Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức, bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người

Thứ ba - 26/09/2023 22:38
Giải Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức, bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người - Trang 150, 151.
Mở đầu trang 150: Hình bên mô tả một số triệu chứng của một người bị bệnh gout. Một trong những nguyên nhân gây bệnh trên là do rối loạn môi trường trong của cơ thể (tăng nồng độ uric acid trong máu). Môi trường trong của cơ thể là gì? Rối loạn môi trường trong gây ra những nguy cơ nào cho cơ thể?
giai khtn 8 sach ket noi bai 36
Trả lời:
- Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô (dịch giữa các tế bào) và bạch huyết.
- Khi môi trường trong của cơ thể bị rối loạn (mất cân bằng) sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động sống của tế bào, cơ quan và cơ thể, dẫn đến nguy cơ gây ra một số bệnh cho cơ thể.
 

I. Môi trường trong của cơ thể

Câu hỏi trang 150: Quan sát Hình 36.1, mô tả các thành phần môi trường trong của cơ thể.
giai khtn 8 sach ket noi bai 36 1
Trả lời:
Các thành phần môi trường trong của cơ thể gồm: máu, nước mô và bạch huyết.
 

II. Cân bằng môi trường tron của cơ thể

Câu hỏi 1 - Trang 151: Cân bằng môi trường trong cơ thể là gì và có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
Trả lời:
Cân bằng môi trường trong cơ thể  là sự duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.
Cân bằng môi trường trong cơ thể có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể:
Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong cơ thể (máu, dịch mô, bạch huyết) đảm bảo cho các tế bào và cơ quan của cơ thể hoạt động bình thường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động và không duy trì được ổn định (mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào và các cơ quan, gây nên các bệnh, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.

Câu hỏi 2 trang 151: Sau khi ăn quá mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể?
Trả lời:
Ăn mặn khiến các tế bào bị mất nước, cơ thể gửi tín hiệu lên não đòi hỏi phải bổ sung thêm lượng nước cần thiết để giảm nồng độ muối trong cơ thể.

Hoạt động trang 151: Đọc kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và uric acid trong máu
giai khtn 8 sach ket noi bai 36 2
Giả sử Bảng 36.1 là kết quả xét nghiệm của một bệnh nhân nam. Thảo luận nhóm, nhận xét về kết quả xét nghiệm, dự đoán các nguy cơ về sức khỏe của bệnh (nếu có) và đưa ra lời khuyên phù hợp.
Trả lời:
- Kết quả xét nghiệm của bệnh nhân này cho thấy:
+ Chỉ số glucose trong máu là 9,8 mmol/L, cao hơn nhiều so với mức bình thường → Dự đoán: Bệnh nhân này đã mắc bệnh tiểu đường nếu mẫu máu được lấy xét nghiệm vào lúc bệnh nhân chưa  ăn trong vòng 8 giờ trở lên.
+ Chỉ số uric acid trong máu là 171 µmol/L, thấp hơn so với mức bình thường → Dự đoán: Bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chức năng gan, thận.
- Lời khuyên: Bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn ít tinh bột, hạn chế các loại thực phẩm làm tăng đường huyết, giảm lượng muối, giữ cân nặng ở mức hợp lí, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn. Đồng thời, cần tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Em có thể trang 151: Lựa chọn và sử dụng các loại thức ăn phù hợp góp phần duy trì ổn định môi trường trong của cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
Trả lời:
Để duy trì ổn định môi trường trong của cơ thể và bảo vệ sức khỏe, cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Chú ý: hạn chế các loại thức ăn nhiều muối, nhiều đường; ăn vừa phải các loại thịt đỏ; sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo tốt như bơ, phô mai, trứng, các loại hạt,… thay cho các loại thực phẩm chứa chất béo không tốt;…

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây