh giới hành chính (ranh giới tỉnh,...), đơn vị hành chính (thành phố, thị xã,...).
+ Bản đồ tự nhiên: Đỉnh núi; sông ngòi; phân tầng độ sâu...
2. Đọc một số bản đồ thông dụng
Hướng dẫn trả lời câu hỏi (Trang 109 SGK):
- Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới ở trang 96 – 97, em hãy:
+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.
+ Nêu tỉ lệ bản đồ
+ Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí nào.
+ Kể tên ít nhất một dãy núi, đồng bằng, dòng sông lớn ở châu Mỹ.
Trả lời:
Quan sát bản đồ tự nhiên trang 96-97 SGK, ta có:
+ Nội dung bản đồ: thể hiện các yếu tố tự nhiên của thế giới (các dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông,...).
+ Lãnh thổ thể hiện trên bản đồ là toàn bộ thế giới.
+ Tỉ lệ bản đồ: 1: 110 000 000.
+ Các kí hiệu: diện tích thể hiện vùng đầm lầy, hoang mạc,...; kí hiệu tượng hình thể hiện san hô,...; kí hiệu chữ thể hiện tên dãy núi, đồng bằng,.. (D: dãy núi; ĐB: đồng bằng,..); kí hiệu đường thể hiện sông,...
+ Tên dãy núi, đồng bằng, dòng sông ở châu Mỹ: dãy núi An-đet; đồng bằng A-ma-zôn; sông Mi-xi-xi-pi;...
Hướng dẫn trả lời câu hỏi (Trang 109 SGK):
- Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam trang 110, em hãy:
+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.
+ Nêu tỉ lệ bản đồ
+ Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí nào.
+ Đọc và xác định trên bản đồ tên và vị trí của: thủ đô, các thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh/thành phố nơi em sinh sống.
Trả lời:
Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam trang 110 SGK, ta có:
+ Nội dung bản đồ: thể hiện biên giới quốc gia và địa giới hành chính (các tỉnh, thành phố,...). Ngoài ra còn thể hiện một số nội dung về tự nhiên như sông ngòi,...
+ Lãnh thổ: vùng đất liền Việt Nam, các đảo và quần đảo nước ta.
+ TỈ lệ bản đồ: 1: 10 000 000.
+ Các kí hiệu trong bảng chú giải: kí hiệu đường thế hiện biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh, hình học thể hiện thủ đô (ngôi sao),...
+ Tên và vị trí: Thủ đô Hà Nội (ngôi sao màu đỏ); thành phố trực thuộc Trung ương: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
+ Tỉnh/thành nơi em sống (Học sinh ở tỉnh/thành nào thì xác định tên và vị trí tỉnh/thành đó. Ví dụ: Hà Tĩnh,...).
3. Tìm đường đi trên bản đồ
Hướng dẫn trả lời câu 1 (Trang 111 SGK):
Tìm trên bản đồ hình 3 các địa điểm: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng.
Trả lời:
Trên hình 3 trong SGK
- Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt: Nằm trên đường Yersin, gần sân vận động Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
- Ga Đà Lạt: Nằm gần chỗ giao nhau giữa đường Nguyễn Trãi với đường Quang Trung.
- Bảo tàng Lâm Đồng: Nằm cuối đường Khe Sanh, cách điểm giao nhau giữa đường Trần Hưng Đạo với đường Hùng Vương khoảng 0,5 cm theo đường chim bay (khoảng cách trên bản đồ).
Hướng dẫn trả lời câu 2 (Trang 111 SGK):
Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lat đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng.
Trả lời:
- Đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt: Đi đường Yersin ra đường Nguyễn Trãi. Trên trục đường Yersin - Nguyễn Trãi - Quang Trung, điểm Ga Đà Lạt nam ở bên phía tay phải.
- Đường đi từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng: Từ Ga Đà Lạt đi ra đường Nguyễn Trãi. Giữa ngã tư Nguyễn Trãi - Yersin, rẽ vào đường Phạm Hồng Thái, rồi rẽ phải ở ngã ba đầu tiên, sau đó đi thẳng qua nơi giao nhau đường Trần Hưng Đạo và đường Hùng Vương; Bảo tàng Lâm Đồng nằm ở đường Khe Sanh, cách điểm giao nhau giữa đường Trần Hưng Đạo với đường Hùng Vương khoảng 0,5 cm.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần luyện tập và vận dụng:
Hướng dẫn trả lời câu 1 (Trang 112 SGK):
Khi thể hiện các đối tượng: sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ người ta dùng loại kí hiệu nào?
Trả lời:
Khi thể hiện các đối tượng:
- Sông, ranh giới tỉnh: dùng kí hiệu đường.
- Mỏ khoáng sản, nhà máy: dùng kí hiệu điểm.
- Vùng trồng rừng: dùng kí hiệu diện tích.
Hướng dẫn trả lời câu 2 (Trang 112 SGK):
Sưu tầm bản đồ du lịch Hà Nội, sau đó tìm đường đi từ Trung tâm Hội nghị Quốc Gia đến Nhà hát Lớn Hà Nội.
Trả lời:
Hướng dẫn trả lời câu 3 (Trang 112 SGK):
Tìm hiểu về một ứng dụng bản đồ trên thiết bị điện tử (điện thoại thông minh, máy tính,…) và tìm đường đi từ chùa Thiên Mụ đến lăng Khải Định (Thừa Thiên Huế) trên ứng dụng đó.
Trả lời:
Đường đi từ chùa Thiên Mụ đến lăng Khải Định bằng Google Maps
- Bước 1: Mở Google Maps trên thiết bị (điện thoại, máy tính,...).
- Bước 2: Nhập tên chùa Thiên Mụ vào ô nơi đi, tên lăng Khải Định vào ô nơi đến.
- Bước 3: Đọc các thông số mà Google Maps đưa ra kết quả: khoảng cách, nướng di chuyển,...
B. CÂU HỎI LUYỆN TẬP BỔ SUNG VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: Muốn hiểu và sử dụng được bản đồ thì bước đầu tiên cần phải làm gì?
A. Xem tỉ lệ.
B. Đọc bản chú giải.
C. Tìm phương hướng.
D. Đọc độ cao trên đường đồng mức.
Câu 2: Kí hiệu diện tích được sử dụng cho các đối tượng địa lý có đặc điểm phân bố
A. kéo dài.
B. phân tán rải rác.
C. theo đường.
D. phân bố theo vùng.
Câu 3: Để thể hiện đối tượng địa lí là giao thông đường bộ, dùng kí hiệu nào sau đây?
A. Đường.
B. Điểm.
C. Diện tích.
D. Hình học.
Câu 4: Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta sử dụng
A. tỉ lệ bản đồ.
B. tên bản đồ.
C. các kí hiệu bản đồ.
D. lưới chiếu bản đồ.
Câu 5: Có bao nhiêu loại kí hiệu bản đồ?
A. 1.
B. 2.
C. 3
D. 4.
Câu 6: Để tìm đường đi trên bản đồ, em phải làm gì?
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: B.
Câu 2: D.
Câu 3: A.
Câu 4: C.
Câu 5: C.
Câu 6: Để tìm đường đi trên bản đồ, thực hiện theo các bước:
Bước 1: Xác định nơi đi và nới đến, hướng đi trên .bản đồ.
Bước 2: Tìm cung đường có thế đi và lựa chọn cung đường thích hợp với mục đích (ngắn nhất, thuận lợi nhất, đảm bảo tuân thủ quy định luật an toàn giao thông).
Bước 3: Xác định khoảng cách thực tế phải đi.