Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Trả lời Luyện tập, Bài 1:  Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Thứ hai - 23/10/2023 00:06
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập - Vận dụng, Bài 1:  Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Trả lời Luyện tập, Bài 1:  Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
1. Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến sau đây? Vì sao?
a. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hóa nào đó.
b. Muốn cạnh tranh thành công, điều quan trọng là phải làm cho đối thủ của mình suy yếu.
c. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có kinh tế thị trường phát triển.
d. Muốn cạnh tranh lành mạnh, cần phải tôn trọng đối thủ.

Trả lời:
- Ý kiến a. Không, vì cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hóa nào đó mà còn giữa các chủ thể kinh doanh các mặt hàng khác nhau.

- Ý kiến b. Không, vì muốn cạnh tranh thành công, điều quan trọng là tìm cách cải thiện mình, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, giảm các chi phí không cần thiết để giảm giá thành chứ không phải tìm cách để làm cho đối thủ suy yếu.

- Ý kiến c. Không, vì cạnh tranh không chỉ diễn ra ở nơi có kinh tế thị trường phát triển mà cạnh tranh diễn ra ở mọi nơi có buôn bán kinh doanh.

- Ý kiến d. Đồng tình, vì chỉ có tôn trọng đối thủ, nhìn thấy điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ thì mới tìm ra được hướng phát triển của riêng mình.

2. Em hãy nhận xét hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp trong những trường hợp sau:
a. Khi quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp A luôn đưa ra thông tin khuếch đại ưu điểm sản phẩm của mình so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác đang bán trên thị trường.
b. Do có tiềm năng về tài chính, doanh nghiệp Z quyết định bản sản phẩm của mình với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
c. Doanh nghiệp D tìm mọi cách để mua được thông tin chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Y - đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
d. Công ty K luôn quan tâm đến việc tạo sự thân thiện, tin tưởng của khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với quan tâm, chăm sóc, ưu đãi khách hàng.

Trả lời:
- Trường hợp a. Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đưa ra thông tin không đúng với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, tạo sự hiểu lầm với khách hàng.

- Trường hợp b. Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá thị trường để hạ gục đối thủ là các doanh nghiệp nhỏ.

- Trường hợp c. Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Việc tìm mọi cách để lấy thông tin có thể là các thủ đoạn xấu, vi phạm pháp luật

- Trường hợp d. Đây là hành vi cạnh tranh lành mạnh. Muốn khách hàng tin tưởng, chọn mua sản phẩm của mình, cách tốt nhất là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.

3. Em hãy cho biết cạnh tranh có vai trò như thế nào trong các trường hợp sau đây:
a. Tổng công ty May G đầu tư mua sắm các thiết bị kĩ thuật may tiên tiến nhất để cạnh tranh với các thương hiệu may nổi tiếng trên thế giới.
b. Tập đoàn X tung ra thị trường sản phẩm điện thoại mới có tính năng nổi trội so với các sản phẩm cạnh tranh đang bán trên thị trường.

Trả lời:
- Trường hợp a. Việc Tổng công ty May G đầu tư mua sắm các thiết bị tiên tiến nhất để cạnh tranh với các thương hiệu may nổi tiếng trên thế giới góp phần phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng, hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn, thu nhập cao hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tốt hơn, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

- Trường hợp b. Tập đoàn X đưa ra thị trường sản phẩm điện thoại có tính năng vượt trội so với các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường giúp tập đoàn bán được nhiều sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận tăng cao, thu nhập của nhân viên được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng của dân chúng được nâng lên, kinh tế - xã hội thêm phát triển,...

4. Giải đáp thắc mắc
a. Chị Y là công nhân làm việc tại công ty N. Công ty luôn đưa ra cơ chế khuyến khích các nhân viên cạnh tranh với nhau trong công việc như: thưởng theo số lượng và chất lượng sản phẩm của mỗi công nhân trong các xưởng sản xuất hay thưởng theo doanh số bán hàng của nhân viên ở phòng kinh doanh. Chị Y thấy băn khoăn vì cho rằng điều này dễ gây ra những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp. Em hãy giải đáp băn khoăn của chị.

b. Từ khi lên làm trưởng phòng tổ chức ở công ty M, ông H đã nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với công ty để đề xuất mức lương, thưởng cao hơn hẳn cho những nhân viên có nhiều đóng góp cho công ty M.

Theo em, vì sao công ty M cần có mức lương, thưởng cho các nhân viên có nhiều đóng góp cho công ty cao hơn so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh?

Trả lời:
- Trường hợp a. Việc công ty đưa ra cơ chế khuyến khích cạnh tranh giữa các nhân viên trong công ty là cần thiết vì điều này tạo động lực để mỗi người lao động đều cố gắng để đạt hiệu quả công việc cao nhất. Tuy nhiên, cạnh tranh có tính hai mặt, công ty cần đưa ra những quy định rõ ràng để việc cạnh tranh minh bạch và không ảnh hưởng đến lợi ích chung của công ty.

- Trường hợp b. Công ty M cần có mức lương, thưởng cao cho các nhân viên có nhiều đóng góp cho công ty vì các nhân viên này là nhân tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ nên cần có chính sách khích lệ, động viên để giữ chân và thúc đẩy các nhân viên này cống hiến cho doanh nghiệp.

* VẬN DỤNG:
Em hãy viết một kịch bản và cùng các bạn đóng vai phê phán một hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Em rút ra bài học gì từ hành vi cạnh tranh này?

Kịch bản về hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

- Nhân vật: ông Tiền, chị Tâm, anh Thám, người phụ vụ, cháu Phát con chị Tâm, anh Trưởng công an phường.
- Bối cảnh 1: Quán phở của ông Tiền và chị Tâm nằm đối diện nhau ở một con phố sầm uất bậc nhất thành phố X. Mặc dù, hai quán phở đều có mặt tiền rộng rãi, sạch sẽ, … nhưng quán của chị Tâm lại đông khách hơn quán của ông Tiền. Vì vậy ông Tiền mới vắt óc suy nghĩ, tìm cách lôi kéo khách của chị Tâm. Nghĩ là làm, một tối nọ ông Tiền mới bàn với người quen là anh Thám về việc nhờ người này qua quán của chị Tâm hãm hại một phen.

Buổi sáng thứ 7, tại quán phở của chị Tâm, anh Thám bước vào và tìm cho mình một vị trí đắc địa có thể quan sát tỉ mỉ từng việc làm của chị Tâm.
- Anh Thám: - Chị ơi cho một tô phở ngon nhất nhé chị!
- Chị Tâm: - Dạ, có liền.
Khoảng 5 phút sau, người phục vụ bưng ra bàn anh Thám một tô phở nóng hổi, mùi hành, và gia vị bay lên thơm phức.
- Người phục vụ: - Dạ, chúc quý khách ngon miệng ạ!
Lúc này quán của chị Tâm rất đông đúc, ai nấy cũng liên tục gọi phở và thưởng thức. Bỗng dưng anh Thám kêu thất thanh:
- Á, thạch sùng, thạch sùng. Cùng với tiếng kêu là hành động nôn oẹ oẹ của anh Thám trông rất ghê ghớm. Chị Tâm hớt hải chạy ra.
- Có chuyện gì vậy ạ?
- Có, có con thạch sùng trong tô phở của tôi. Anh Thám vừa nói vừa chỉ vào tô phở đang ăn dở của mình.
Lúc này, các vị khách hiếu kỳ mới đến xem, thì đùng là có con thạch sùng cỡ bằng chiếc đũa đang chết tự bao giờ nổi lên trên tô phở. Mọi người ồn ào bàn tán, cả quán phở bỗng náo nhiệt, người la người chưởi đổng, người bỏ về,… Chị Tâm hốt hoảng, rối rít xin lỗi khách.
- Dạ, mong quý khách thông cảm, chắc do sơ suất thạch sùng trên trần nhà rơi vào. Mong quý khách bỏ quá cho, dạ tôi sẽ không tính tiền quý khách và tôi mời quý khách dùng tô khác ạ. Dạ mong quý khách thông cảm cho sự cố đáng tiếc này ạ!
- Anh Thám: Thôi tôi không dám ăn phở của chị nữa, biết đâu trong nồi nước dùng kia vẫn còn thạch sùng thì sao, ai dám ăn chứ. 
Nói rồi, anh Thám vội vã ra xe phóng mất hút, để lại chị Tâm với nét mặt bần thần nhợt nhạt không thể tả. Sự cố vừa xảy ra làm chị không kịp chống đỡ, doanh thu xem như mất trắng. Hơn nữa, về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của quán bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Về phần anh Thám, sau khi xong việc anh đã gọi điện báo cho ông Tiền biết là mọi việc chơi xấu đã diễn ra trót lọt, mà không ai phát hiện và yêu cầu ông Tiền trả phần thù lao còn lại. Những tưởng mọi việc đến đây đã xong, nhưng không … Đến trưa con chị Tâm là cháu Phát vừa đi học về. Thấy mẹ mệt mỏi, cháu liền hỏi:
- Mẹ có việc gì mà buồn rầu, mệt mởi vậy?
- Mẹ không ngờ là buôn bán phở bao nhiêu năm mà lại để một con thạch sùng làm tan gia bại sản con ạ.
Phát thất thần, chuyện như thế nào mẹ kể lại cho con biết với. Chị Tâm kể tường tận sự việc lúc sáng cho con nghe, xong cháu Tâm nhất quyết.
- Có lẽ quán mình bị ai đó chơi xấu, chứ tối qua con đã đậy kín nồi nước dùng rồi không có chuyện thạch sùng rơi vào đó được. Để con mở camera xem lại thử.
- À, đúng rồi nhà mình có camera mà, mẹ quên mất, con xem lại nhanh đi con.
Vừa nói chị Tâm vừa hối Phát nhanh mở camera xem lại sự việc. Đúng như dự đoán ban đầu của Phát, anh Thám đã lén lấy con thạch sùng trong tú ra bỏ vào tô phở rồi vu oan cho chị Tâm. Vụ việc ngay sau đó được trình báo lên cơ quan công an phường.
- Bối cảnh 2: Tại trụ sở công an Phường
Anh Trưởng công an Phường: - Anh Thám, tại sao anh lại có hành động bỏ thạch sùng vào tô phở rồi vu oan cho chị Tâm? Anh có biết hành vi của anh bị phạt tiền là bao nhiêu không?
- Anh Thám: Dạ, báo cáo anh, tôi đâu có dám làm như thế ạ! 
- Anh Trưởng công an Phường: - Anh xem lại băng ghi hình trên tivi kia kìa.
Lúc này anh Thám mặt tái mét, xanh rờn, chân tây run rẩy.
- Dạ, dạ, báo cáo anh là không phải do tôi làm ạ, mà là ông Tiền quán phở đối diện quán chị Tâm nhờ tôi làm vậy ạ.
- Anh Thám sao anh dám vu oan cho tôi thế hả? ông Tiền nhấn mạnh.
- Đây, tiền của ông đây, tôi trả lại cho ông, tôi không lấy nữa. Chị Tâm chị cho tôi xin lỗi nhé vì cần tiền nên tôi trót dại, mong chị bỏ qua cho tôi nhé. Mọi việc là do ông Tiền nhờ tôi làm chứ tôi không cố ý hại chị đâu.
- Ông Tiền, ông đã biết hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ông bị phạt như thế nào không? Không những ông bị phạt mà còn phải bồi thường mọi tổn thất đã gây ra cho chị Tâm nữa đấy.
Ông Tiền, lúc này cúi mặt xuống bàn.
- Tôi biết tôi sai rồi, xin cán bộ và chị Tâm cho tôi cơ hội sửa sai. Mọi việc tôi sẽ đền bù hết cho chị, ông Tiền khẩn khoản.
- Nếu ông đã biết sai, tôi cũng không bắt ông đền bù gì đâu, chỉ yêu cầu ông sáng mai qua nhà tôi đính chính lại sự việc hôm nay cho tôi là được rồi.
- Tôi, tôi cảm ơn chị nhiều lắm, tôi sẽ làm, tôi sẽ làm theo yêu cầu của chị. Cảm ơn chị ạ!

* Bài học rút ra: Không nên vì hám lợi mà cạnh tranh không lành mạnh bằng thủ đoạn như trên, không những hại người, hại mình mà còn bị pháp luật trừng trị. Hãy làm ăn lành mạnh, trung thực, trong sáng "hữu xạ tự nhiên hương" rồi mình sẽ phát triển thôi.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây