Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Trả lời câu hỏi Luyện tập, Bài 4. Thất nghiệp, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Thứ năm - 26/10/2023 05:53
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập - Vận dụng, Bài 4. Thất nghiệp, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Trả lời câu hỏi Luyện tập, Bài 4. Thất nghiệp, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
* LUYỆN TẬP:
1. Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau đây? Vì sao?
a. Để giải quyết việc làm, Nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi cho người lao động tự tạo việc làm.
b. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giải quyết việc làm cho người thất nghiệp ở địa phương.
c. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm môi giới, giới thiệu việc làm cho người lao động.
d. Người lao động giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giải quyết thất nghiệp.

Trả lời:
- Ý kiến a. Không, vì: người lao động phải có trách nhiệm tự tìm việc làm cho bản thân mình. Nhà nước chỉ có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm, thông qua những chủ trương, chính sách phù hợp trong từng giai đoạn.

- Ý kiến b. Không, vì: người thất nghiệp ở địa phương phải tự có trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề việc làm của bản thân mình. Chính quyền địa phương chỉ có vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm cho người lao động.

- Ý kiến c. Không, vì: Trung tâm dịch vụ việc làm chỉ có chức năng hỗ trợ và giới thiệu tới người lao động những công việc phù hợp hoặc những cơ sở sản xuất, kinh doanh đang có nhu cầu tuyển dụng.

- Ý kiến d. Đồng tình, vì: lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân. Người lao động phải tự có trách nhiệm trong việc giải quyết vấn đề việc làm của bản thân mình (ví dụ: tự học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc; lựa chọn những công việc phù hợp với năng lực của bản thân; nghiêm túc tuân thủ nội quy, kĩ luật lao động tại nơi làm việc,…).

2. Em hãy cho biết những trường hợp sau đây thuộc loại hình thất nghiệp nào:
a. Người không đi làm để tập trung giải quyết việc gia đình.
b. Khi nhà máy chuyển đổi sản xuất từ cơ khí lên tự động hoá, hàng loạt lao động trong nhà máy bị mất việc làm.
c. Người đi du học mới về nước chưa kiếm được việc làm.

Trả lời:
- Trường hợp a. Thất nghiệp tự nguyện.
- Trường hợp b. Thất nghiệp cơ cấu.
- Trường hợp c. Thất nghiệp tạm thời.
+ Thất nghiệp tạm thời nếu xét trong trường hợp: người này có sự chuyển dịch từ thị trường lao động nước ngoài về thị trường lao động trong nước.
+ Thất nghiệp tự nguyện nếu xét trong trường hợp: người này chưa tìm được công việc phù hợp với mong muốn của họ về mức lương, chế độ đãi ngộ,….

3. Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:
a. Xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương.

b. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, chính quyền xã X đã đến từng hộ gia đình thống kê số người thất nghiệp đề tìm giải pháp kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này.

Trả lời:
- Trường hợp a: Việc làm của chính quyền xã A chưa phù hợp, không bám sát với tình hình thực tế tại địa phương. Hành động này đã gây lãng phí ngân sách nhà nước; đồng thời tiêu tốn thời gian, công sức học tập của người lao động tại địa phương.

- Trường hợp b: Hành động của chính quyền xã X là đúng, thể hiện tốt vai trò của chính quyền địa phương trong việc trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
- Hành động không hợp tác của một số hộ dân là sai, những hộ dân này chưa hiểu rõ về vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp => do đó, chính quyền xã X cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, để người dân trong xã hiểu rõ hơn về các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

* VẬN DỤNG:
Em hãy viết bài giới thiệu một tấm gương tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp cho người lao động tại địa phương.
Trước đây, thanh niên đến độ tuổi lao động ở quê em đều lên thành phố để tìm việc làm, không còn ai mặn mà với công việc đồng áng nữa. Dẫn đến ở quê chỉ còn ông bà già và trẻ nhỏ. Hơn nữa, với chủ trương dồn điền đổi thửa, công việc đồng áng bây giờ đã được cơ giới hoá gần như toàn bộ, khiến các ông bà già cũng không còn việc làm.

Trước thực tại này, anh Lâm Công Đạt đã mạnh dạn mở xưởng mây tre đan, tận dụng lao động nhàn rỗi, lớn tuổi ở địa phương tham gia đan lát các sản phẩm như: rổ, rá, nón, xách quà, tăm, đũa,… các sản phẩm của anh có giá thành rẻ lại chất lượng nên rất được khách hàng ưu chuộng. Song song với việc cung cấp cho các chợ, siêu thị, anh còn livestream bán hàng qua các kênh online, … nhờ đó sản phẩm của anh được nhiều người biết đến.

Hiện nay, sản phẩm từ mây, tre đan đã mang lại cho anh nguồn thu nhập ổn định, góp phần tạo việc làm và giải quyết thất nghiệp cho nhiều người lao động lớn tuổi tại địa phương.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây