Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải bài tập Công dân 6 - Sách Cánh Diều, bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Thứ năm - 26/05/2022 03:14
Giải bài tập Công dân 6 - Sách Cánh Diều, bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên - Trang 38, 39, 40, 41.

I. Khởi động

giai cong dan 6 canh dieu bai 8 cau 1
Nam đang trên đường đi học về thì trời đổ cơn dông. Mây đen kéo đến và sấm sét
Nam đang trên đường đi học về thì trời đổ cơn dông. Mây đen kéo đến và sấm sét bắt đầu nổi lên. Em hãy giúp Nam chọn một vị trí trú ẩn an toàn và giải thích vì sao không nên trú ẩn ở những vị trí còn lại. 

A. Dưới gốc cây to. 
B. Trong lều. 
C. Dưới mái hiên của căn nhà.
Trả lời:
Vị trí trú ẩn an toàn là C. Dưới mái hiên của căn nhà.
Vì dưới gốc cây và trong lều vẫn sẽ bị dính nước mưa và sẽ nguy hiểm nếu có sấm sét. Ở trong nhà là an toàn nhất, nhà chắc chắn nhất, có thể tránh mưa, gió, sấm sét.
 

II. Khám phá

1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên 
Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi 
giai cong dan 6 canh dieu bai 8 cau 2
a) Em quan sát được những hiện tượng nguy hiểm nào từ các hình ảnh trên? 
b) Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người như thế nào?
c) Theo em, thế nào là tình huống nguy hiển từ thiên nhiên? 

Trả lời:
a) Những hiện tượng nguy hiểm là:
- Hình 1. Mưa, sấm sét.
- Hình 2. Sạt lở đất xuống đường quốc lộ.
- Hình 3. Lũ lụt.
- Hình 4. Hạn hán.

b) Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, tài sản.
- Hình 1. Mưa, sấm sét. Hậu quả: Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Hình 2. Sạt lở đất xuống đường quốc lộ. Hậu quả: Gây nguy hiểm cho người đang lưu thông trên đường, gây tắc nghẽn giao thông.
- Hình 3. Lũ lụt. Hậu quả: Thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
- Hình 4. Hạn hán. Hậu quả: Đất đai khô cằn, con người không có nước sinh hoạt và sản xuất.

c) Theo em, tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây ra, làm tổn hại đến tính mạng, tải sản của con người và xã hội.

2. Hậu quả do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
a) Thông tin và các bức ảnh trên cho thấy cơn bão số 5 (năm 2020) gây ra những thiệt hại gì đối với các địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp? 
b) Theo em, nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gây nên những hậu quả như thế nào đối với con người và xã hội? 

Trả lời:
a) Thông tin và các bức ảnh trên cho thầy cơn bão số 5 (năm 2020) gây ra những thiệt hại: Nhiều căn nhà bị sập, hàng trăm trường học bị ngập, bị tốc mái phòng học, sập hàng rào, hư hỏng thiết bị dạy học, hàng chục hecta đất bị ngập năng, nhiều cột điện bị gãy đổ,... Cơn bão số 5 lịch sử diễn ra năm 2020 vừa qua đã để lại những di chứng không hề nhỏ cho đồng bào miền Trung, thiệt hại về người và của không sao có thể đếm hết được, khung cảnh hoang tàn và bi thương khi nước rút thật quá thảm khốc.

b) Theo em, nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gây nên những hậu quả về tài sản, sức khỏe, tính mạng, của con người và xã hội.

3. ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
Em sẽ làm gì nếu em là các bạn trong mối tình huống dưới đây?
Tình huống 1: 
Hạnh đang xem chương trình ti vi yêu thích thì trời bỗng nổi cơn dông, mây đen ùn ùn kéo đến, sấm chớp đùng đùng, trời mưa tầm tã. 
Tình huống 2: 
Tà Nua là con suối duy nhất chảy qua khe núi dẫn đến Trường Trung học cơ sở X. Trên đường Phương đi học thì thấy nước suối dâng cao sau trận lũ đêm qua. 
Tình huống 3: 
Tâm đi kiếm củi qua sườn dốc đang bị sạt lở do sau trận mưa bão lớn, kéo dài.

Trả lời:
- Tình huống 1: Em sẽ tắt ti vi và rút điện, đóng cửa sổ nhà để tránh trường hợp sấm sét làm hỏng điện.
- Tình huống 2: Báo với thầy cô, các bác lãnh đạo địa phương và những người dân gần đó về tình trạng nước dâng cao có thể nguy hiểm tới các bạn học sinh và người dân đi lại ở khu vực đó.
- Tình huống 3: Em sẽ dừng lại và không kiếm củi nữa và báo với cấp chính quyền có biện pháp xử lí dốc bị sạt lở. Thông báo với mọi người về con dốc bị sạt lở đó để mọi người để mọi người tránh khi qua con dốc đó.
 

III. Luyện Tập

1. Kể lại những nguy hiểm từ thiên nhiên đã xảy ra tại nơi em sinh sống. Những nguy hiểm đó đã gây ra hậu quả gì đối với con người và tài sản?
Trả lời:
Những nguy hiểm từ thiên nhiên ở nơi em sống là sạt lở vào những ngày mưa; sấm sét; mưa dông; lốc xoáy; lũ quét và lũ ống,…

Những nguy hiểm đó có thể ảnh hưởng tới những người dân sống xung quanh vùng nước lũ và vùng núi dễ sạt lở; Lũ ống và lũ quét có thể xảy ra trong đêm nên rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân; Sấm sét gây chết người ngay tại chỗ;…

2. Một cơn lốc xoáy mạnh di chuyển đến gần nhóm bạn đang chơi ở công viên. Thay vì chạy tìm chỗ trú như các bạn, Thành vội lấy điện thoại trong túi áo mang ra chụp ảnh “cơn lốc”. Thành tin rằng đây sẽ là bức ảnh độc đáo nhất chưa ai từng có. 
Em có đồng tình với việc làm của Thành không? Vì sao?

Trả lời:
Em không đồng ý với việc làm của Thành. Vì trong hình huống nguy hiểm như thế bạn nên tìm chỗ trú. Sự chủ quan có thể khiến bạn gánh hậu quả nặng nề. Nếu đang đi ngoài đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, khu nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố (như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa), không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng…

3. Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Tại sao? 
A. Trời mưa rất to, hai bạn Lâm và Hưng vẫn đạp xe về nhà, dù không có áo mưa. 
B. Trong khi đang có sấm sét, Bình vẫn sử dụng ti vi và các thiết bị điện. 
C. Được cảnh báo về cơn dông sắp đến, Hồng và các bạn quyết định ở lại trường, đợi khi trời hết dông mới đi về nhà. 
D. Con đường từ trường về nhà bị chia cắt bởi nước lũ lên nhanh, các bạn nam tranh thủ thi xem ai bơi được xa nhất.
Trả lời:
- Em đồng tình:
C. Được cảnh báo về cơn đông sắp đến, Hồng và các bạn quyết định ở lại trường, đợi khi trời hết dông mới đi về nhà. 
=> Vì các bạn đã lường trước được mối nguy hiểm có thể xảy ra để bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm từ thiên nhiên.
- Em không đồng tình với ý kiến:
A. Trời mưa rất to, hai bạn Lâm và Hưng vẫn đạp xe về nhà, dù không có áo mưa.
=> Việc làm của Lâm và Hưng đang coi thường sức khỏe của bản thân, không biết được mối nguy hại có thể xảy ra là bạn sẽ bị ướt, bị ngã hoặc có sấm sét sẽ càng nguy hiểm hơn.
B. Trong khi đang có sấm sét, Bình vẫn sử dụng tivi và các thiết bị điện.
=> Việc làm của Bình rất nguy hiểm vì sấm sét sẽ ảnh hưởng đến đường điện, làm hỏng các thiết bị điện thậm chí bạn dễ bị điện giật.
D. Con đường từ trường về nhà bị chia cắt bởi nước lũ lên nhanh, các bạn nam tranh thủ thi xem ai bơi được xa nhất.
=> Việc làm của các bạn rất nguy hiểm cho tính mạng vì nước lũ có thể cuốn trôi các bạn nhỏ.
 

IV. Vận dụng

1. Lập kế hoạch cá nhân về cách ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. Chia sẻ với các bạn trong lớp, trong nhóm về kế hoạch của mình.
Trả lời:
- Tình huống nguy hiểm: 
+ Sấm sét
- Cách ứng phó:
+ Chú ý tránh dây điện, kim loại, biển quảng cáo… phía trên đầu.
+ Tránh nơi trống vắng, quang đãng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe, các công trình không có thiết bị chống sét, ở sân thượng, tháp… vì dễ bị sét đánh.
+ Tránh những hàng rào kim loại, tôn (nơi công trình xây dựng, sửa chữa), xe cộ, nhà kho, nhà tạm bợ, mái hiên bằng tôn, lều dã ngoại, hay dụng cụ cá nhân vì có thể dẫn điện, dễ gặp tai nạn.
+ Không đội mũ, áo, ô dù, dùng đồ có kim loại vì dễ bị sét đánh.
+ Không đứng thành nhóm người gần nhau.
+ Đi đường chú ý quan sát dây điện vì khi dây đứt, chưa kịp cắt điện rất dễ bị điện giật.
- Tình huống nguy hiểm: 
Lũ quét, lũ ống, sạt lở đất
Cách ứng phó:
+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết.
+ Chủ động chuẩn bị phòng, chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…).
+ Không đi qua sống, suối khi có lũ.
+ Gọi 112 yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn…
- Cách ứng phó khác khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất:
+ Không nên ra ngoài trời khi nghe có tin báo sắp xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống hoặc đã và đang xảy ra các tình trạng đó nếu không thực sự cần thiết.
+ Tìm nơi cao ráo để trú ngụ an toàn.

2. Mỗi nhóm xây dựng một thông điệp về cách học sinh ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. Các nhóm giới thiệu thông điệp trước cả lớp.
Trả lời:
Thông điệp "Chung tay xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai"
“Sẵn sàng ứng phó với thời tiết, hành động thông minh với khí hậu”. Thời tiết, khí hậu và nước đều rất quan trọng đối với an sinh xã hội, sức khoẻ cộng đồng và an ninh lương thực. Nhưng chúng cũng có thể trở thành nên nguy hiểm và có sức tàn phá khủng khiếp. Các loại hình thời tiết gây tác động lớn như bão, mưa lớn, nắng nóng, hạn hán, bão tuyết và băng giá đã và đang cướp đi sinh mạng và sinh kế của người dân trong suốt quá trình lịch sử. 
Trong cuộc sống, đôi khi có những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thể bất ngờ xảy ra. Chúng ta có thể giảm thiểu những hậu quả do các tình huống đó gây nên bằng cách: 
- Trang bị kiến thức và kĩ năng phòng tránh, ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
- Tập quan sát, nhận biết những yếu tố có thể gây nguy hiểm (thời điểm, không gian, địa hình, thời tiết thay đổi,...). 
- Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra. 
- Bình tĩnh xử trí, đặt mục tiêu an toàn tính mạng lên trên hết. 
- Tìm kiếm sự trợ giúp.

3. Em cùng bạn lập dự án tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn do các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, dành cho thiếu niên ở địa phương em đang sống theo hướng dẫn: 
- Tên dự án. 
- Đối tượng dự án hướng tới. 
- Các tai nạn do nguy hiểm từ thiên nhiên cần phải phòng ngừa ở địa phương. 
- Cách phòng ngừa, ứng phó với nguy hiểm. 

Trả lời:
- Tên dự án: Tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn khi gặp mưa dông, lốc, sét.
- Đối tượng dự án hướng tới: thiếu niên ở địa phương
- Các tai nạn ở địa phương: người bị thương, người chết do đổ cây xanh; đường dây điện bị sự cố; gây tốc mái nhà cửa và một số công trình.
- Cách phòng ngừa, ứng phó với nguy hiểm: Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét; tắt các thiết bị điện trong nhà (điện thoại di động, tivi…); nếu đang đi ngoài đường cần nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn; không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng…

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây