Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức, bài 34: Hệ hô hấp ở người

Thứ hai - 25/09/2023 04:53
Giải Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức, bài 34: Hệ hô hấp ở người - Trang 142, 143, 144, 145.
Mở đầu trang 142: Con người tồn tại và hoạt động được là nhờ có nguồn năng lượng sinh ra từ quá trình hô hấp tế bào. Quá trình đó cần sử dụng khí O2 và thải ra khí CO2. Việc lấy khí O2 từ môi trường và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Việc lấy khí O2 từ môi trường và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể được thực hiện nhờ hệ hô hấp:
- Khi hít vào, không khí đi qua khoang mũi tới họng, thanh quản, khí quản, phế quản (đường dẫn khí) để vào phổi. Tại phổi, O2 khuếch tán vào máu để đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể, còn CO2 được tế bào thải ra từ máu sẽ khuếch tán vào phổi.
- Khi thở ra, không khí mang nhiều khí CO2 từ phổi đến phế quản, khí quản, thanh quản, họng rồi tới mũi và được đưa ra môi trường ngoài môi trường ngoài qua động tác thở ra.
 

I. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp

1. Cấu tạo của hệ hô hấp
Câu hỏi trang 142: Đọc thông tin kết hợp quan sát Hình 34.1, nêu tên các cơ quan của hệ hô hấp, đặc điểm và chức năng của mỗi cơ quan.
giai khtn 8 sach ket noi bai 34 1

Trả lời:
Các cơ quan của hệ hô hấp Đặc điểm Chức năng
Mũi Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông mũi và lớp mao mạch dày đặc. Giúp ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi.
Họng Có tuyến amidan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limpho. Dẫn khí và làm sạch không khí.
Thanh quản Có nắp thanh quản, có thể cử động để đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn. Dẫn khí, phát âm, ngăn thức ăn không rơi vào đường hô hấp khi nuốt thức ăn.
Khí quản Có cấu tạo với các vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục. Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.
Phế quản Cấu tạo bởi các vòng sụn, chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào trong các phế nang của phổi. Ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ. Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.
Phổi Có xoang màng phổi chứa dịch và áp suất âm bao quanh giúp phổi không bị xẹp. Gồm nhiều phế nang, phế nang được bao bọc bởi hệ thống mạch máu dày đặc. Là nơi thực hiện trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.

2. Chức năng của hệ hô hấp
Câu hỏi: Quan sát hình 34.2, mô tả hoạt động của cơ xương và sự thay đổi thể tích lồng ngực khi cử động hô hấp
Trả lời:
* Làm tăng thể tích lồng ngực:
+ Cơ liên sườn ngoài co → tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.
+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
* Làm giảm thể tích lồng ngực:
+ Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành không co nữa và giãn ra → làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.
+ Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác khi thở gắng sức.

Câu hỏi 1 - Trang 143: Quan sát hình 34.3 mô tả sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
giai khtn 8 sach ket noi bai 34 2

Trả lời:
Ở phổi và các tế bào trong cơ thể, chất khí được trao đổi theo cơ chế khuếch tán:
- Trao đổi khí ở phổi: O2 được khuếch tán từ phế nang đi vào máu trong mao mạch phổi và CO2 từ máu trong mao mạch phổi đi ra phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào: O2 được khuếch tán từ máu trong mao mạch cơ thể vào các tế bào và CO2 từ trong các tế bào vào máu trong mao mạch cơ thể.

Câu hỏi 2 - Trang 143: Trình bày sự phối hợp chức năng của mỗi cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp
Trả lời:
Sự phối hợp chức năng của mỗi cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ hô hấp:
- Các cơ quan của đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) giúp dẫn khí ra và vào phổi, đồng thời, giúp ngăn bụi, làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại từ môi trường.
- Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.
→ Nhờ sự phối hợp chức năng của đường dẫn khí và phổi giúp đảm bảo chức năng lưu thông và trao đổi khí của hệ hô hấp.
 

II. Một số bệnh về phổi, đường hô hấp

1. Viêm đường hô hấp
Câu hỏi 1 - Trang 143: Đọc thông tin và thảo luận, nêu nguyên nhân gây bệnh về phổi và đường hô hấp; vận dụng những hiểu biết về các bệnh, nêu biện pháp phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Trả lời:
Nguyên nhân gây bệnh về phối và đường hô hấp:
Nguyên nhân do nhiễm trùng. Nhiễm trùng là nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp thường gặp nhất. ...
Nguyên nhân từ bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, mắc bệnh hệ thống, bệnh xơ nang, viêm màng ngoài tim,...
Ung thư phổi,...
Nguyên nhân do chấn thương. ...
Nguyên nhân do thay đổi khí hậu

Biện pháp phòng chống bệnh để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình
Để tránh nhiễm virus cúm và các virus gây bệnh viêm đường hô hấp, tiêm phòng vắc xin là biện pháp hiệu quả song cần tiêm chủ động hàng năm để cập nhật các chủng virus bệnh mới. 
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng nước muối súc họng hàng ngày.
Hạn chế dùng tay chạm lên mặt, miệng, mũi,... để tránh lây nhiễm tác nhân gây bệnh.
Bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá để bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh.

Câu hỏi 2 - Trang 143. Điều tra một số bệnh về đường hô hấp trong trường học hoặc địa phương, số lượng người mắc và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh rồi hoàn thành thông tin điều tra theo mẫu Bảng 34.1.
giai khtn 8 sach ket noi bai 34 3
Trả lời:
Tên bệnh Số lượng người mắc Biện pháp phòng chống
Viêm họng 13/100 - Tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng, bệnh đường hô hấp.
- Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
- Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày.
- Giữ ấm cơ thể và cổ họng vào thời tiết lạnh, giao mùa; tránh đồ ăn quá lạnh, cay, cứng.
- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
- Duy trì thể dục thể thao hằng ngày, bổ sung đủ nước, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng.
Viêm mũi 9/100 - Đối với viêm mũi dị ứng, tìm cách hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đối với viêm mũi không dị ứng, cần tránh xa tác nhân gây bệnh, không lạm dụng thuốc thông mũi, vệ sinh mũi đúng cách,…
Viêm phổi 6/100 - Tiêm phòng.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân như thường xuyên vệ sinh tay, đeo khẩu trang, súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn,…
- Không hút thuốc lá.
- Giữ ấm cơ thể vào thời tiết lạnh, giao mùa.
- Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh;…
Lao phổi 2/100 - Tiêm phòng bệnh lao phổi.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao.
- Đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc đông người;…
- Thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng.
- Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lí, ngủ đầy đủ, tập thể dục thường xuyên và không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá,…
 

III. Thuốc lá và tác hại của khói thuốc lá

Câu hỏi 1 - Trang 144: Làm việc nhóm đưa ra quan điểm của bản thân về việc nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá.
Trả lời:
Không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá vì:

- Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại cho hệ hô hấp, gây hại cho sức khỏe hệ hô hấp nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung như: CO chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2; NOx gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí; nồng độ khí CO và NOx trong không khí vượt quá giới hạn cho phép gây nguy hiểm đến sức khỏe, có thể dẫn đến tử vong; nicotine làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, chất này còn làm tăng nguy cơ ung thư phổi;…

- Đặc biệt, khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ của người hút thuốc lá mà còn của người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai và những người đang mặc các bệnh lí.

Câu hỏi 2 - Trang 144: Thiết kế một áp phích (poster) tuyên truyền không hút thuốc lá.
Trả lời:
áp phích tuyên truyền không hút thuốc lá
 

IV. Thực hành hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước

Câu hỏi 1 - Trang 145: Nêu ý nghĩa của việc bịt mũi nạn nhân trong phương pháp hà hơi thổi ngạt.
Trả lời:
Ý nghĩa của việc bịt mũi nạn nhân trong phương pháp hà hơi thổi ngạt: Việc bịt mũi nạn nhân trong phương pháp hà hơi thổi ngạt sẽ giúp hạn chế việc không khí sau khi thổi vào quay trở lại mũi đi ra ngoài. Nhờ đó, nạn nhân sẽ nhận được nhiều oxygen hơn vào phổi hơn, tăng hiệu quả của biện pháp hô hấp nhân tạo.

Câu hỏi 2 - Trang 145: Tại sao phải dùng tay ấn vào ngực trong phương pháp ấn lồng ngực.
Trả lời:
Phải dùng tay ấn vào lồng ngực trong phương pháp ấn lồng ngực vì: Khi dùng tay ấn vào lồng ngực sẽ tạo ra lực ép tác động gián tiếp vào tim và phổi, giúp khôi phục tuần hoàn và cử động hô hấp.

Em có thể 1 trang 145: Nêu ý nghĩa của việc bịt mũi nạn nhân trong phương pháp hà hơi thổi ngạt.
Trả lời:
Các phương pháp phòng chống bệnh về đường hô hấp và phổi:
- Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.
- Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
- Ăn uống đủ chất, hợp lí, không ăn quá nhiều đồ lạnh, cay, cứng,… kết hợp với luyện tập thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
- Tiêm vaccine phòng bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc hoặc có biện pháp phòng tránh thích hợp khi tiếp xúc với người mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp dễ truyền nhiễm.
- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.

Em có thể 2 trang 145: Tại sao phải dùng tay ấn vào ngực trong phương pháp ấn lồng ngực.
Trả lời:
Các phương pháp hô hấp nhân tạo cấp cứu người đuối nước:
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt: Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau → Dùng 2 ngón tay để bịt mũi nạn nhân → Hít một hơi mạnh rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết hơi vào. Lặp lại liên tục khoảng 12 đến 20 lần/phút cho tới khi hô hấp của nạn nhân được ổn định.
- Phương pháp ấn lồng ngực: Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau → Đặt hai bàn tay chồng lên nhau, các ngón tay đan vào nhau. Dùng sức nặng cơ thể ấn mạnh vào ngực nạn nhân để đẩy không khí ra ngoài → Thực hiện ấn mạnh khoảng 12 đến 20 lần/phút cho tới khi hô hấp của nạn nhân được ổn định.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây